Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/11/2024 12:00 (GMT+7)

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

tm-img-alt

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương

Những giá trị văn hóa đã hình thành nên tư duy học tập

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương (Sinh năm 1945 tại Huế) là một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không và vũ trụ của Việt Nam. Ông từng giữ vai trò là Chủ tịch hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam và có đóng góp lớn trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong thiết kế các sản phẩm bay tiết kiệm, góp phần đưa ngành hàng không Việt Nam đạt được những bước tiến mới. Là con trai út của nhà văn nổi tiếng Hoài Thanh, ông chia sẻ rằng chính gia đình và những giá trị văn hóa đã hình thành nên tư duy học tập, nghiên cứu nghiêm túc của mình.

Sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ GS. Cương đã được cha mẹ khuyến khích học tập và khám phá tri thức. Tuy nhiên, quyết định đi theo con đường kỹ thuật là lựa chọn của riêng ông. Ông học tại Học viện Kỹ thuật Không quân Giu-cốp-xky, một trong những học viện hàng không danh tiếng của Liên Xô.

Tại đây, ông không chỉ được đào tạo bài bản về kỹ thuật máy bay mà còn được tiếp xúc với những nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không. "Chúng tôi không chỉ học lý thuyết mà còn có rất nhiều cơ hội để thực hành. Đó là một yếu tố rất quan trọng, vì kỹ thuật hàng không yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về cả lý thuyết và thực tiễn."

Sau khi trở về Việt Nam, GS. Cương gia nhập Trung đoàn Không quân e921, ông nhận ra rằng kỹ thuật hàng không không chỉ là những lý thuyết khô khan mà đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ. "Một sai sót nhỏ trong thiết kế hoặc bảo trì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mọi người trong ngành đều phải có trách nhiệm cao và không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề," ông chia sẻ.

Một trong những bài học quý giá mà ông học được là kỹ năng tư duy và sáng tạo, tư duy ngược từ nguyên lý chung ra kết quả có sẵn, dựa trên thiết kế có sẵn, điều thường gọi là "phản thiết kế", GS. Cương cho rằng, đối với ngành hàng không, việc nắm vững công nghệ không chỉ nằm ở việc tạo ra các sản phẩm mới mà còn ở khả năng phân tích, đánh giá các công nghệ đã có sẵn, hiểu được cách thức chúng hoạt động và cải tiến chúng phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của đất nước.

Những công trình khoa học nổi bật

Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là thiết kế các sản phẩm bay có chi phí thấp, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng chục triệu USD, nhận được giải thưởng quốc gia vào năm 2000. Ông tự hào chia sẻ rằng chính sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng nghiên cứu đã giúp ông đạt được những thành tựu này. Trong số nhiều công trình khoa học được ông và cộng sự thực hiện thành công, ông rất ấn tượng hai công trình nổi bật sau:

Thứ nhất là “cải tiến tên lửa K-5 thành mục tiêu bay cho phi công tập bắn bằng tên lửa hồng ngoại”. Tên lửa K-5 (còn gọi là RS-2US) là tên lửa của Liên Xô điều khiển bằng rađa theo nguyên lý lạc hậu , rất khó ứng dụng, Liên Xô đã viện trợ cho ta từ lâu, hàng nghìn quả, đến năm 1982 đã hết hạn sử dụng. Anh Kim Khôi là một cộng sự của ông đã có ý tưởng biến các tên lửa nay thành mục tiêu bắn tập và anh nói : chỉ có ông Cương làm được việc này. Sau bao lần thất bại, ngày 4-10-1985 tại sân bay e921 đã bắn  thử thành công : phi công đã diệt được 3 trong tổng số 5 mục tiêu đã bay, không khó quá và cũng không dễ quá , đúng yêu cầu của Quân chủng đã đề ra, sau đó đã sản xuất loạt trong hàng chục năm để huấn luyện phi công bắn đạn thật. .

Thứ hai là: “chế tạo buông tập lái để huấn luyện phi công máy bay MiG-21”(1992-93) do trung tướng Pham Phú Thái chủ trì, ông Cương phụ trách kỹ thuật và trực tiếp phát triên phần mềm. Đây là một thiết bị mô phỏng bay (flight simulator) gần giống thiết bị mô phỏng ở các trung tâm tập lái ô tô ngày nay. Trên thiết bị này phi công có thể tập bay các bài bay cơ bản như cất hạ cánh, vòng kín...đến các bài nâng cao như đánh chặn, diệt mục tiêu..., cũng có thể tập xử lý các tình huống bất trắc như chết máy trên không...góp phần đáng kể nâng cao kỹ năng chiến đấu và an toàn bay cho phi công, Buồng tậpđã được trang bị cho tất cả các trung đoàn tiêm kích MiG-21 của Không Quân Việt Nam.  "Không chỉ cần có tri thức, mà còn phải có nguồn đầu tư và lòng kiên trì," ông nói.

