Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 19/05/2025 13:46 (GMT+7)

Đầu tư không “cào bằng”, tạo sức bật cho khoa học công nghệ

Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, không thể để tình trạng doanh nghiệp nào cũng tự nhận là "doanh nghiệp khoa học công nghệ" để được hưởng ưu đãi.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội về Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo, nhiều đại biểu đã chỉ ra những điểm cần hoàn thiện, đặc biệt là về cơ chế tài chính, chính sách ưu đãi và hoạt động của các quỹ hỗ trợ. Trong đó, nhấn mạnh về chính sách tránh "cào bằng", tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp KHCN thực sự có tiềm năng, đồng thời siết chặt quản lý để không còn tình trạng "mạo danh" hưởng lợi.

"Tránh tình trạng mạo "doanh nghiệp khoa học công nghệ"để hưởngưu đãi

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, trong dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, có một điểm rất quan trọng cần làm rõ hơn, đó là cơ chế tài chính, chính sách ưu đãi thông qua các quỹ hỗ trợ cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

tm-img-alt

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Mai Loan.

“Hiện nay, chúng ta chủ trương khuyến khích mạnh mẽ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhưng không nên thực hiện các chính sách theo kiểu "cào bằng". Theo tôi, cần phân loại rõ ràng doanh nghiệp nào có hàm lượng khoa học công nghệ cao, doanh nghiệp nào có tỷ trọng đầu tư vào nghiên cứu, phát triển lớn, có đóng góp doanh thu đáng kể từ kết quả nghiên cứu thì mới thực sự xứng đáng được hưởng các chính sách ưu đãi đặc thù”, đại biểu Trinh Xuân An cho hay.

Điều đó, theo đại biểu Trịnh Xuân An là để tránh tình trạng doanh nghiệp nào cũng tự nhận là "doanh nghiệp khoa học công nghệ" để được hưởng ưu đãi. Nếu không có sự phân định cụ thể, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào tình trạng dàn trải nguồn lực, không tạo được sức bật thực sự cho nền khoa học và công nghệ quốc gia.

Chỉ cần xác định rõ khoảng 10 - 15 doanh nghiệp trọng điểm về khoa học công nghệ, những đơn vị đi đầu, làm thực chất, có đóng góp rõ ràng. Đây là những doanh nghiệp xứng đáng được hưởng các cơ chế ưu đãi nổi trội về tài chính, vốn, thuế… để họ có thể tiếp tục đầu tư sâu, phát triển mạnh mẽ hơn. Khi tạo điều kiện cho nhóm doanh nghiệp trọng điểm phát triển đột phá, chúng ta mới có thể tạo ra sức lan tỏa, dẫn dắt hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Về phần quy định về đổi mới sáng tạo (Chương 4), đại biểu Trịnh Xuân An cho hay, Dự thảo Luật đã đề cập đến mục tiêu, chu trình và phương pháp, tuy nhiên, vẫn chưa thể hiện rõ ràng nội hàm đổi mới sáng tạo trong từng cấp độ. Bản thân khoa học công nghệ đã bao hàm đổi mới sáng tạo, nhưng luật cần cụ thể hóa rõ hơn để tránh tình trạng chung chung, mơ hồ.

“Chẳng hạn, "đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế" còn mập mờ, chưa phân định rõ giữa các cấp độ: quốc gia, vùng, địa phương và doanh nghiệp. Trong khi đó, đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp là yêu cầu nội tại, họ buộc phải tự triển khai. Nếu luật không làm rõ được phần này thì sẽ thiếu dấu ấn và khó triển khai vào thực tiễn”, đại biểu Trịnh Xuân An cho hay.

Đối với chuyển đổi số, đại biểu cho rằng cần xác định đây không chỉ là một nhiệm vụ đơn lẻ, mà phải được lồng ghép xuyên suốt trong toàn bộ chu trình khoa học và công nghệ. Điều này cũng cần được quy định cụ thể hơn trong luật.

Lồng ghép cơ chế hỗ trợ vào các quỹ khoa học công nghệ hiện hành

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đánh giá, Dự thảo Luật Khoa học Công nghệ (KHCN) và Đổi mới sáng tạo đã có quy định về Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm của địa phương. Theo ông, đầu tư mạo hiểm, hay còn gọi là đầu tư có rủi ro, đòi hỏi sự thận trọng và việc lựa chọn nhân lực có chuyên môn cao để quyết định việc đầu tư.

tm-img-alt

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) trao đổi bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Mai Loan.

