Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/11/2024 22:34 (GMT+7)

Cần khuyến khích xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.

Chiều 22/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Mô hình dịch vụ công ở các Hội nghề nghiệp: Thực trạng và giải pháp”.

tm-img-alt

Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến và Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội bà Bùi Kim Tuyến chủ trì hội thảo

Hội thảo nhằm đánh giá tình hình các Hội ngành toàn quốc tham gia xã hội hóa các dịch vụ công trong những năm qua. Cụ thể, thực trạng mô hình dịch vụ công ở các Hội ngành toàn quốc, những thuận lợi và hạn chế, bất cập từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những điểm nghẽn trong quá trình chuyển giao, tiếp nhận và tổ chức thực hiện dịch vụ công ở các Hội ngành toàn quốc. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ có nhiều Hội ngành toàn quốc tham gia một cách trực tiếp và hiệu quả cung ứng dịch vụ công theo ngành, lĩnh vực xã hội; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

"Lợi ích kép" từ xã hội hóa dịch vụ công

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến khẳng định, dịch vụ công trước đây thường gắn với trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước nhằm cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng thiết yếu cho người dân, cho xã hội, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội.

Ngày nay, do nhu cầu phát triển của xã hội, các quy luật cung cầu của thị trường, yêu cầu lãnh đạo, quản trị quốc gia và cải cách hành chính, các dịch vụ này không chỉ do các cơ quan Nhà nước thực hiện mà có sự tham gia cung ứng dịch vụ công của nhiều thành phần khác như các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các doanh nghiệp và khu vực tư nhân được Nhà nước ủy quyền. Ở nước ta còn có tên gọi khác là xã hội hóa dịch vụ công.

tm-img-alt

Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến phát biểu khai mạc hội thảo

Ông Nguyễn Quyết Chiến nhấn mạnh, xã hội hóa dịch vụ công mang đến “lợi ích kép” cho cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Nhà nước giảm được gánh nặng, tập trung hơn vào công tác quản lý vĩ mô, từ đó tạo điều kiện để tổ chức Hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và khu vực tư nhân đầu tư nguồn lực, tham gia giải quyết một số nhiệm vụ của Nhà nước. Khi có nhà cung ứng dịch vụ công, sẽ tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng, dịch vụ. Mặt khác, bộ máy nhà nước cũng trở nên gọn nhẹ và tiết kiệm hơn, nhưng không làm giảm vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các dịch vụ công cơ bản cho người dân.

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo“Mô hình dịch vụ công ở các Hội nghề nghiệp: Thực trạng và giải pháp”

Theo ông Phan Đăng Sơn (Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ) nhận định, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh về số lượng, vị thế của các hội - Nhà nước đã từng bước giao một số nhiệm vụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước đảm nhiệm sang cho các Hội tham gia thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước.

"Việc giao một số nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước cho các hội, tổ chức phi chính phủ là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Giao bớt nhiệm vụ dịch vụ hành chính công cho các tổ chức xã hội là tạo điều kiện cho mọi thành phần xã hội chung tay cùng nhà nước nâng cao chất lượng dịch vụ công ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao, càng phong phú và đa dạng, nhà nước không thể đáp ứng hết đòi hỏi của thị trường, nhu cầu của người dân. Do vậy, việc nghiên cứu chuyển giao một số nhiệm vụ của cơ quan hành chính cho các hội nghề nghiệp là thực sự cần thiết", TS. Phan Đăng Sơn khẳng định.

Ông Phan Đăng Sơn cho biết, qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, chuyển giao nhiệm vụ hành chính công cho hội là một quá trình và không hề đơn giản. Song, đây được xem là xu hướng tất yếu trong nền hành chính pháp quyền hiện nay. Để thực hiện tốt công tác chuyển giao, hạn chế tối đa những bất cập, rủi ro có thể xảy ra Nhà nước cần phải nghiên cứu để xây dựng các nguyên tắc chuyển giao nhiệm vụ hành chính công cho hội.

Theo ông Sơn, chỉ chuyển giao nhiệm vụ hành chính công cho các tổ chức xã hội (hội/hiệp hội) có tư cách pháp nhân. Lựa chọn danh mục các nhiệm vụ hành chính có thể được chuyển giao cho hội/hiệp hội thực hiện. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực của hội/ hiệp hội. Trên cơ sở các tiêu chí của bộ chỉ số, đánh giá, xếp loại các tổ chức có đủ điều kiện để được nhận chuyển giao thực hiện nhiệm vụ hành chính công. Nhà nước quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức này trên cơ sở xây dựng cơ chế kiểm sát, giám sát kết quả hoạt động. Sự minh bạch trong hoạt động của các hội/hiệp hội phải được đặt thành một trong những tiêu chí quan trọng nhất…

Đồng thời, để phát huy tốt vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và tích cực tham gia nhiệm vụ quản lý nhà nước, các hội/hiệp hội, tổ chức phi chính phủ cần phải nâng cao năng lực hoạt động thông qua chất lượng nguồn nhân lực và kết quả hoạt động cụ thể.

