Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 14/11/2024 09:03 (GMT+7)

Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Hội thảo được diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - Phạm Quang Thao; Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam - GS.VS Trần Đình Long; Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La - Phạm Thu Hà. Tham dự hội thảo có các đại biểu là đại diện Liên hiệp Hội Sơn La; đại diện lãnh đạo UBND huyện Mộc Châu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Hội viên Hội giống cây trồng Việt Nam, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trồng, chế biến sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Mộc Châu.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch LHHVN - Phạm Quang Thao; Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam - GS.VS Trần Đình Long;Chủ tịch LHH tỉnh Sơn La - Phạm Thu Hà đồng chủ trì hội thảo

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao nhấn mạnh, nông nghiệp đặc biệt là lĩnh vực giống cây trồng, cây ăn quả là một trong các lĩnh vực tiềm năng, lĩnh vực kinh tế đã được Đảng, nhà nước cụ thể hóa thành các chính sách và những năm vừa qua đã đi vào thực tiễn cuộc sống. Để xây dựng được các vùng trồng cây ăn quả có chất lượng tốt, đáp ứng được các quy định để xuất khẩu, tỉnh Sơn La đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện. Trong đó, việc phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả là một trong những nội dung trọng tâm bởi giống cây trồng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng, tạo sự bền vững cho chuỗi sản xuất nông sản. Thực tế hiện nay cho thấy, so với yêu cầu sản xuất, số giống có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với các vùng sinh thái vẫn chưa đáp ứng về chủng loại và giống đảm bảo tiêu chuẩn. Để giải quyết tốt vấn đề trên, việc nâng cao hiểu biết, kiến thức, năng lực cho người dân, các doanh nghiệp, HTX, các hộ nông dân của tỉnh Sơn La nói riêng, khu vực miền núi phía Bắc nói chung về phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả là rất cần thiết, đạp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay

tm-img-alt

Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Quang Thao phát biểu khai mạc, chỉ đạo hội thảo

Thời gian qua, Hội Giống cây trồng Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu trong việc sản xuất giống cây trồng, cây ăn quả. Theo Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao, các nhà khoa học của Hội giống cây trồng Việt Nam là những người bạn của nhà nông, luôn sát cánh cùng người nông dân nhiều năm nay triển khai đạt nhiều thành quả về giống cây trồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao hy vọng, hội thảo không chỉ mang đến những kiến thức mới mà còn là cuộc trao đổi trên cơ sở thực tiễn địa phương để các kết quả nghiên cứu sớm đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả. Mộc Châu là mảnh đất có nhiều tiềm năng về du lịch và đặc biệt là tiềm năng về phát triển nông nghiệp của tinh Sơn La, do đó đề nghị các đại biểu tích cực trao đổi để làm rõ và sáng tỏ hơn các vấn đề, các kiến thức được truyền đạt tại hội thảo.

Trao đổi về hiện trạng và tiềm năng phát triển cây ăn quả Việt Nam, GS. VS Trần Đình Long cho biết, ngày 27/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT về việc phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Mục tiêu Phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực nông thôn.

tm-img-alt

Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam - GS.VS Trần Đình Long

Với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đã mang đến cho Sơn La lợi thế về phát triển cây ăn quả, đã chuyển đổi được trên 60.000 ha cây trồng khác sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với tổng diện tích cây ăn quả các loại 83.001 ha, sản lượng quả thu hoạch 453.554 tấn, Sơn La là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 cả nước. Các loài cây ăn quả chủ lực của Sơn La: Xoài-19.94 ngàn ha; Nhãn-19,99 ngàn ha; Mận-12,3 ngàn ha; Chuối- 4136 ngàn ha; Dứa-2134 ngàn ha; Na- 830 ha; Chanh leo-759 ha. (Năm 2022)

Thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cây ăn quả chủ lực của tỉnh đã được, các cấp các ngành đặc biệt quan tâm chú trọng, một số cây ăn quả chính có giá trị lớn, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung. Tuy nhiên,  cây ăn quả Sơn La chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.  Phương thức sản xuất, cơ cấu loại cây ăn quả tuy có chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chưa mạnh, tăng trưởng vẫn dựa vào mở rộng diện tích gieo trồng và sử dụng tài nguyên là chính, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá trị gia tăng và năng suất lao động còn thấp. Sản suất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, diện tích còn nhỏ, việc mở rộng diện tích của các Doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình còn chậm; việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở một số nơi còn mang tính tự phát, công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kĩ thuật vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất …

tm-img-alt

TS Vũ Việt Hưng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, Hoa, Quả Gia Lâm - Viện Nghiên cứu Rau quả trình bày báo cáo vềkết quảnghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹthuật về cây ăn quả tại Sơn La

tm-img-alt

GS.TS. Vũ Mạnh Hải, Nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Namtrao đổi nội dungchọn tạo, lựa chọn và sản xuất giống cây ăn quả ở Việt Nam

Bên cạnh việc truyền đạt, chia sẻ các kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật mới về giống cây trồng, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam - GS.VS Trần Đình Long và các nhà khoa học tại hội thảo đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả tại miền Bắc nói chung, Sơn La nói riêng như: thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cây ăn quả từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu; tăng cường các khóa đào tạo nghề làm vườn, tăng cường kỹ năng sản xuất, kiến thức thị trường về cây ăn quả; tiếp tục đầu tư lưu giữ nguồn gen cây ăn quả bản địa; chọn, tạo, nhập mới giống cây ăn quả năng suất, chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Tiếp tục hoàn thiện quy trình nhân giống cây ăn quả sạch bệnh; ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Cơ sở, Quốc gia về cây ăn quả phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; quản lý chặt chẽ hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây ăn quả, đảm bảo chất lượng cây giống phục vụ trồng mới, tái canh và ghép cải tạo. Xây dựng các chương trình khuyến nông về canh tác tiên tiến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Sơn La cần đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống cây ăn quả cho vùng và Khu vực…

tm-img-alt

Đại biểu trao đổi tại hội thảo

tm-img-alt

Đại biểu trao đổi tại hội thảo

Xem Thêm

Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…
Thảo luận giải pháp mang tính chiến lược về công tác PBKT của Liên hiệp Hội Việt Nam
Sáng 24/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức KH&CN. Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Hội ngành toàn quốc, Liên hiệp Hội các tỉnh thành phố, Văn phòng và các ban chuyên môn của VUSTA.
Mã số mã vạch trong kỷ nguyên mới
“Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”.

Tin mới

Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
HỘI KH&CN HKVN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI HỘI THẢO QUỐC TẾ CỦA IATA “AIR CARGO DAY VIỆT NAM 2024”
Ngày 07-08/11/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA và Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Hội thảo khoa học này.
Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.