Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/10/2024 09:37 (GMT+7)

GS.TS. Đặng Kim Chi: Nhà khoa học nữ luôn đau đáu với môi trường

GS.TS. Đặng Kim Chi là một trong những nhà khoa học nữ đầu tiên nghiên cứu về kỹ thuật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 70, bà vẫn luôn đau đáu với khoa học môi trường.

GS.TS. Đặng Kim Chi: Nhà khoa học nữ luôn đau đáu với môi trường - Ảnh 1
GS.TS.NGND Đặng Thị Kim Chi.

GS.TS Đặng Kim Chi (nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) là một trong những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Với tinh thần không ngừng cống hiến và đóng góp cho xã hội, bà đã đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển ngành Khoa học và Công nghệ Môi trường ở Việt Nam. Qua nỗ lực và tâm huyết của mình, GS.TS Đặng Kim Chi đã góp phần giải quyết những vấn đề môi trường khó khăn, đặc biệt là tại các làng nghề, nơi mà ô nhiễm môi trường đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cộng đồng.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, bà là con gái của GS.BS Đặng Vũ Hỷ - một trong những nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ (năm 1996). Ngay từ hồi nhỏ, bà đã sớm nuôi dưỡng cho mình một ý chí, nghị lực phấn đấu học tập không ngừng nghỉ những mong thành công trong sự nghiệp sau này. Năm 1971, GS.TS Đặng Thị Kim Chi tốt nghiệp Khoa Hoá - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với tấm bằng loại ưu. Sau đó, bà được giữ lại làm giảng viên của trường và tiếp tục được cử sang Cộng hoà Dân chủ Đức làm nghiên cứu sinh về chuyên ngành kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Bén duyên với lĩnh vực môi trường, GS.TS – Nhà giáo Nhân dân Đặng Thị Kim Chi tâm sự: “Tôi vốn tốt nghiệp khoa Hóa của Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó ở lại trường làm cán bộ giảng dạy. Đến năm 1976, chủ nhiệm khoa đặt vấn đề rằng chiến tranh kết thúc, đất nước tập trung vào phát triển kinh tế nhưng chúng ta phải quan tâm đến bảo vệ môi trường. Vì vậy, tôi được lãnh đạo nhà trường và khoa cử đi làm nghiên cứu sinh ở Đức về lĩnh vực này”.

“Ban đầu tôi rất băn khoăn vì môi trường là ngành còn quá mới đối với Việt Nam thời đó, nhưng vì trách nhiệm của mình đối với khoa, với trường và cũng không thể phụ lòng tin của mọi người trong ngành, tôi quyết tâm đi học. Hồi mới sang Đức, là con gái học kỹ thuật, lại học về một ngành mà ở Việt Nam chưa từng có nên tôi vất vả hơn các bạn, phải học lại kiến thức từ đầu để theo được chương trình” – GS.TS Kim Chi kể lại với Tạp chí Môi trường và Cuộc sống trong một bài viết.

GS.TS. Đặng Kim Chi: Nhà khoa học nữ luôn đau đáu với môi trường - Ảnh 2
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Giải thưởng Kovaleskia 2008 cho GS.TS Đặng Kim Chi

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm của GS.TS Đặng Thị Kim Chi đó là môi trường làng nghề. GS. Kim Chi đặc biệt quan tâm đến môi trường làng nghề, bởi bà suy nghĩ: “Việt Nam là đất nước có nhiều làng nghề, nhưng sự ô nhiễm trong quá trình sản xuất đang làm mất dần đi vẻ đẹp của nhiều làng quê, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của nhân dân”. Một trong số những đề tài nghiên cứu về môi trường làng nghề do GS Kim Chi chủ biên được đánh giá cao và có ảnh hưởng lớn đó là đề tài mang mã số KC.0908: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở làng nghề Việt Nam”.

Đề tài này đã mở ra hướng nghiên cứu mới về môi trường ở Việt Nam, từ đó giúp cải thiện môi trường tại các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nằm trong vùng nông thôn với đặc điểm riêng về truyền thống văn hóa, xã hội tồn tại ở quy mô làng, xã còn gắn với sản xuất nông nghiệp và hệ tư tưởng của người nông dân. Đề tài này là cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường cho những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, phù hợp với đặc điểm và điều kiện xã hội của Việt Nam.

