Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/11/2024 11:31 (GMT+7)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP), Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch VACNE và PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch VACNE, Giám đốc dự án đồng chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện các tổ chức quốc tế (Liên minh Toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP); Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Vương quốc Anh và Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành về môi trường.

Dự án do VACNE, Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Vương quốc Anh và Liên minh Toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm hợp tác triển khai trong 3 năm (2022 – 2025).

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thiên Phương cho biết: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

Với cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. “Đây là quyết tâm rất lớn và trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế”, bà Nguyễn Thị Thiên Phương nhấn mạnh.

Trong bối cảnh đó, Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương Quốc Anh, trong đó có Dự án về giảm đốt mở và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm với những tác động xấu tới biến đổi khí hậu, sức khỏe con người, đa dạng sinh học ở Việt Nam và các quốc gia khác.

Theo bà Nguyễn Thị Thiên Phương, kết quả của Dự án có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện các chính sách và quy định cụ thể về quản lý chất lượng môi trường không khí, thực hiện các tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình quốc gia Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Chia sẻ rõ hơn về các kết quả đạt được của Dự án, PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó VACNE, Giám đốc Dự án, cho biết: Thực hiện từ tháng 7.2022, đến nay, Dự án đã huy động 25 tổ chức gồm các trường đại học và viện nghiên cứu cùng hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia tham gia, trong đó 57% là nữ. Dự án cũng đã huy động 17/63 tỉnh, thành tham gia.

Dự án đã phát triển được 02 phương pháp phân tích dữ liệu viễn thám và thông tin địa lý (GIS) được xây dựng và hiệu chỉnh, để lập bản đồ phát hiện các khu vực đốt mở trong hoạt động nông nghiệp; đã xây dựng phương pháp để phát hiện và theo dõi được đốt mở trên các ruộng lúa, qua đó giám sát được đốt mở rơm rạ theo thời gian canh tác và thời vụ, ứng dụng hiệu quả trên phạm vi rộng như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đáng chú ý, Dự án thực hiện 4 nghiên cứu và xây dựng các kịch bản về tác động của ô nhiễm không khí do đốt mở đối với sức khỏe cộng đồng.

Khảo sát và đánh giá nhận thức tại 17 tỉnh, thành đại diện cho 6 vùng kinh tế, cho thấy, mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục việc “đốt đồng”, với các lý do chủ yếu là “vì tin là có tác dụng tốt, nhanh, rẻ” và “thấy vui hay mùi thơm”. Vì vậy, cần có các giải pháp truyền thông phù hợp về mặt văn hóa, xã hội để thay đổi thói quen. Ngoài ra, 78,6% người được khảo sát cho biết chưa được tiếp xúc thông tin một cách hiệu quả, đầy đủ về “đốt mở trong nông nghiệp”…

Trên cơ sở các kết quả khảo sát về hiện trạng nhận thức, nhiều hoạt động truyền thông đã được thiết kế và triển khai. Trong đó, cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” đã thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi đốt mở, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam…

Đánh giá về Dự án, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, Dự án đã xây dựng cơ sở kiến thức về việc đốt hở chất thải và sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, cùng những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường; nghiên cứu các giải pháp thay thế, hướng đến những phương pháp bền vững và thân thiện với môi trường; tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng trọng điểm về hậu quả của việc đốt ngoài trời và sử dụng thuốc trừ sâu.

Đồng thời, Dự án cũng đã đề xuất và thúc đẩy chính sách, nhằm giảm thiểu tác động của các hoạt động này; phân tích khả năng nhân rộng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn áp dụng cho các quốc gia khác có điều kiện tương tự.

Thảo luận về đầu ra của dự án, bà Maria Paola Lia - Giám đốc điều hành GAHP đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ tài chính và tìm kiếm các giải pháp giúp người nông dân tăng thu nhập để khuyến khích họ áp dụng các phương pháp canh tác bền vững. Đồng thời, bà đánh giá cao việc VACNE tổ chức các hoạt động nhằm khơi dậy tư duy đổi mới, tìm kiếm những giải pháp nông nghiệp sáng tạo từ thế hệ trẻ.

Xem Thêm

Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Yên Bái: Hội thảo phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng
Sáng ngày 11/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.