Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/06/2025 08:39 (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp chưa thấy rõ lợi ích kinh tế từ việc tham gia thị trường carbon

Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thấy rõ lợi ích kinh tế từ việc giảm phát thải và tham gia thị trường carbon, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thiếu thông tin đầy đủ về quy trình phát triển dự án carbon, bán tín chỉ…

Đây là nhận định được chuyên gia được nêu ra tại Hội thảo Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị”. Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp Viện Kinh tế và phát triển tổ chức sáng 17/6.

tm-img-alt

Từ trái qua: Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế và phát triển Hoàng Văn Phụ; Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao; Trưởng ban Ban PBKT LHHVN Lê Thanh Tùng đồng chủ trì hội thảo Nhiều cơ hội phát triển thị trường carbon

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao nhận định: Phát triển thị trường tín chỉ carbon không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc nếu Việt Nam muốn hội nhập sâu rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đây không đơn thuần là chính sách môi trường, mà là chiến lược hội nhập, gắn kết trách nhiệm với lợi ích kinh tế….

tm-img-alt

PGS. TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch LHHVN phát biểu khai mạc hội thảo

Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Kinh tế và phát triển Hoàng Văn Phụ cho biết, thị trường tín chỉ carbon, về bản chất, là cơ chế kinh tế cho phép các tổ chức, doanh nghiệp mua bán quyền phát thải khí nhà kính (CO2). Cơ chế này không chỉ tạo động lực tài chính để thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải mà còn phân bổ hiệu quả nguồn lực giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

tm-img-alt

Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Kinh tế và phát triển Hoàng Văn Phụ phát biểu tại hội thảo

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai và đạt được những kết quả nhất định từ mô hình này, tạo ra nguồn lực cho phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon, với 3 văn bản pháp lý trụ cột: Luật Bảo vệ Môi trường 2020; Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 về phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Những quy định này tạo nên khung khổ chính sách chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng để Việt Nam không chỉ ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, mà còn kiến tạo một nền kinh tế xanh, minh bạch và phát triển bền vững.

Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi phát triển thị trường tín chỉ carbon. TS. Nguyễn Mạnh Hải, chuyên gia kinh tế cho rằng, nước ta là có diện tích rừng lớn, đặc biệt là rừng trồng, có khả năng hấp thụ và lưu trữ lượng lớn carbon. Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon từ rừng sẽ giúp giảm phát thải và tạo nguồn thu cho các chủ rừng và cộng đồng. Việt Nam đã tham gia các cơ chế quốc tế như Cơ chế phát triển sạch (CDM) và đã chuyển nhượng thành công tín chỉ carbon cho Ngân hàng Thế giới, tạo nền tảng cho việc phát triển thị trường tín chỉ carbon trong nước. (Ngọc lan, 2024). Chính phủ cũng đã xác định phát triển thị trường tín chỉ carbon là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cam kết giảm phát thải và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Phụ nhìn nhận, thị trường tín chỉ carbon của nước ta mới đang trong giai đoạn manh nha hình thành và chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây, các hoạt động mua bán tín chỉ carbon mới dừng lại ở hoạt động tự phát, rời rạc và nhỏ lẻ. Do đó, hệ thống chính sách để định hướng, khuyến khích và hỗ trợ thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon phát triển cũng đang trong giai đoạn sơ khai.

Đồng quan điểm với ông Hoàng Văn Phụ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Mạnh Hải bổ sung, việc ban hành các hướng dẫn chi tiết về kiểm kê, thẩm định và báo cáo vẫn còn thiếu, gây khó khăn trong quá trình triển khai. Các tổ chức, doanh nghiệp và một số cơ quan quản lý còn thiếu kiến thức chuyên sâu về thị trường carbon, dẫn đến khó triển khai các dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế. “Nhiều doanh nghiệp chưa thấy rõ lợi ích kinh tế từ việc giảm phát thải và tham gia thị trường carbon. Chi phí ban đầu để đầu tư vào công nghệ giảm phát thải cao, trong khi lợi nhuận từ tín chỉ carbon chưa rõ ràng.

