Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 29/05/2025 10:12 (GMT+7)

Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật

Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Anh Nguyễn Hoàng Phong, hay còn được bà con thân thương gọi là Hai Lâm, ngụ tại xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, là tấm gương tiêu biểu về tinh thần lao động sáng tạo trong nông nghiệp. Nhiều năm liền, anh được công nhận là nông dân sản xuất giỏi và được UBND tỉnh An Giang, huyện Châu Phú, xã Bình Long và Hội Nông dân tỉnh tặng nhiều bằng khen vì những sáng kiến kỹ thuật có giá trị trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả lao động và giảm bớt nhọc nhằn cho bà con nông dân.

tm-img-alt

Ban Tổ chức Hội thi lần thứ XIII trao 3 giải nhì cho các tác giả (anh Hai Lâm đứng thứ 2 từ trái qua).

Từ chính những khó khăn trong sản xuất rau muống - một loại cây trồng đặc thù của địa phương - anh Hai Lâm đã tự tay chế tạo ra những thiết bị nông nghiệp cực kỳ thiết thực, tiết kiệm chi phí và thời gian cho bà con nông dân.

Anh bắt đầu tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh từ năm 2012 và duy trì liên tục qua nhiều kỳ. Ngay trong lần tham dự đầu tiên (2011-2012), anh đã đạt giải Nhì với sáng kiến “Hệ thống rải lúa tươi trong lò sấy” - thiết bị tự động hóa toàn bộ quy trình sấy lúa, giúp giảm nhân công, tăng hiệu quả và bảo vệ sức khỏe người lao động. Từ đó đến nay, anh đã bán ra thị trường hơn 300 hệ thống, và nguyên lý hoạt động của sáng kiến này hiện được nhiều lò sấy trên cả nước áp dụng - cho thấy tính ứng dụng cao và sức lan tỏa mạnh mẽ của giải pháp này.

Tiếp nối thành công đó, tại Hội thi lần thứ XIII (2022-2023), anh tiếp tục đạt giải Nhì với sáng kiến “Máy cắt rau muống lấy hạt” - một thiết bị được chế tạo dựa trên chính những vất vả của nông dân trong các mùa rau thu hoạch bằng tay, vừa mất sức, vừa kém hiệu quả. Thiết bị này đã góp phần nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí cho người trồng rau tại địa phương.

Không dừng lại ở đó, tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (2024–2025), anh tiếp tục gây ấn tượng khi đăng ký tham gia với hai đề tài mới đầy tính ứng dụng: Máy suốt rau muống cải tiến từ máy gặt đập liên hợp và Thiết bị tách hạt lép và làm sạch hạt giống rau muống bằng cơ khí và lực hút gió.

tm-img-alt

Anh Hai Lâm bên chiếc máy suốt rau muống cải tiến từ máy gặt đập liên hợp

Những cải tiến của anh Hai Lâm không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình anh mà còn lan tỏa lợi ích đến cộng đồng nông dân trong vùng. Đó chính là giá trị cốt lõi mà Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang hướng đến suốt nhiều năm qua: Phát hiện, cổ vũ và tôn vinh những cá nhân có sáng kiến từ thực tiễn - những người làm nên thành công không nhờ học vị cao, mà nhờ tầm nhìn và trái tim gắn bó với nông thôn, nông dân.

Hiện anh Hai Lâm đang ấp ủ chế tạo máy sới đất có băng chuyền và cơ chế đập đất nhuyễn, giúp loại bỏ hoàn toàn các hạt lúa vụ trước còn sót lại trong đất - nguyên nhân gây bệnh “giàn cơi” khiến mùa sau thất bát. Giải pháp này hứa hẹn sẽ giúp bà con tránh được những tốn kém do phải nhổ “cỏ lúa” bằng tay - một công việc cực nhọc, không hiệu quả và ảnh hưởng chất lượng sinh trưởng bình thường của cây lúa. Anh chia sẻ một cách chân thành “Khi đã có ý tưởng rồi thì tôi dồn hết tâm sức vào làm cho bằng được. Nhiều khi đang ăn, đang ngủ mà gặp chỗ nào khó chưa giải quyết được là tôi cứ suy nghĩ hoài. Có lúc đang ngủ chợt nghĩ ra cách làm, tôi bật dậy ghi liền ra giấy, sáng ra làm tiếp theo ý đó, vậy mà thành công.”

Từ tấm gương anh Hai Lâm - người nông dân học hết lớp 5 nhưng sáng tạo không ngừng, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang một lần nữa khẳng định: Mọi tầng lớp trong xã hội, dù là nông dân, công nhân, trí thức hay học sinh, sinh viên, đều có thể tham gia, đóng góp sáng kiến vì cộng đồng.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.