Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 30/08/2024 10:56 (GMT+7)

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc: Bậc 'đại sư' thời hiện đại

Với những đóng góp lớn lao, GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), là một trong 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu được tôn vinh.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc là nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu góp phần phát triển ngành Tâm lý học. Ông là tác giả, đồng tác giả và chủ biên 59 công trình về chuyên ngành tâm lý học thần kinh, tâm lý học nhân cách, tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân học; chiến lược giáo dục; nghiên cứu con người; tác giả của hàng trăm bài báo khoa học, phổ biến khoa học trên báo, tạp chí trong và ngoài nước.
GS.VS.NGND Pham Minh Hac: Bac 'dai su' thoi hien dai
 GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc là nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu góp phần phát triển ngành Tâm lý học. Ảnh: Q.Huy/Gia đình và xã hội.
Chặng đường góp phần phát triển ngành Tâm lý học Việt Nam
GS Phạm Minh Hạc sinh ngày 26/10/1935 tại Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội. Năm 1954, ông tốt nghiệp Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền tại Liên khu 3, sau đó theo học Đại học Văn khoa Hà Nội.
Thời điểm ấy, ở phương Tây, tâm lý học giáo dục đã phát triển, nhưng vẫn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Nhận thấy cốt lõi của giáo dục chính là hiểu được tâm lý và giá trị con người, sinh viên Phạm Minh Hạc đã có những suy nghĩ khoa học về tâm lý và con người.
Sau khi tốt nghiệp Văn khoa, ông theo ngành Tâm lý học tại Đại học Tổng hợp Moskva, tốt nghiệp năm 1962. Ông học tiếp tiến sĩ và ra trường năm 1971 với luận án "Cơ chế não của trí nhớ".
Năm 1977, ông hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học "Hành vi và hoạt động". Ông được Đại học Tổng hợp Moskva phong là giáo sư tâm lý học năm 1984 và được Viện Hàn lâm Khoa học chính trị Nga công nhận là viện sĩ năm 1999.
Cùng hoạt động nghiên cứu, ông tham gia giảng dạy, quản lý tại Đại học Sư phạm Hà Nội vào các năm 1971-1972. Năm 1977-1981, ông chuyển sang làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục (thuộc Bộ Giáo dục) với chức danh Phó trưởng ban và Trưởng ban Tâm lý học. Năm 1980, ông làm Phó Viện trưởng và từ năm 1981-1987 là Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục.
Từ năm 1987-1990, ông được bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục thay bà Nguyễn Thị Bình; sau đó tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng thường trực dưới quyền Bộ trưởng kế nhiệm Trần Hồng Quân.
Từ 1991 - 2005, ông là chủ nhiệm nhiều chương trình khoa học cấp nhà nước. Cũng trong khoảng thời gian này, ông tham gia thành lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Nghiên cứu Con người (1999 - 2007, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Bàn về giá trị con người, GS Phạm Minh Hạc quan niệm, nấc thang phát triển cao nhất của con người chính là nhân cách và nhân cách lại được đánh giá bằng chuẩn mực xã hội. Chúng ta sẽ có thái độ ứng xử với con người đúng đắn khi tôn trọng quyền sống, quyền công dân, quyền con người, quyền phát triển của mỗi người.
Nhân loại đã có hàng nghìn, thậm chí hàng vạn cuốn sách bàn về con người. Song, cách hiểu về con người của GS.TSKH.VS Phạm Minh Hạc có góc cạnh riêng.
Những quyết sách cho nền giáo dục phát triển
Một trong những dấu ấn lớn của GS Phạm Minh Hạc khi là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là có nhiều đề xuất, chỉ đạo triển khai mục tiêu quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000. Chia sẻ với báo chí về giai đoạn này, ông không khỏi bồi hồi. Sau chiến tranh, kinh tế đất nước rất khó khăn, giáo dục vỡ từng mảng. Hàng nghìn học sinh bỏ học, nhiều giáo viên thôi việc.
GS.VS.NGND Pham Minh Hac: Bac 'dai su' thoi hien dai-Hinh-2
 GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc - người đã có nhiều quyết sách quan trọng cho sự phát triển của giáo dục nước nhà. Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo.
10 năm sau chiến tranh, năm 1986-1987, người dân mù chữ nhiều, chưa có căn cứ thực hiện phổ cập tiểu học. Trong bối cảnh đó, GS Phạm Minh Hạc tập hợp được 81 nhà nghiên cứu giáo dục và một số giáo viên làm việc không phụ cấp trong 3 tháng.
Tư tưởng cho giáo dục được đề ra: “Giữ vững để không tan vỡ, khôi phục những cái đã mất, củng cố những cái còn lại và phát triển những cái cần thiết”. Đích thân GS Phạm Minh Hạc đúc kết lại từ báo cáo của 81 người thành bài, trình bày và thảo luận.
“Thời kỳ tôi còn làm việc, các thư ký không vất vả lắm, không bao giờ phải viết bài. Báo cáo của 81 người, tôi đúc kết thành bài, trình bày và thảo luận. Cứ như vậy trong mấy năm liền, dần cô lại từ 10 xuống 8, xuống 6, để rồi đúc kết trong toàn ngành và thống nhất một tư tưởng”, ông nhớ lại.
