Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 20/10/2014 17:40 (GMT+7)

Bông hoa đẹp nơi vùng trũng Thái Bình

Tự xây dựng phần mềm Tiếng Việt 

Tại Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII” năm 2012 - 2013 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức, đề tài "Phần mềm Từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa" trực tuyến của nhóm tác giả Trường THCS xã An Vũ vinh dự đoạt giải Nhất. Giải thưởng này đánh dấu một thành công lớn của ngành giáo dục tỉnh Thái Bình và cả nước. 

Chủ nhiệm đề tài, cô giáo Mai Thị Bích Nguyện, Hiệu trưởng trường THCS An Vũ cho biết: Đề tài được khởi sự từ năm 2012. Động lực để thực hiện đề tài này là qua thực tế tiếp xúc, trải nghiệm giáo dục, tôi thấy một vấn đề bất cập là học sinh dùng từ không rõ nghĩa, diễn đạt không đúng văn cảnh giao tiếp làm người nghe không hiểu ý diễn đạt. Thực tế này xuất phát từ việc học sinh ít vốn từ ngữ; quá trình giảng dạy của giáo viên ít chú tâm rèn giũa kỹ năng ngôn ngữ, vốn từ cho học sinh; hoặc học sinh có từ điển nhưng do những cuốn từ điển hiện hành tra cứu không tiện ích, cồng kềnh, phức tạp. Hoặc do kinh tế khó khăn, học sinh không mua được cuốn từ điển ưng ý. 

Cô giáo Nguyện cho biết thêm: Phần mềm “Từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa” với khoảng 24.000 từ sử dụng bộ mã nguồn mở cho phép xử lý dữ liệu, quá trình trao đổi thông tin giữa máy chủ và máy trạm nhanh chóng. Phần mềm này cho phép tra cứu những từ cần tìm hiểu nghĩa, các từ đồng âm, từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần tra cứu. Lý thú và cuốn hút học sinh ở chỗ, ngoài phần định nghĩa từ, phần ví dụ minh họa đi kèm còn giúp người sử dụng dễ hiểu, dễ nhớ. 

Nhận thấy phần mềm “Từ điển tiếng Việt, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa” của cô giáo Nguyện rất bổ ích, lý thú, nên đến nay 100% giáo viên, học sinh trường THCS An Vũ đã tìm đến phần mềm này để phụ trợ công tác giảng dạy, học tập. Không ít phụ huynh ở vùng trũng An Vũ cũng đã sử dụng thành thạo phần mềm này, áp dụng vào dạy học cho con em mình. 

Theo cô Nguyện, thành công lớn nhất của phần mềm tiếng Việt là đã được đông đảo giáo viên, học sinh, phụ huynh đón nhận sử dụng. 

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chuyên ngành Ngữ Văn, nhưng cô Nguyện lại có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Không chỉ dừng lại ở đó, cô Nguyện đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung nhiều từ mới vào phần mềm này. Ngoài ra, cô Nguyện và cộng sự đang ấp ủ, nghiên cứu thực hiện 2 đề tài khác nữa, cũng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. 

Giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nếu tính về thâm niên công tác, giảng dạy thì đến nay, tuổi nghề của cô Nguyện đã 20 năm có lẻ. Trước lúc đặt chân đến vùng trũng nghèo An Vũ, cô Nguyện đã từng cống hiến 15 năm giảng dạy ở trường THCS An Bài (huyện Quỳnh Phụ). Mới đó thôi nhưng ở “đất mới” An Vũ, năm nay đã là năm thứ 6 cô công tác, giảng dạy và đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng của ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia. 

Cô Nguyện cho biết: An Vũ là một vùng trũng nghèo của Quỳnh Phụ, cây lúa, củ khoai vẫn là kinh tế chính của người dân nơi đây. Học sinh theo học ở trường THCS An Vũ đa phần có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên sự học của nhiều em có nguy cơ “đứt gánh” giữa chừng. Một thực tế không phủ nhận được là những gia đình khá giả hơn đã chuyển con em đến những ngôi trường khác theo học, bởi phụ huynh sợ trường mình chất lượng không tốt bằng trường khác. 

Xuất phát từ thực tế đó, cô Nguyện và đội ngũ giáo viên trong trường đã cùng nhau “vực” dậy thành tích của trường. Quyết tâm của thầy cô trường THCS An Vũ đã được đền đáp: Nhiều năm trở lại đây, trường THCS An Vũ trở thành điểm sáng của ngành giáo dục huyện Quỳnh Phụ; lượng học sinh giỏi của trường từ xếp thứ 37, 38 nay đã xếp thứ 10 trong huyện. Hiện trường THCS An Vũ có 11 lớp với hơn 300 học sinh. 

Trong câu chuyện với nhiều học trò của trường, chúng tôi được biết, bản thân cô Nguyện đã thực hiện những chuyến thực tế về gia đình học sinh để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của học sinh, vận động học sinh tới lớp, tới trường. 

Cô Nguyện kể: “Kỷ niệm không thể nào quên là lần về nhà một học sinh nghèo, nhìn thấy học trò trước mâm cơm đạm bạc, tôi đã ứa nước mắt và hiểu lý do vì sao học trò này lại nhiều lần nghỉ học, dù giấy xin phép vẫn đều đặn từng ngày với lý do là ốm”. Sau đó, để hỗ trợ kinh phí cho học sinh này tới trường, cô Nguyện đã trích lương hàng tháng để giúp em. 

Sau đó, cô Nguyện đã vận động các thầy cô giáo trong trường đóng góp, thành lập quỹ hỗ trợ học sinh nghèo của trường, tạo thêm động lực cho học sinh an tâm theo đuổi con chữ. Đề xuất của cô Nguyện được đông đảo giáo viên trong trường ủng hộ nhiệt tình. Nhiều học sinh nghèo cảm động trước tấm lòng của các thầy giáo, cô giáo trong trường, đã nỗ lực học tập, nhờ vậy tỷ lệ học sinh nghèo vượt khó của trường THCS An Vũ tăng lên từng năm. 

Tiếp xúc với nhiều giáo viên trong trường, chúng tôi được biết, cô Nguyện còn thực hiện nhiều chuyên đề cho toàn ngành học tập, trong 5 năm qua, cô Nguyện đã xây dựng 5 chuyên đề cấp huyện, tỉnh; cố vấn nhiều chương trình, cuộc thi nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, kỹ năng mềm cho học sinh…. Đặc biệt hơn, thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong 3 năm từ 2011 - 2013, cô Nguyện luôn được bình bầu là điển hình tiên tiến của huyện Quỳnh Phụ, ngành giáo dục tỉnh Thái Bình. Nhiều năm qua, cô Nguyện vinh dự nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình… vì đã có những đóng góp tích cực, những sáng tạo xuất sắc trong ngành giáo dục. 

Chồng là chiến sĩ quân đội thường xuyên xa nhà, bao nhiêu vất vả, lo toan cuộc sống gia đình đều do một mình cô Nguyện gánh vác. Ở vị trí người mẹ, người vợ, người giáo viên, cô Nguyện đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lý do, động lực để cô thành công, đó là "bản thân phải làm tốt vai trò của người vợ, người mẹ và nhiệm vụ xã hội giao phó, để tạo nên một hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác, phục vụ Tổ quốc, nhân dân”. 

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.