Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/06/2025 16:48 (GMT+7)

Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến

Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ThS. Phạm Thị Bích Hồng, Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết: Tỉnh Thái Bình được biết đến là địa phương đi lên làm giàu từ cây lúa. Do đó, hội thảo với chủ đề “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao” rất có ý nghĩa với tỉnh Thái Bình. Liên hiệp Hội Việt Nam mong muốn thông qua việc tổ chức Hội thảo này sẽ mang lại giá trị tích cực cho địa phương trong phát triển giống cây trồng chất lượng cao, góp phần thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương đồng thời nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN trong phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật cho người dân.

tm-img-alt

Toàn cảnh Hội thảo

tm-img-alt

ThS. Phạm Thị Bích Hồng, Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc

Định hướng phát triển ngành giống cây trồng Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030

Chia sẻ về định hướng phát triển ngành giống cây trồng Việt Nam giai đoạn 2025-2030, GS.VS. Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết: năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; số giống cây trồng được công nhận là giống mới là 1008 giống. Điều này mở ra những triển vọng lớn cho ngành nông nghiệp nước nhà.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp hạt giống hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Chúng ta mới chỉ chủ yếu tập trung chọn tạo giống cây lương thực, các loại rau, hoa, cây cảnh, một số loại cây ăn quả... ít được lựa chọn. Hệ thống sản xuất hạt giống và cây giống ở mức quy mô công nghiệp còn hạn chế. Kỹ thuật hạt giống và công nghiệp hạt giống chưa đủ mạnh.

Định hướng đến năm 2035, ngành giống cây trồng Việt Nam sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất đủ cây giống, hạt gống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Mục tiêu trọng tâm là chọn tạo các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước - quốc tế, tiêu biểu như: Đài Thơm 8, OM5451, ST25…

tm-img-alt

GS.VS. Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

GS.VS. Trần Đình Long cũng nhấn mạnh: “Cần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại như chỉ thị phân tử, chỉnh sửa gen, công nghệ tế bào, vi nhân giống và ứng dụng AI trong chọn tạo giống. Bên cạnh đó, việc phát triển các vùng sản xuất giống trọng điểm và đẩy mạnh mô hình hợp tác công - tư (PPP) là yếu tố then chốt tạo sức bật cho toàn ngành”.

Đặc biệt, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng, cho phép viện nghiên cứu, trường đại học tự chủ tài chính, liên kết doanh nghiệp và thương mại hóa giống cây trồng mới. Đây là cơ hội tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học góp phần tạo đột phá cho ngành công nghiệp giống cây trồng trong tương lai.

Kinh nghiệm phát triển công nghệ hạt giống tại Việt Nam và trên thế giới

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, công nghệ hạt giống trở thành yếu tố then chốt quyết định năng suất, chất lượng và an ninh lương thực. Cùng với đó nhiều quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ sinh học, di truyền phân tử và biến đổi gen (GMO), chi phí cho nghiên cứu phát triển (R&D).

Hàn Quốc đầu tư hơn 700 triệu USD vào "Dự án Hạt giống Vàng", đưa hạt giống thành ngành xuất khẩu chủ lực. Úc, Mỹ, Nhật, Thái Lan cũng đẩy mạnh hiện đại hóa toàn bộ chuỗi giá trị hạt giống.

Tại Việt Nam, dù thị trường hạt giống tăng trưởng gần 5%/năm, nhưng vẫn phụ thuộc 70-80% giống lai nhập khẩu. Để bứt phá, cần học hỏi mô hình PPP, đầu tư cho R&D, bảo tồn đa dạng sinh học và chuẩn hóa kiểm nghiệm.

tm-img-alt

Hoàng Thị Huệ, Tổng thư ký Hội Giống cây trồng Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao tại Thái Bình

Thái Bình có hệ sinh thái giống cây trồng phát triển, sản xuất 5.000 ha lúa giống mỗi năm, đạt 32.500 tấn. Địa phương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác chọn tạo nhiều giống lúa chất lượng cao đã được công nhận và đưa vào sản xuất như TBR39, Đông A1, N97, Đài thơm 8,…Tuy nhiên, tỉnh vẫn gặp khó khăn về đầu tư R&D, chính sách hỗ trợ và chuỗi liên kết chưa chặt chẽ.