Từ sự thống nhất trong tư tưởng, nền giáo dục đã có căn cứ để xây dựng Luật phổ cập Giáo dục Tiểu học. GS Hạc được phân công là Trưởng ban dự thảo bộ Luật. Năm 1990, lần đầu tiên Hội nghị giáo dục toàn thế giới được tổ chức tại Thái Lan. GS Phạm Minh Hạc, khi đó là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (Ủy ban hoạt động trong 10 năm, từ năm 1990-2000) tham dự hội nghị.
Ngày 26/12/2000, Chính phủ đã báo cáo với toàn dân và công bố với thế giới, Việt Nam hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo tiêu chuẩn đưa ra tại hội nghị ở Thái Lan. Đó là mốc lớn trong lịch sử giáo dục nước nhà.
Một dấu ấn nữa của GS Phạm Minh Hạc đối với sự phát triển giáo dục, đó là phát triển trường chuyên. Ông và đồng nghiệp đề ra khẩu hiệu “Đại trà và mũi nhọn”. Theo đó, “đại trà” cho tất cả nhưng cũng phải chú ý tới các em có tài năng, bởi vì phát hiện và bồi dưỡng nhân tài có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp giáo dục. Ông đề nghị cấp trên cho mỗi tỉnh được mở một trường chuyên.
Năm 1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng quyết định mở trường chuyên trong Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó là Đại học Sư phạm. Đến giờ, chúng ta đã có một hệ thống trường chuyên lớn mạnh, đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài với những giải thưởng quốc tế danh giá.
Bậc “đại sư” thời hiện đại
Tại Hội thảo khoa học “GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam” mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc là một nhà khoa học, nhà giáo, một nhà quản lý, một chính trị gia, một nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục, đã có một khoảng thời gian rất dài và có nhiều đóng góp nổi bật, to lớn cho giáo dục nước nhà.
GS.VS.NGND Pham Minh Hac: Bac 'dai su' thoi hien dai-Hinh-3
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ, trao đổi với phu nhân của GS Phạm Minh Hạc - bà Hoàng Anh và gia đình của GS Phạm Minh Hạc tại Hội thảo. Ảnh: MOET.
Với tư cách là nhà khoa học, GS đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học giáo dục Việt Nam, những nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục, triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục. Nhiều nghiên cứu khoa học của GS đã có đóng góp làm phát triển ngành tâm lý học, khoa học giáo dục nói chung và có đóng góp trong phát triển giáo dục Việt Nam thời kỳ hiện đại nói riêng.
Với tư cách là nhà quản lý, trải qua nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt là cương bị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, GS đã có những quyết sách đổi mới giáo dục vào thời kỳ đất nước đã độc lập thống nhất nhưng cũng là giai đoạn cực khó khăn, giáo dục đầy thách thức. Phương châm chỉ đạo của giai đoạn thử thách đó được GS đề ra là: “Giữ vững để không tan vỡ, khôi phục những cái đã mất, củng cố những cái còn lại và phát triển cái cần thiết”. Đó là tinh thần mang tính tình thế, có kế thừa và lựa chọn cái cần làm phù hợp với hoàn cảnh, nó cũng mang tính kế thừa, một tinh thần quan trọng của giáo dục.
Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, GS đã có nhiều đề xuất và chỉ đạo triển khai mục tiêu quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000… Những kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn giáo dục nước nhà của GS hiện vẫn còn nhiều ý nghĩa tham khảo đối với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặc biệt là phát triển nền giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện theo tinh thần chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hoạt động khoa học và thực tiễn của GS để lại cho những người quản lý giáo dục ngày nay nhiều bài học quan trọng. Trong đó có bài học về việc phát triển khoa học tâm lý, lấy khoa học tâm lý làm gốc căn cơ nền tảng để phát triển khoa học giáo dục. Đó là tầm nhìn xa về chính sách trong giáo dục, là tinh thần bám sát thực tiễn, tinh thần đề cao công bằng trong giáo dục, tinh thần nhân văn trong giáo dục…
Học thuật của giáo sư còn để lại ở danh mục đồ sộ các công trình, là các chuyên luận, tài liệu, giáo trình, bài báo khoa học xuất bản trong và ngoài nước. Để phát huy làm nổi bật đóng góp khoa học của giáo sư, chắc chắn còn nhiều việc cần phải làm.
Nghiên cứu đánh giá để thấy hết những đóng góp to lớn của giáo sư với ngành giáo dục, đặc biệt với cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong lịch sử giáo dục Việt Nam hiện đại chắc chắn cần phải làm nhiều việc, cần có thêm những nghiên cứu khảo sát tỉ mỉ hơn nữa trong tương lai.
“Với những hiểu biết của cá nhân tôi với tư cách hậu học, hậu sinh, hậu bối, hậu kế, tôi thấy GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc thực sự là bậc đại sư thời hiện đại với tất cả ý nghĩa của nó”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng chia sẻ, với tư cách là người đứng đầu Bộ Giáo dục, một trong những điều khiến ông cảm may mắn và hạnh phúc là còn những người thầy lớn, bậc tiền bối để có chỗ dựa và hỏi han, trong đó có GS Phạm Minh Hạc.
Có những nền tảng gốc mà những tiền bối đã gây dựng một cách chắc chắn từ trước để nay kế thừa là niềm hạnh phúc. Có bài học lớn, tấm gương sáng để tiếp nối, soi sửa và noi theo, đó là một niềm hạnh phúc.
GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy chương Kháng chiến hạng Nhì; Nhiều Bằng khen, Huy chương, Giải thưởng khoa học của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế. GS Phạm Minh Hạc được tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.