Nhiều doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ không có thông tin đầy đủ về quy trình phát triển dự án carbon, bán tín chỉ hay tham gia các cơ chế cụ thể của thị trường carbon”, ông Hải nói.

Cần có chính sách khuyến khích tài chính cho doanh nghiệp

Theo các đại biểu, trong xu hướng phát triển thị trường carbon trên thế giới hiện nay, Việt Nam cần nhanh chóng và tích cực trong hình thành, xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon theo những tiêu chuẩn, xu hướng quốc tế. Điều này không những giúp Việt Nam giảm phát thải theo cam kết quốc tế, mà còn mở ra cơ hội tài chính mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa xanh.

“Cơ chế, chính sách chậm trễ ngày nào sẽ ảnh hưởng đến sự gia nhập thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam vào thị trường toàn cầu ngày đó, từ đó làm giảm cơ hội cạnh tranh trên thị trường này của quốc gia”, PGS.TS Hoàng Văn Phụ nhấn mạnh. 

tm-img-alt

Ông Đặng Hoàng Hà (Trường Đại học Công đoàn) báo cáo tham luận tại hội thảo

Đến từ trường Đại học Công đoàn, ông Đặng Hoàng Hà, đề xuất, để doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tối đa lợi ích từ thị trường tín chỉ carbon, cần có các chính sách hỗ trợ đồng bộ nhằm khắc phục những rào cản hiện tại về kỹ thuật, tài chính và năng lực quản lý.

Một trong những định hướng chính sách quan trọng là phát triển hệ thống đo lường, báo cáo và thẩm định phát thải (MRV) chuẩn xác và minh bạch. Điều này không chỉ giúp tăng độ tin cậy của thị trường mà còn thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư và các bên liên quan. Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực kỹ thuật về MRV qua các chương trình đào tạo, tư vấn và hỗ trợ tài chính.

Cùng với đó, cần có chính sách khuyến khích tài chính, chẳng hạn như các khoản hỗ trợ trực tiếp, ưu đãi thuế hoặc các quỹ bảo lãnh tín dụng xanh, giúp doanh nghiệp giảm chi phí ban đầu đầu tư vào công nghệ sạch.

Bên cạnh đó, khung pháp lý cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, bao gồm việc công nhận tín chỉ đạt chuẩn quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng cơ hội giao dịch toàn cầu.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Theo các chuyên gia tại hội thảo, Việt Nam đang đứng trước thời cơ quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Nhưng nếu chậm chân trong việc hoàn thiện thể chế, chuẩn hóa dữ liệu phát thải và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, thì cơ hội hội nhập và cạnh tranh trên thị trường carbon toàn cầu sẽ bị thu hẹp.

Để thị trường carbon có thể vận hành hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý và phân bổ hạn ngạch phát thải. Đồng thời, phải hoàn thiện khung pháp lý theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết lập cơ chế tài chính hỗ trợ như: Quỹ bảo lãnh tín dụng xanh, ưu đãi thuế, và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật MRV cho doanh nghiệp.

Xem Thêm

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh chọn tạo giống nội địa, khai thác sử dụng nguồn gen nhằm phát triển nông nghiệp bền vững
Ngày 24/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây rau và hoa tại Hà Nội”. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực sản xuất cây rau và hoa, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, doanh nghiệp, HTX tại Hà Nội.
Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Hà Giang: Tập huấn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Học viện AI tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp…
Bình Thuận: Đào tạo nguồn nhân lực xét nghiệm y học
Sáng ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh cùng Trường Đại học Phan Thiết phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xét nghiệm y học trong xu thế chăm sóc sức khỏe hiện nay”.
Giải pháp cho công tác phổ biến kiến thức KHCN hiệu quả
Hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) là những tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, tập hợp giới trí thức KHCN với nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội và Phổ biến kiên thức khoa học công nghệ (KHCN).

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.