Để phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao tại Thái Bình trong thời gian tới, giải pháp hàng đầu là ưu tiên tập trung nguồn lực cho ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đây được coi là yếu tố then chốt để phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao. Điều này cũng đã được các đại biểu đề cập và nhấn mạnh nhiều lần tại Hội thảo. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng sản xuất và cung ứng giống. Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ chọn tạo giống. Cùng với đó là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

TS Trần Thị Hòa, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình cũng cho biết: Trong những năm qua, Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình với vai trò là tổ chức của đội ngũ trí thức KH&CN của tỉnh Thái Bình đã tích cực là cầu nối giữa các nhà khoa học với chính quyền và bà con nông dân nhằm kết nối thông tin, thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất giống tiên tiến; tham gia góp ý, phản biện nhiều chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phát triển các loại giống cây trồng; phối hợp với các sở, ngành xây dựng nhiều mô hình trình diễn giống lúa mới, ứng dụng công nghệ cao như: giống chịu mặn, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, công nghệ nhân giống sạch bệnh, sản xuất giống theo tiêu chuẩn VietGAP… Trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả mô hình và nhân rộng ra toàn tỉnh.

tm-img-alt

TS. Trần Thị Hòa, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi từ các đại biểu tham dự, trong đó nhiều kinh nghiệm và các bài học thực tiễn đã được chia sẻ, qua đó tìm hướng kết nối các chủ thể then chốt trong phát triển giống cây trồng hiện đại, góp phần thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ “làm nông” sang “kinh tế nông nghiệp”, xây dựng ngành giống cây trồng Việt Nam vững mạnh, phát huy thế mạnh và nâng cao sức cạnh tranh nguyên liệu cũng như sản phẩm lúa gạo trên thị trường quốc tế.

tm-img-alt

Đại biểu tham dự phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như tham quan khu trưng bày giống cây chất lượng cao của Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (VinaSeed) chi nhánh Thái Bình; thưởng thức cơm trắng từ giống lúa Ngọc Nương 9 - một trong những giống lúa chất lượng cao của VinaSeed.

tm-img-alt

Đại biểu tham quan khu trưng bày

tm-img-alt

Thưởng thức cơm từ giống gạo Ngọc Nương 9

Trước đó, đoàn đại biểu Liên hiệp Hội Việt Nam đã có chuyến khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (VinaSeed) chi nhánh Thái Bình. Tại đây, đoàn đại biểu đã được thăm quan mô hình sản xuất giống cây trồng chất lượng cao của doanh nghiệp, đồng thời được giới thiệu về những giống lúa chất lượng cao mà công ty đang phát triển, cung cấp cho bà con như: Thơm RVT, Dự Hương 8, Thiên Ưu 8, Ngọc Nương 9,…Đây là những giống lúa năng suất, chất lượng, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, tiếp cận xu thế của thế giới về chuẩn sản phẩm an toàn và chất lượng.

tm-img-alt

Đoàn đại biểu LHHVN khảo sát thực tế tạiCông ty VinaSeed chi nhánh Thái Bình

Xem Thêm

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh chọn tạo giống nội địa, khai thác sử dụng nguồn gen nhằm phát triển nông nghiệp bền vững
Ngày 24/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây rau và hoa tại Hà Nội”. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực sản xuất cây rau và hoa, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, doanh nghiệp, HTX tại Hà Nội.
Hà Giang: Tập huấn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Học viện AI tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp…
Bình Thuận: Đào tạo nguồn nhân lực xét nghiệm y học
Sáng ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh cùng Trường Đại học Phan Thiết phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xét nghiệm y học trong xu thế chăm sóc sức khỏe hiện nay”.
Giải pháp cho công tác phổ biến kiến thức KHCN hiệu quả
Hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) là những tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, tập hợp giới trí thức KHCN với nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội và Phổ biến kiên thức khoa học công nghệ (KHCN).

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.