Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/11/2024 09:05 (GMT+7)

Kon Tum: Báo cáo chuyên đề Net Zero, tín chỉ carbon, giảm phát thải

Ngày 22/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức buổi báo cáo Chuyên đề “Net Zero, tín chỉ carbon, giảm phát thải và khả năng áp dụng tại Việt Nam”.

Theo đánh giá, Việt Nam có lợi thế rất lớn với trữ lượng rừng phong phú và đa dạng, có điều kiện thuận lợi cho chiến lược cắt giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hóa cam kết Net-Zero thông qua việc xây dựng các dự án tín chỉ carbon. Cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Việt Nam đang dần hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm đáp ứng các điều kiện để kinh doanh tín chỉ carbon rừng.

tm-img-alt

Quang cảnhhội nghị

Tín chỉ carbon là chứng chỉ thể hiện quyền phát thải một tấn khí thải nhà kính vào bầu khí quyển. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn khí CO2 hay lượng phát thải khí nhà kính tương đương với một tấn khí CO2. Tín chỉ carbon được phát hành để giao dịch thương mại, có thể mua bán, chuyển nhượng. Giá trị một tín chỉ carbon phụ thuộc vào giá trị giao dịch trên thị trường. Mục tiêu tạo ra tín chỉ carbon là để giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí phát thải nhà kính khác, nhằm giảm hiện tượng nóng lên của trái đất và giảm ô nhiễm môi trường sống.

Tại tỉnh Kon Tum, năm 2018 đã triển khai Dự án REDD+ tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, với mục tiêu chống mất rừng và suy thoái rừng trên diện tích khoảng 1.200 ha, kết hợp trồng rừng hơn 100 ha diện tích đất rừng bị suy thoái. Đây là một hợp phần của Dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai” (gọi tắt là dự án KfW10). Dự án được KfW10 hỗ trợ tài chính, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật là Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) có vai trò điều phối và thúc đẩy dự án, thay mặt cho cộng đồng thực hiện bán tín chỉ carbon.

Hiện tỉnh Kon Tum có hơn 616.123 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 552.287 ha, rừng trồng là 63.836,09 ha nếu tính đầy đủ theo phương pháp tính của Cục lâm nghiệp, mỗi năm Kon Tum có khoảng 2 triệu tấn carbon đưa ra thị trường và có thể thu về hơn 10 triệu USD”.

Với diện tích rừng phủ rộng lớn và đa dạng sinh học phong phú, Kon Tum đang từng bước thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ môi trường bằng nhiều chương trình và dự án bảo tồn rừng, phát triển nông nghiệp hữu cơ và du lịch sinh thái. Tín chỉ carbon là một công cụ hữu hiệu giúp đánh giá và quản lý lượng khí thải carbon mà một tổ chức hoặc cá nhân sinh ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Bằng cách áp dụng hệ thống này, không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải mà còn tạo ra nguồn tài chính từ việc bán tín chỉ carbon để tái đầu tư vào các dự án bảo tồn và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

Xem Thêm

Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)
Các ý kiến tại hội thảo đều mong muốn: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho nền báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cũng như những người làm báo chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nền báo chí nước nhà.
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy ứng dụng KH&CN, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP
Sáng ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp thúc đẩy dứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực VAC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Thái Bình: Tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống
Trong các ngày từ 15/4 – 22/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đã tổ chức 5 lớp tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống tại một số xã của 2 huyện Kiến Xương và Vũ Thư.
Thảo luận giải pháp đưa bài thuốc, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng
Chiều ngày 20/04, tại Hà Nội, Viện Báo chí và Truyền thông xã hội tổ chức Diễn đàn “Nâng cao giải pháp đưa bài thuốc tốt, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng”. Diễn đàn thuộc Chương trình Y dược cổ truyền Việt Nam: Di sản và Lưu truyền của Viện Báo chí và Truyền thông xã hội.
Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030). Tham dự đại hội có Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch danh dự Tổng hội Cơ khí Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam Đỗ Hữu Hào; bà Nguyễn Tuyết Mai, Đại diện Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai làm Chủ tịch VACPA
VACPA đang phấn đấu trở thành tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, có uy tín trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục triển khai các dự án lớn trong tương lai để gia tăng hiệu quả làm việc của hội viên, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ kiểm toán, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.