"Sự minh bạch và trách nhiệm giải trình là những tiêu chí quan trọng đánh giá việc thực hành quản trị tốt trong mỗi tổ chức mà các hội/hiệp hội cần phải theo đuổi. Những tổ chức làm tốt vấn đề này sẽ mang đến sự tin tưởng cho tất cả thành viên trong tổ chức, nhà tài trợ, sự tin tưởng đối với các cơ quan quản lý, trong cộng đồng, xã hội", ông Phan Đăng Sơn cho hay.

tm-img-alt

Đại diện Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu góp ý tại hội thảo

Dịch vụ công tạo bình đẳng trong xã hội

Bày tỏ quan điểm của mình, Chủ tịch Hội KHKT An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam Lê Vân Trình cho rằng, dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.

Hiện nay, Việt Nam có 3 loại hình dịch vụ công cơ bản: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ hành chính công. Các loại hình dịch vụ công này đều có tầm quan trọng trong việc đem lại lợi ích chung, bình đẳng trong xã hội.

Ông Lê Vân Trình cho hay, để giảm gánh nặng tài chính của Nhà nước, xã hội hóa dịch vụ công là một trong những nội dung quan trọng nhất trong mô hình quản lý công mới ở các nước phát triển. Xã hội hóa dịch vụ công đồng nghĩa với việc giảm thiểu trách nhiệm của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ, Nhà nước đóng vai trò điều tiết bảo đảm sự có mặt của dịch vụ công đó thay vì trực tiếp cung cấp các dịch vụ công. Việc cung ứng dịch vụ được giao cho các thành phần kinh tế tư nhân, cá nhân thực hiện.

Sự phát triển của dịch vụ công phụ thuộc vào nhiều khía cạnh từ sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia. Vì thế, mỗi nước, tùy thuộc vào thể chế và văn hóa của mình mà có những loại hình dịch vụ công khác nhau.

tm-img-alt

Chủ tịch Hội KHKT An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam Lê Vân Trình phát biểu tại hội thảo

Chủ tịch Hội KHKT An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam dẫn chứng, Canada là nước có nhiều dịch vụ công nhất, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ công (quốc phòng, an ninh, pháp chế, tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường và các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, bảo hiểm xã hội... ). Tại Pháp, khái niệm dịch vụ công bao gồm các hoạt động công ích (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường...); các hoạt động sự nghiệp phục vụ nhu cầu tinh thần, sức khỏe của người dân (giáo dục, y tế, thể thao, thể dục...); các dịch vụ hành chính công (thuế vụ, an ninh, quốc phòng, cấp phép hộ khẩu, hộ tịch...).

“Để đẩy mạnh công tác xã hội hóa dịch vụ công, Nhà nước cần xác định xã hội hoá dịch vụ công là một trong những giải pháp quan trọng để huy động các nguồn lực và năng lực của xã hội một cách mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với sự phát triển đất nước”, GS.TS. Lê Vân Trình nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Lê Vân Trình cho rằng, Nhà nước cần ban hành các cơ chế, chính sách và quy định những tiêu chuẩn, định mức, chất lượng, giá cả và dịch vụ hợp lý, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức xã hội, tư nhân cùng với các chính sách đầu tư có hiệu quả cho các loại hình dịch vụ công lập Nhà nước cần phải có cơ chế để đảm bảo được chất lượng dịch vụ công, đồng thời mở rộng chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức xã hội một cách mạnh mẽ hơn.

tm-img-alt

Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Văn Tân phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Văn Tân đã kiến nghị các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức hội nghề nghiệp, tổ chức ngoài công lập.

Một là, xây dựng hành lang pháp lý. Để hoàn thiện chính sách cung ứng dịch vụ công, cần sớm xây dựng luật về cung ứng dịch vụ công. Hai là, ban hành danh mục dịch vụ công. Mỗi lĩnh vực, ngành, địa phương cần phải ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước và không sử dụng ngân sách. Nâng cao nhận thức trong xã hội về quyền và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện các dịch vụ công vì cộng đồng, vì xã hội.

Đồng thời, thực hiện các chương trình khuyến khích xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công. Đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa… Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách liên quan đến ổn định cơ sở vật chất, kỹ thuật để các tổ chức xã hội thực hiện dịch vụ công hoạt động…

Xem Thêm

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Yên Bái: Hội thảo phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng
Sáng ngày 11/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.