Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/07/2014 19:07 (GMT+7)

Một đời vì Việt ngữ học

  Đối với nhiều thế hệ sinh chuyên ngành Văn học và Ngôn ngữ học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), trong đó có nhiều người nay đã trở thành chính khách hoặc nhà khoa học nổi tiếng, hình ảnh về GS.TS.NGND Hoàng Trọng Phiến dường như không thể nào phai mờ trong tâm trí của mỗi người. Đó là một nhà khoa học uyên bác, một nhà giáo mẫu mực, một người thầy dung dị, cởi mở và cũng rất nghệ sĩ.

Mấy chục năm sống ở Hà Nội nhưng ông vẫn một mực trung thành với cái chất giọng đặc trưng của người xứ Quảng, nói cười rổn rảng, hóm hỉnh cùng với một mái đầu phơ phơ bạc trắng trông rất nghệ sĩ. Thành ra, ai gặp ông, dù chỉ một lần cũng nhớ mãi không quên.

Giáo sư (áo xanh, ở giữa) chụp ảnh lưu niệm với sinh viên Khoa Tiếng Việt trong ngày lễ tốt nghiệp.

GS.TS.NGND Hoàng Trọng Phiến sinh ngày 2/1/1934 trong một gia đình bình dân ở làng Khuê Bắc (nay là phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng). Ông là sinh viên khóa đầu tiên của Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội). Năm 1959 ông tốt nghiệp Đại học và được giữ lại Trường làm cán bộ giảng dạy bộ môn Ngôn ngữ học, một chuyên ngành khoa học xã hội còn khá mới mẻ ở Việt Nam thời bấy giờ. 

Đến năm 1962, ông được cử sang Liên Xô (cũ) làm nghiên cứu sinh ở trường Đại học Tổng hợp Moskva (MGU). Tại đây, ông được hai nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới là GS Viện sĩ Ju. S. Stepanov và GS Viện sĩ V.M. Solncev trực tiếp hướng dẫn làm luận án tiến sĩ. Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu, ông đã hoàn thành bản luận án khoa học viết bằng chính tiếng Nga và được Hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đánh giá xuất sắc.

Trở về nước, ông tiếp tục công tác giảng dạy ngôn ngữ học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hơn 40 năm nghiên cứu và giảng dạy, ông đã đào tạo thành công nhiều tiến sĩ và là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học trong nước và trên thế giới. Ông cũng đã dịch và biên soạn nhiều công trình khoa học có giá trị, trong đó có nhiều công trình được xem như “sách gối đầu giường” của nhiều thế hệ sinh viên ngành Ngôn ngữ học như: Ngôn ngữ học dẫn luận (Dịch từ tiếng Nga - 1970), Ngữ nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ (Dịch từ tiếng Nga - 1996), Lí thuyết ngữ pháp tiếng Việt (1976), Phong cách học tiếng Việt hiện đại (1976), Cú pháp tiếng Việt (1980), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Chủ biên - 1990)...

Quay trở lại với câu chuyện xây dựng bộ môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài của GS Hoàng Trọng Phiến. Còn nhớ, năm 1968, để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho các học viên nước ngoài theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và các nước, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã quyết định thành lập Khoa Tiếng Việt. Và GS Hoàng Trọng Phiến chính là người đặt những “viên gạch” đầu tiên xây dựng nên nền móng của Khoa này, và ông cũng chính là vị Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Tiếng Việt.
Giáo sư Hoàng Trọng Phiến với các sinh viên nước ngoài của Khoa Tiếng Việt.
Giáo sư tại thư viện Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. 
GS và người học trò cũ của mình.
Dù đã gần 80 tuổi nhưng GS Hoàng Trọng Phiến vẫn không ngừng làm việc và nghiên cứu khoa học.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập Khoa, GS Hoàng Trọng Phiến tâm sự: “Hồi ấy, ngoài công tác chuyên môn là giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chúng tôi còn phải kiêm luôn cả công tác “phục vụ đối ngoại” như chuẩn bị và chăm sóc nơi ăn chốn ở cho học viên. Bản thân tôi nhiều hôm còn phải xuống tận nhà bếp để chuẩn bị bữa ăn cho học trò.”.

Trong suốt hơn chục năm làm Chủ nhiệm Khoa tiếng Việt, ông đã đào tạo được nhiều học viên nước ngoài giỏi tiếng Việt. Nhắc lại một kỉ niệm vui, GS Hoàng Trọng Phiến kể rằng, hồi đó ông có một cậu học trò người Rumani nói tiếng Việt rất giỏi, giọng đậm chất thổ ngữ Hà Nội. Tại một cuộc hội thảo, cậu sinh viên người Rumni ấy nói tiếng Việt giỏi đến độ một vị giáo sư ngồi ở bàn chủ tọa đã phải hóm hỉnh thốt lên: “Nếu che cái mũi của cậu ta lại thì đó chắc chắn là một người Việt Nam!”.

Là một nhà ngôn ngữ học lại trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nên GS Hoàng Trọng Phiến đã viết rất nhiều giáo trình và sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Ngoài ra, ông còn đưa ra nhiều phương pháp mang tính thực tiễn và hiệu quả cao. Một trong số những phương pháp ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đó là “học ngoại ngữ với người bản ngữ”. Vì thế, ông thường hóm hỉnh khuyên các học trò của mình rằng: "Muốn học giỏi ngoại ngữ, các bạn hãy tìm cho mình một cuốn từ điển sống. Nếu ở Hà Nội, bạn hãy kiếm một chàng trai hay một cô gái người Hà Nội để tâm sự. Đó là cách học tiếng Việt tốt nhất mà không một người thầy nào có thể dạy được.”. Đây là phương pháp mà ông đã học được từ người thầy nổi tiếng của mình là GS. Viện sĩ Ju. S. Stepanov. Và chính nhờ phương pháp đơn giản này, nhiều học trò của ông đã thành công trong việc học tiếng Việt, một thứ ngôn ngữ mà nhiều người nước ngoài vẫn thường nói: "Học tiếng Việt còn khó hơn cả lên trời!”.

Trải qua hơn 40 năm, Khoa tiếng Việt do GS Hoàng Trọng Phiến xây dựng ngày nào giờ đã phát triển mạnh mẽ thành Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Kể từ đó đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 7.000 học viên nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau, trong đó có 8 người là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hà Nội, góp phần tích cực vào công tác tăng cường giao lưu, đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Đối với GS.TS.NGND Hoàng Trọng Phiến, nay tuy đã bước vào tuổi 78, tức cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng người ta vẫn thấy ở ông một tâm hồn tươi trẻ, nghệ sĩ và sức cống hiến không hề biết mệt mỏi vì một nền Ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng của nước nhà./.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…