Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 30/09/2014 17:38 (GMT+7)

Câu chuyện

  Giả kim thuật là một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất trong xã hội phương Tây xưa. Với ước mơ biến các kim loại rẻ tiền thành vàng khối, không ít người đã lao tâm khổ tứ, dành cả cuộc đời để nghiên cứu với các thí nghiệm hóa học thô sơ. 

Phần lớn trong số đó đều thất bại bởi vàng không thể chế ra từ các vật liệu khác. Tuy nhiên, cũng có một số ít người may mắn thay vì tạo ra được vàng lại có được những phát minh khác. Nhà giả kim thuật Johann Böttger là một người như vậy khi phát minh ra cách làm  gốm sứ - thứ vật chất quý hơn vàng vào thời đó...

Tương lai đầy hứa hẹn của nhà "giả kim thuật" tí hon

Johann Böttger (1682 - 1719) có một tuổi thơ khá êm đềm. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề kim hoàn tại Berlin, Đức. Böttger từ nhỏ đã rất sáng dạ và đam mê với hóa học. Vì thế khi lớn lên ông bắt đầu theo học ngành dược sĩ. 

Năm 19 tuổi, với niềm say mê vô tận, ông đã bắt đầu bí mật đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực thú vị hơn ngành học của mình rất nhiều. Böttger dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu với đủ thể loại hóa chất dù có bị gia đình và nhà trường cấm đoán. 

Mục tiêu cả đời của ông chỉ có một - chính là biến chì hoặc các kim loại không đáng giá khác thành vàng. Với nhiều kinh nghiệm thu được, ông đã dần thuyết phục được hàng xóm gần nhà rằng mình đã thành công.

... bước ngoặt của cuộc đời...

Sau đó, chàng thiếu niên Böttger quyết định tổ chức một buổi biểu diễn đường phố. Ông tập hợp đám đông xung quanh rồi vẫy những mảnh bạc cho họ xem. 

hv12
Böttger cũng giống các nhà giả kim thuật khác, luôn tìm mọi cách để biến chì thành vàng.

Với vài kĩ năng giả kim cùng những phương pháp xử lý hóa học, ông đã biến đổi những mảnh bạc ấy thành một mảnh kim loại màu vàng duy nhất. 

Böttger đã thuyết phục hoàn toàn đám đông và câu chuyện này truyền đến tai August  - đại cử tri bang Saxony và là vua của Ba Lan không lâu sau đó.

August lúc đó đang ngập chìm trong nợ nần, nhanh chóng tìm đến Böttger. Nhà vua yêu cầu Böttger sản xuất ra vàng và chàng thiếu niên đã nhận lời sẽ hoàn thành chỉ trong vòng vài tuần. 

hv13
Bước ngoặt cuộc đời đến khi Böttger gặp vua August.

Thế nhưng, thời gian cứ thế trôi qua và vẫn không có kết quả nào. August bắt đầu mất bình tĩnh và cuối cùng tống Böttger vào ngục với tối hậu thư : “Hoặc tạo ra vàng, hoặc phải chết”.

... phát minh thay đổi thế giới phương Tây...

Böttger bị giam suốt 7 năm ròng rã. Trong khoảng thời gian đó, ông đã gặp Ehrenfried Walther von Tschirnhaus cũng là một giả kim thuật sư kiêm nhà toán học.

Tschirnhaus không muốn chế tạo vàng mà lại hứng thú hơn với việc tạo ra sứ - loại vật chất được coi là còn quý hơn cả vàng thời đó. Bởi lẽ vàng có thể tìm thấy ở mọi nơi, nhưng vào thời đó, sứ chỉ có ở phương Đông và người Trung Hoa kiên quyết giữ bí mật sản xuất của họ. 

hv14
Tấm biển phía trước địa danh Böttger từng bị giam giữ.

Nhờ có Tschirnhaus, Böttger biết được rằng cao lanh (đất sét trắng) có một lượng nhất định trong sứ. Đó là thành phần chính, vậy còn những nhân tố khác thì sao? 

Trầm tích của cao lanh được tìm thấy ở dãy núi Alps, vì thế Böttger đã bắt tay ngay vào thí nghiệm với những công thức khác nhau mong chế tạo được ra gốm sứ.

hv15
Chỉ có gia đình quyền quý ở châu Âu bấy giờ mới sở hữu được gốm sứ Trung Hoa.

Bước đột phá đến vào ngày 15/1/1708. Trong khi thử nghiệm các tỉ lệ giữa cao lanh và thạch cao, Böttger đã tìm ra ba tỉ lệ đồng nhất với thông số thu được từ một mảnh sứ có sẵn. 

Sau đó, Böttger cùng đồng nghiệp tiếp tục miệt mài nghiên cứu. Không lâu sau, ông đã tìm được công thức cuối cùng để sản xuất sứ, bên cạnh đó còn cả nhiệt độ cần thiết của lò nung và cách tráng men các bình sứ. 

Sau bảy năm nghiên cứu cực khổ, ông đã tạo ra vật chất quý hơn vàng. Nhà vua vì thế đã tài trợ cho ông để mở xưởng nung sứ đầu tiên ở châu Âu, đặt tại Meissen.

hv16
Quá trình làm ra sứ của giả kim thuật sư Böttger.

Böttger được tuyên bố tự do, nhưng nhà vua lo sợ việc lộ công thức sản xuất nên ông và cả những công nhân ở xưởng đều gần như bị giam lỏng. 

Böttger mất năm 1719 nhưng những thí nghiệm vẫn được tiếp tục. Cuối cùng đến năm 1724, xưởng Meissen đã tìm ra được công thức hiệu quả như dùng thạch anh thay thế cho thạch cao. Công thức này vẫn được áp dụng cho tới tận ngày nay.

Việc phát minh ra cách sản xuất gốm sứ của Johann Böttger khi đó đã thay đổi cả châu Âu. Thành công của ông giúp châu Âu không còn quá phụ thuộc vào nguồn cung gốm sứ từ Trung Hoa nữa. 

Đồng thời, phát minh này cũng mở ra cuộc đua để tranh giành những mảnh đất màu mỡ chứa cao lanh và các khoáng chất cần thiết khác ở khắp nơi. 

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.