Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/09/2024 08:41 (GMT+7)

Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử

Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

tm-img-alt

TS.NguyễnVăn Quangđược Chủ tịch Quốchội Trần Thanh Mẫntrao biểu trưng tại buổi lễ

Năm 1969 Người thanh niên trẻ Nguyễn Văn Quang nghe theo tiếng gọi của Đảng đã lên đường tòng quân tham gia chiến đấu tại nước bạn Lào. Trải qua hơn 5 năm chiến đấu ở chiến trường, hoàn thành nhiệm vụ, ông được chuyển ngành về học tại Khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,  Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 1979 ông tốt nghiệp đại học và được phân công về công tác tại Bảo tàng Tỉnh Hoàng Liên Sơn, nơi ông bắt đầu hành trình dài cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản văn hóa địa phương.

Với lòng say mê, ông đã nghiên cứu và thực hiện ba đề tài khoa học lớn trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2002 gồm: "Văn hóa hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Yên Bái", "Văn hóa hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí ở Yên Bái" và "Văn hóa Đông Sơn ở Yên Bái". Những công trình này đã mang lại nhiều phát hiện quan trọng về di tích và di vật có giá trị khoa học, lịch sử và văn hóa, điển hình là các di tích hậu kỳ đá cũ tại Bến Mậu A và Tuần Quán 1, nơi có tầng văn hóa hiếm gặp và được xác định niên đại cách đây hàng ngàn năm.

Năm 2004 Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách "Tiền sử và sơ sử của ông đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về thời kỳ tiền sử và sơ sử của Yên Bái. Tác phẩm không chỉ phác thảo bức tranh lịch sử của tỉnh mà còn bổ sung nhiều tư liệu mới cho sử học Việt Nam, trở thành một tài liệu có giá trị đối với các nhà nghiên cứu lịch sử.

Trong quá trình công tác từ năm 1988 đến năm 2008 tại Bảo tàng Yên Bái, ông đã cùng đồng nghiệp xây dựng hồ sơ khoa học để xếp hạng các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh. Kết quả đã có 8 di tích được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và 27 di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh. Trong đó có lễ đài tại sân vận động thành phố Yên Bái, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân vào năm 1958… Đã góp phần làm giàu thêm di sản lịch sử của tỉnh. Các di tích này không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn được bảo tồn và phát huy giá trị trong công tác giáo dục truyền thống và phát triển du lịch địa phương.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang cũng đã thực hiện các nghiên cứu liên quan đến nhiều di tích khác như  đồn Nghĩa Lộ trong chiến dịch Tây Bắc 1952, Hồ Thác Bà, ruộng bậc thang Mù Cang Chải… Các công trình nghiên cứu của ông đã tạo nên những mảnh ghép quan trọng, giúp hình thành và bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử của tỉnh Yên Bái, tạo ra sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.

Nghỉ hưu từ năm 2008, nhưng lòng nhiệt huyết và đam mê  không ngừng nghỉ của ông đối với lịch sử không hề giảm sút. ông tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Yên Bái và tích cực tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu khác. Đặc biệt, năm 2015, ông chủ trì đề tài khoa học cấp tỉnh với chủ đề "Nghiên cứu lịch sử tỉnh Yên Bái thông qua sưu tầm, phân tích tư liệu ảnh giai đoạn 1900 - 2015", giúp thu thập hơn 300 tư liệu ảnh quý giá về lịch sử của Yên Bái. Đây là một nguồn tài liệu vô cùng phong phú, bổ sung thêm hiểu biết về tỉnh qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Không chỉ vậy, ông còn tham gia cùng các nhà khoa học biên soạn và xuất bản ấn phẩm “Yên Bái xưa và nay”ấn phẩm chuyên về lịch sử văn hóa địa phương, với  nhiều bài viết và ảnh tư liệu quý giá. Các bài viết không chỉ cung cấp thông tin về những phát hiện mới mẻ trong lịch sử và văn hóa của tỉnh mà còn là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc biên soạn các công trình lịch sử làm tư liệu giảng dạy tại các trường học trong tỉnh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngoài những cống hiến cho sử học, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang còn tích cực tham gia vào công tác xây dựng Đảng, Nhà nước và các hoạt động chính trị, xã hội. ông là Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái. Với vai trò này, ông đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả cho các tổ chức của địa phương và nhà nước.

Trong hơn 50 năm cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu, học tập và nghiên cứu,ông đã thể hiện lòng tận tụy, ý chí kiên định, và tình yêu sâu sắc với lịch sử. Ông không chỉ là một nhà khoa học có tâm một tấm gương sáng về sự kiên trì, trách nhiệm và lòng yêu nghề. Những công trình nghiên cứu của ông đã góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của Yên Bái và của cả nước.

Với những đóng góp không ngừng nghỉ của mình, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang đã được  nhiều giải thưởng, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2016. Ngày 28/08/2024 tại Hà Nội  ông vinh dự là 1 trong số 135 nhà khoa học được tôn vinh danh hiệu “Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu” một danh hiệu xứng đáng cho những đóng góp tích cực của ông với ngành khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái để lại nhiều nghiên cứu quý giá cho thế hệ sau. ông là minh chứng sống động cho sự kiên trì, bền bỉ và lòng yêu nghề của một nhà khoa học chân chính.

Xem Thêm

Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Nâng cao chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán
Sáng ngày 20/6/2025, Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam (VACPA) phối hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) tổ chức hội nghị trực tuyến “Tuân thủ pháp luật chứng khoán và lưu ý các sai sót trong lập báo cáo tài chính”.
Tính chiến lược và lợi ích thực tiễn khi sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên và Đắk Lắk
Việc sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk là bước đi phù hợp với chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy hợp tác phát triển KHCN giữa hai địa phương, đây là hướng đi chiến lược, phù hợp xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
Đội ngũ trí thức góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2025-2030
Sáng ngày 21/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo “Góp ý góp dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2025 – 2030” với sự tham dự của các đại biểu nguyên là lãnh đạo tỉnh, các chuyên gia, đội ngũ trí thức của tỉnh.
GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng qua đời
Theo thông tin từ gia đình, GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng, nguyên PCT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua đời do bệnh nặng, hưởng thọ 89 tuổi.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
KHỞI NGUỒN CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh có biết bao sự kiện quan trọng gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến sự ra đời của Báo “Thanh Niên”, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồng chí Hội.
Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Sơn La
Ngày 17/6/2025, Đoàn công tác Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch LHHVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về đẩy mạnh hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc LHHVN trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm SRD phát động trồng rừng phủ xanh tương lai
Sáng ngày 16/6, tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với các cơ quan, tổ chức địa phương đã long trọng tổ chức Lễ phát động chiến dịch trồng rừng phủ xanh tương lai, hưởng ứng Ngày Quốc tế chống Sa mạc hóa và Hạn hán (17/6).
An Giang: 25 giải pháp của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được vinh danh
Ngày 14&15/6, tại TP. Long Xuyên, Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (năm 2024–2025) đã tổ chức chấm chọn vòng chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp, giảng viên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cùng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Lan tỏa tinh thần sáng tạo trong Thanh Thiếu niên, Nhi đồng
Sáng ngày 16/6, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi lần thứ 18, năm 2025. Tham dự có Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố; quý thầy cô giáo và các học học sinh.