Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/06/2025 01:12 (GMT+7)

GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.

tm-img-alt
tm-img-alt

GS.TSKH. Nguyễn Hữu Tăng, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1937, tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong một gia đình Nho giáo. Cha của ông vốn là một thầy đồ dạy học. Từ nhỏ, GS.TSKH. Nguyễn Hữu Tăng đã được người cha truyền tình yêu đối với tri thức, sự nghiêm cẩn trong học tập, làm việc.

Tốt nghiệp cấp 3, GS. Nguyễn Hữu Tăng thi đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Với thành tích học tập xuất sắc, sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1957, GS. Nguyễn Hữu Tăng đã trở thành giảng viên của Trường. Sau đó, ông được cử đi làm luận án tiến sĩ, rồi tiến sĩ khoa học tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên M.V. Lomonosov.

tm-img-alt

Về nước, giữ trách nhiệm Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, GS.TSKH. Nguyễn Hữu Tăng đã tham gia Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các ban Đảng khóa đầu tiên cho đến lúc nghỉ hưu. Ông đã đặt nền móng và góp phần quan trọng thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở ban Đảng làm cơ sở cho công tác tham mưu, đề xuất chiến lược cho Đảng.

Ông đã hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, đặc biệt, trên cơ sở hướng dẫn nghiên cứu sinh thành công, ông đã khởi tạo, đặt nền móng và hình thành một phương pháp mới trong vật lý lý thuyết đó là “phương pháp mô men thống kê”, và phát triển trở thành một trường phái lớn trong Ngành Vật lý.

tm-img-alt

Trở về nước với tấm bằng Tiến sĩ Khoa học danh giá và một hướng đi mới trong tay, khát vọng lớn nhất của GS. Nguyễn Hữu Tăng là dành trọn sự nghiệp cho con đường nghiên cứu khoa học.

Nhưng với trách nhiệm và tinh thần gương mẫu của người đảng viên ưu tú (ông được kết nạp Đảng năm 1968), ông đã chấp hành sự phân công của tổ chức. Từ một nhà vật lý lý thuyết, ông bước vào lĩnh vực quản lý khoa giáo, đảm nhiệm những trọng trách tại Ban Khoa giáo Trung ương.

Hơn 20 năm, kinh qua nhiều vị trí, ông đã dùng chính tư duy logic, rành mạch và tầm nhìn chiến lược của một nhà khoa học để phục vụ công tác tham mưu cho Đảng.

Một trong những đóng góp mang tính nền tảng của ông là vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các ban Đảng khóa đầu tiên. Ông đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học ngay trong chính các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng, biến khoa học thành luận cứ vững chắc cho các quyết sách chiến lược.

GS.TSKH. Nguyễn Hữu Tăng đã chủ trì và tham gia chủ trì 2 đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước về trí thức và trẻ em cùng nhiều đề tài cấp bộ đạt xuất sắc. Ông tham gia biên tập bộ sách giáo khoa đầu tiên về Vật lý đại cương cho các trường Đại học kỹ thuật và sách tham khảo.

Những năm tháng làm quản lý không dập tắt ngọn lửa khoa học trong ông. Nó chỉ chuyển hóa thành những trăn trở lớn lao hơn cho vận mệnh khoa học nước nhà. Ông luôn đau đáu với câu hỏi: Làm thế nào để khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển? Theo ông, chìa khóa nằm ở vai trò của "nhà tổ chức", một nhạc trưởng có khả năng gắn kết ba nhà: nhà khoa học, nhà nước và nhà doanh nghiệp.

Ông đề xuất cần có một Phó Thủ tướng chuyên trách vai trò này, đủ quyền lực để tháo gỡ cơ chế, thúc đẩy thị trường công nghệ và thậm chí "cưỡng bức doanh nghiệp đổi mới công nghệ".

Với quan điểm "thành tựu khoa học thì không có biên giới nhưng thành tựu công nghệ là có biên giới", ông nhấn mạnh sự cấp thiết phải thúc đẩy "năng lực nội sinh", tạo ra các phát minh công nghệ nội địa. Với một nguồn lực có hạn, ông cho rằng Việt Nam không thể dàn trải mà phải "thu hẹp hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ hơn nữa". Những ý tưởng này đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

tm-img-alt

Từ năm 2005 đến năm 2010, ông đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch chuyên trách, Phó Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nỗi trăn trở lớn nhất của ông vẫn hướng về đội ngũ trí thức.

Thấu hiểu những khó khăn mà chính mình và đồng nghiệp đã trải qua, ông không ngừng lên tiếng, cho rằng cần có chính sách đãi ngộ với trí thức tốt hơn nữa. Ông cụ thể hóa thành ba nhóm cần đặc biệt quan tâm: chính sách cho trí thức lớn tuổi có công lao; chính sách cho trí thức tài năng, nhất là người trẻ; và chính sách cho trí thức người dân tộc ít người.

"Những chính sách này không chỉ có tác dụng đối với các đối tượng trên mà là nguồn cổ vũ đối với đội ngũ trí thức nói chung", ông chia sẻ với một niềm tin sâu sắc.

Hơn 55 năm tuổi Đảng, gần 90 năm tuổi đời, GS.TSKH. Nguyễn Hữu Tăng luôn là hiện thân của khí phách người cộng sản và cốt cách của một nhà Nho chân chính.

Đồng nghiệp và các thế hệ sau nhớ về ông, một tấm gương sáng về người lãnh đạo "trung thực, thẳng thắn, có quan điểm độc lập, dám đề xuất ý tưởng mới, dám bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai".

Ông là một người thầy nghiêm cẩn nhưng cũng là "người anh chân thành, độ lượng, tin cậy", là điểm tựa tinh thần, gắn kết, truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ cán bộ, nhà khoa học.

Dù giữ những chức vụ quan trọng và được trao tặng nhiều huân chương cao quý, ông vẫn giữ cho mình một lối sống trong sáng, giản dị, gần gũi. Hình ảnh một vị giáo sư tóc bạc, ăn nói từ tốn, cẩn trọng trong từng lời nói nhưng quyết liệt trong tư duy đã in đậm trong tâm trí nhiều người.

tm-img-alt

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.