Xuyên suốt chặng đường gần 50 năm miệt mài cống hiến cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, GS.TS Đặng Thị Kim Chi đã làm chủ nhiệm và tham gia 43 đề tài nghiên cứu  khoa học các cấp, công bố trên 82 bài báo khoa học, đồng tác giả của 1 bằng sáng chế (về “Quy trình điều chế chất xúc tác spinel nikel nhôm, sản phẩm xúc tác spinel nikel nhôm sử dụng cho phản ứng khử chọn lọc xúc tác đối với khí NO trong khí thải”). Bà cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách như: “Hóa học Môi trường “, ô nhiễm tồn lưu – Hiện trạng và giải pháp”,  “Việt Nam - Môi trường và cuộc sống”, “Giáo trình kinh tế chất thải”, chủ biên cuốn “Làng nghề Việt Nam và Môi trường” ”…

Bây giờ, dù đã ở vào độ tuổi được nghỉ, vui vầy bên con cháu, GS.TS Đặng Thị Kim Chi vẫn chưa đau đáu niềm đam mê với công việc. Bà tiếp tục nghiên cứu các công trình liên quan đến xử lý vấn đề môi trường. Đề tài “Quản lý và xử lý điểm ô nhiễm tồn lưu ở một số vùng tại Việt Nam” đã được bà tiếp tục nghiên cứu. Đây là một hướng nghiên cứu được thực hiện từ lâu tại các nước phát triển nhưng ở Việt Nam thì đến nay vẫn chưa được tiến hành. Công trình này khi thành công hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề tồn tại bấy lâu nay ở Việt Nam đó là những chất độc hại tồn lưu tại các nhà máy hóa chát đã ngừng hoạt động, các kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật, bãi khai thác than, khoáng sản, trạm xăng dầu, các bãi chôn lấp chất thải... đã ngừng hoạt động, đang ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và tác động xấu tới sức khỏe con người...

Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng tôi lại nhớ trong một dịp GS.TS Đặng Kim Chi trả lời phỏng vấn báo chí, khi nói về vai trò của người phụ nữ. Bà chia sẻ: "Vai trò của người phụ nữ trong gia đình là gì? Có thể mất lòng nhưng sự thật dù ở thời nào thì phụ nữ vẫn là người quán xuyến mọi việc trong nhà. Ở xã hội mới phụ nữ không chỉ làm nội trợ mà được vươn ra ngoài xã hội, được cống hiến, lao động theo khả năng của mình. Nhưng thiên chức của phụ nữ vẫn là một người mẹ, chăm sóc con cái, giữ lửa gia đình, chúng ta không thể phó mặc chuyện đó cho chồng. Người chồng có thể chia sẻ việc nhà nhưng phụ nữ không nên quên đi thiên chức của mình. Vì vậy, dù có làm gì thì phụ nữ vẫn cần có một tổ ấm gia đình. Để đạt được cả 2 thì phụ nữ phải biết phân chia quỹ thời gian và mức độ quan tâm một cách phù hợp. Có những lúc phải biết rút lui, từ chối, gác lại những công việc để dành thời gian giữ tổ ấm của mình. Lúc trẻ mình hăng say chạy theo những hoài bão quá lớn và xem nhẹ chuyện gia đình là không nên. Càng về già tôi càng thấy gia đình là nền tảng cực kỳ quan trọng! Với tôi, dù ít thời gian, nhưng tôi cho rằng vẫn phải quan tâm đến nữ công gia chánh, không thể về đến nhà cơm nước đã xong xuôi hay làm món gì mình cũng không biết. Bản thân tôi cứ ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ làm xôi ngũ vị theo công thức học được từ mẹ. Món xôi rất đơn giản chỉ gồm: xôi, đậu xanh, vừng, dừa, đường nhưng khi biết chế biến sẽ trở thành món ăn rất lạ miệng. Mỗi dịp Tết tôi cũng thường làm mứt quất nguyên quả, mứt vẫn còn cả lá, cuống và màu vàng của quất do mẹ chồng tôi hướng dẫn từ cách đây hàng chục năm. Trong gia đình, cũng có lúc bận, cũng có lúc đi xa nhưng người phụ nữ cũng cần là người kết nối thế hệ trước và sau, chú ý đến truyền thống vì đó là nơi để con cháu, gia đình, họ hàng học hỏi, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau".

Với những cống hiến của mình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – công nghệ, môi trường, giáo dục – đào tạo, hoạt động xã hội, GS.TS Đặng Kim Chi đã vinh dự nhận Huân chương lao đọng hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ Khoa học và Công nghệ .. và nhiều Huy chương, Bằng khen khác. GS.TS Đặng Kim Chi đã được trao tặng Giải thưởng giải thưởng Môi trường Việt Nam 2005, đặc biệt là giải thưởng Kovalevskaia 2008 – Giải thưởng tôn vinh các tập thể và cá nhân nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và gần đây nhất cô đã nhận được giải nhất về lĩnh vực môi trường của giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019.

Xem Thêm

Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Tìm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong tình hình mới hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nội dung, giải pháp được đề cập trong giai đoạn tới là hoàn thiện thể chế trọng dụng trí thức, người hiền tài, tiếp tục hoàn thiện môi trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo…
Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.