Đại biểu lo ngại, nếu thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm của địa phương rồi giao cho những cơ sở, bộ phận không chuyên trách, thì rủi ro thất bại sẽ là rất lớn. Do đó, thay vì thành lập các quỹ nhà nước này, nên tạo cơ chế để các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân hiện có hoạt động hiệu quả hơn.

Thực tế, hiện có gần chục quỹ đầu tư mạo hiểm lớn đang hiện diện trên thị trường tài chính Việt Nam, sở hữu đầy đủ kinh nghiệm và thực lực. Khi đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các quỹ này không chỉ sẵn sàng chia sẻ về vốn mà còn cả kinh nghiệm quản lý, đồng thời hỗ trợ kênh phân phối cho các dự án thử nghiệm để đạt được thành công cao hơn.

“Vì vậy, tôi cho rằng nên cân nhắc việc lồng ghép cơ chế hỗ trợ này vào dự thảo Luật, cụ thể là liên quan đến Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và các Quỹ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương”, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị.

nguyen-thi-suu-5437.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế). Ảnh: Mai Loan.

Chung góc nhìn về việc làm sao để các quỹ hỗ trợ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phát huy tối đa hiệu quả, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng, cần một hệ thống pháp lý đồng bộ và cơ chế kết nối giữa các loại quỹ.

“Trong dự thảo có đề cập đến các loại quỹ như quỹ cấp quốc gia, quỹ cấp bộ ngành, địa phương, và quỹ doanh nghiệp. Việc luật hóa các quỹ này vào cùng một văn bản là cần thiết để đảm bảo sự thống nhất, vì dù khác cấp độ nhưng các quỹ đều thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn”, bà Sửu cho hay.

Điều quan trọng, theo đại biểu, là phải có cơ chế kết nối giữa các quỹ từ quốc gia đến địa phương, bộ ngành doanh nghiệp để tạo thành một hệ thống hỗ trợ thống nhất, hiệu quả. Hiện nay, sự vận hành của các quỹ này còn khá đơn lẻ và thiếu liên kết. Dự luật cần quy định rõ hơn về cơ chế phối hợp giữa các cấp, đồng thời làm rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và vận hành các quỹ.

Đặc biệt, quỹ đầu tư mạo hiểm là một trong những yếu tố then chốt cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Quỹ này nếu được thiết kế và vận hành đúng cách, sẽ tạo ra sức bật mạnh mẽ cho các ý tưởng khởi nghiệp, giúp chuyển hóa tri thức, sáng kiến thành các sản phẩm, dịch vụ cụ thể, có giá trị kinh tế và xã hội.

“Theo tôi, vấn đề các quỹ, đặc biệt là cơ chế quản lý, vận hành và đánh giá hiệu quả, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Chúng ta không thể tiếp tục để tình trạng hình thành quỹ mà không phát huy được hiệu quả, dẫn đến trì trệ hoặc lãng phí nguồn lực. Việc luật hóa lần này chính là cơ hội để khắc phục những hạn chế trước đây và tạo nền tảng pháp lý cho đổi mới sáng tạo phát triển thực chất”, đại biểu cho hay.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Sơn La
Ngày 17/6/2025, Đoàn công tác Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch LHHVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về đẩy mạnh hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc LHHVN trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm SRD phát động trồng rừng phủ xanh tương lai
Sáng ngày 16/6, tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với các cơ quan, tổ chức địa phương đã long trọng tổ chức Lễ phát động chiến dịch trồng rừng phủ xanh tương lai, hưởng ứng Ngày Quốc tế chống Sa mạc hóa và Hạn hán (17/6).
An Giang: 25 giải pháp của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được vinh danh
Ngày 14&15/6, tại TP. Long Xuyên, Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (năm 2024–2025) đã tổ chức chấm chọn vòng chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp, giảng viên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cùng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Lan tỏa tinh thần sáng tạo trong Thanh Thiếu niên, Nhi đồng
Sáng ngày 16/6, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi lần thứ 18, năm 2025. Tham dự có Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố; quý thầy cô giáo và các học học sinh.