Ngoài ra,  ông cũng là tác giả của hơn 60 công trình khoa học, hai bằng sáng chế, và nhiều công trình hợp tác quốc tế. Các công trình này không chỉ góp phần phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. GS. Cương luôn nhấn mạnh rằng, "Khoa học không có biên giới. Để phát triển, chúng ta phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi."

tm-img-alt

GS.TSKH Nguyễn Đức Cươngcùng cộng sự tiến hành thử nghiệm tại trường bắn

Những kỷ niệm khó quên

Năm 1961 khi đang học ở  trường Phổ thông cấp 3 (bây giờ là Trung học phỏ thông) Trưng Vương, Hà Nội, ông đựợc thi học sinh giỏi về toán và vật lý của trường (đoạt giải nhì, không có giải nhất). ông nhớ mãi thầy giáo Đôn dạy Vật lý đã bắt tay ông giữa sân trường và nói động viên ông: “Em Cương có nhiều triển vọng”. Khi đó ông nghĩ mình sẽ cố gắng theo con đường khoa học. Sau đó ông đựợc chon đi học Trung cấp kỹ thuật máy bay ở Kraxnođar (Liên xô) và tiếp tục con đường khoa học công nghệ cho đến cuối đời.

Hồi làm trơ lý kỹ thuật ở E921 (năm 1966), có lần ông chứng kiến phi công hạ cánh thô khi thời tiết xấu, cả hai càng chính bị gãy, cà tóe lửa trên đường băng, mấy quả tên lửa treo ở cánh bị văng ra , gãy thành mấy khúc, mọi người cho rằng tất cả là vì hạ cánh thô , tuy nhiên ông  quan sát kỹ hiện trường , thấy có khói đen bám vào trụ càng nên phỏng đoán là nổ cả hai giảm chấn ở trụ càng. Nguyên nhân nổ có thể là do thay nhầm vì phaỉ nạp khí ni tơ (gần như khí trơ) mọi người nạp nhầm  khí ô xy. Máy bay vừa làm bảo dưỡng định kỳ ở xưởng ra. Ông phán đoán ngay: Nếu giảm chấn các càng bị nạp nhầm ô xy thì các chỗ khác theo quy định cần nạp khí ni tơ có thể cũng bị nhầm. Quả nhiên khi kiểm tra thấy đúng là bị nhầm. Xác định bằng cách  lây môt lọ nhỏ , xì khí vào và cho một que diêm thổi tát rồi thả vào lọ, thấy que diêm bùng lên. Sau khi kết luận nạp nhầm ông đã kiểm tra cả bình khí nén sơn vàng (ký hiệu là khí ni tơ) thì thấy cũng là ô xy, chứng tỏ không phải lỗi do xưởng bảo dưỡng mà là do nhà máy  Xuyt nũa thì nhiều người bị oan và ngăn ngừa kịp thời các tai nạn tiếp theo.

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương kể thêm: Cũng hồi làm trợ lý ở E921 (2/1965), có lần phi công nhảy dù nhưng đã hy sinh vì dù không mở, tôi được ông Trần Hanh (lúc bấy giờ là Trung đoàn trưởng) giao nghiên cứu. Sau khi xem xét kỹ hiện trường tôi phát hiện ra nguyên nhân, viết giải trình bằng tiếng Nga, sau đó các máy bay gửi sang đều đã khắc phục nguyên nhân này.

Tôi còn nhớ có một lần một tiến sỹ về khí động học ở Pháp về dạy ở đại học Bách khoa Hà Nội mà không biết cánh tà là gì (một khái niệm sơ đẳng trong kỹ thuật máy bay). Tôi không cực đoan như có anh đã lên tới Chủ nhiệm kỹ thuật mà còn nói: ngành kỹ thuật Không quân chỉ cần Trung cấp không cần đại học…

tm-img-alt

Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm UAV của VASA tại triển lãm…..

Tầm quan trọng trong việc đầu từ vào Nghiên cứu Khoa học

GS. Cương nhấn mạnh rằng, khoa học công nghệ không thể phát triển nếu thiếu nguồn đầu tư. Ông cho rằng, để hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức tài trợ. "Chúng tôi có rất nhiều ý tưởng, nhưng để biến chúng thành hiện thực, chúng tôi cần có nguồn tài trợ ổn định. Đó là yếu tố tiên quyết để phát triển khoa học công nghệ," ông nói.

Bên cạnh đó, ông cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Theo ông, sự tham gia của các doanh nghiệp sẽ tạo ra một môi trường hợp tác và phát triển bền vững, giúp các nhà khoa học không chỉ có điều kiện tốt hơn để làm việc mà còn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị thực tiễn cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

GS. Cương cũng gửi gắm mong muốn đến các bạn trẻ đam mê khoa học công nghệ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên nhẫn, bền bỉ và không ngừng học hỏi. "Khoa học là một cuộc hành trình dài và không phải lúc nào cũng có kết quả ngay. Nhưng nếu bạn có đam mê và quyết tâm, thành công sẽ đến."

Đối với các sinh viên trẻ, ông khuyến khích họ chủ động tìm kiếm cơ hội học hỏi từ các nguồn kiến thức khác nhau và không ngừng phát triển kỹ năng thực hành. "Khoa học không chỉ là những lý thuyết trên sách vở. Để thành công, bạn phải biến kiến thức thành hành động và không ngừng rèn luyện kỹ năng."

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.