Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/05/2008 23:29 (GMT+7)

Những luận điểm của Hồ Chủ tịch về mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển khoa học và kỹ thuật

Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc và một hướng nhìn mới...

Kể từ khi đi học, Nguyễn Tất Thành đã sớm được tiếp xúc với những tư tưởng mới. Mặc dù cha là một nhà Nho, đỗ tới Phó bảng, nhậm chức quan của triều đình Huế, nhưng Nguyễn Tất Thành vẫn được học tập theo lối mới. Nguyễn Tất Thành sớm nhận thấy những điểm hạn chế trong chủ trương cứu nước của các bậc cách mạng tiền bối (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh) mặc dù khi đó, ở Người chưa hình thành một chủ thuyết nào. Với chí khí tuổi thanh niên, với truyền thống hiếu học của quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành ham học hỏi, tìm hiểu những điều mới lạ. Khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã chọn phương Tây, với mong muốn thiết thực “xem các dân tộc đó làm cách mệnh thế nào rồi sẽ truyền lại cho nhân dân mình”.

Ngay từ những ngày đầu trên con đường cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của cách mạng thế giới. Việc chuẩn bị xây dựng một nền văn hóa mới của nước Việt Nam độc lập đã được đặt ra ngay sau khi Người tìm thấy con đường cứu nước, khi mục tiêu lý tưởng của cuộc đấu tranh không phải chỉ có độc lập dân tộc mà còn là chủ nghĩa xã hội.

Những quan điểm của Hồ Chủ tịch về việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trên mọi mặt trước hết vì những lợi ích chính trị và kinh tế của dân tộc, vì sự ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam chưa nhận được nhiều sự ủng hộ từ bên ngoài, song Hồ Chủ tịch luôn kiên trì quan điểm tích cực mở rộng các mối quan hệ quốc tế, thu hút ngoại lực để phát huy nội lực.

Trong thế kỷ XX, bản lĩnh văn hóa của dân tộc Việt Nam phát triển dưới những định hướng đúng đắn trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, của tư tưởng Hồ Chí Minh, đã hấp thụ được thêm những thành tựu KH &KT hiện đại và tỏ rõ sức mạnh của mình cả trong chiến đấu và xây dựng.

“Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình”1

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm đó trong Thư gửi Liên hợp quốc tháng 12.1946, khi cả dân tộc Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc kháng chiến toàn quốc. Kể cả trong tình thế khó khăn nguy hiểm như “ngàn cân treo sợi tóc”, Hồ Chủ tịch vẫn thể hiện tầm nhìn xa của một lãnh tụ thiên tài. Người nhìn thấy những công việc phải làm để dựng xây đất nước trong tương lai chiến thắng ngay khi cả dân tộc chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ.

Ngay sau khi giành được độc lập, bên cạnh việc củng cố, xây dựng chính quyền non trẻ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ tịch đã có những hoạt động ngoại giao đầu tiên xúc tiến việc mở rộng quan hệ quốc tế cho nền khoa học Việt Nam là cử cán bộ sang Mỹ học tập KH &KT. Ngày 1.11.1945, trong thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Người nêu nguyện vọng gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để mở rộng quan hệ hữu nghị giữa hai nước, “xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”, và theo Người, “những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam” (2).

Tiếc rằng, lúc đó những ý tưởng tốt đẹp của Hồ Chủ tịch đã không thực hiện được. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp, cuộc chiến tranh lạnh trên quy mô toàn cầu đã “ngăn cản” những ý tưởng này.

“...Ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta” (3)

Việc kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, để lý luận bám sát thực tiễn, phục vụ thực tiễn và để thực tiễn trở lại bổ sung hoàn thiện lý luận đã được Hồ Chủ tịch nhiều lần đề cập tới trong những bài nói và viết của mình. Trong lĩnh vực KH &KT, Người nói: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra (người viết nhấn mạnh) và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” (4).

Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục mới ở Việt Nam, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh phương hướng và nội dung học tập ở bậc đại học: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta (người viết nhấn mạnh) để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà” (3).

Học tập KH &KT tiên tiến, tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để đáp ứng, bổ khuyết những gì chúng ta còn chưa có đủ nhưng phải biết kết hợp, vận dụng những tri thức khoa học đó trong thực tiễn cách mạng nước nhà - đó là điều kiện để phát huy những tiềm năng của Việt Nam . Đó cũng là một định hướng để phát triển nền khoa học nước nhà.

Từ những năm đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngay cả trong những năm chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta thường xuyên gửi những sinh viên xuất sắc, những cán bộ khoa học trẻ đi học tập ở nước ngoài để nắm bắt những tri thức KH &KT tiên tiến phục vụ trực tiếp cho cuộc kháng chiến và cho công cuộc dựng xây đất nước sau này.

Sự tiếp thu những thành tựu KH &KT tiên tiến trên nền văn hoá mang bản sắc Việt Nam, vận dụng những thành tựu đó trong điều kiện thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân chống lại thắng lợi kỹ thuật chiến tranh hiện đại của địch và cả những âm mưu của địch về văn hóa.

Thực tế lịch sử của cả hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ của dân tộc Việt Nam đã cho thấy sức mạnh của trí tuệ Việt Nam đã được phát huy mạnh mẽ trong điều kiện chiến trường Việt Nam, đã đánh thắng được ưu thế về binh lực, hoả lực cùng các kỹ thuật chiến tranh hiện đại của hai cường quốc công nghiệp. Để làm nên chiến thắng đó, ngoài lực lượng tinh thần mạnh mẽ, chúng ta còn có sự hỗ trợ của sức mạnh KH &KT.

Có chính sách thích hợp tận dụng, huy động tối đa mọi nguồn lực trí tuệ của người Việt Nam ở nước ngoài về bổ sung cho nguồn lực trí tuệ trong nước

Hồ Chủ tịch trân trọng từng người trí thức. Người coi đây là nguồn vốn trí tuệ quý báu của kháng chiến, của dân tộc. Đội ngũ trí thức, nhiều người được đào tạo ở Pháp với mục đích phục vụ cho chính quyền thực dân, nhưng nhà cầm quyền thực dân đã không đánh giá đúng tinh thần yêu nước tiềm tàng trong những người trí thức Việt Nam . Nhiều người trong số họ đã đứng về phía cuộc đấu tranh của dân tộc, sử dụng ngay những kiến thức được trang bị như một vũ khí lợi hại trong đấu tranh. Có thể kể đến những trí thức yêu nước tiêu biểu như: Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Phạm Ngọc Thạch...

Trong những ngày đầu tiên sau khi giành được độc lập, Hồ Chủ tịch đã chú trọng đến việc tập hợp đội ngũ trí thức xung quanh chính quyền cách mạng của nhân dân: “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều” (5). Người trân trọng “tìm người tài đức”, tranh thủ phát triển nguồn lực trí tuệ cho đất nước còn đang gặp nhiều khó khăn. Chính phủ cách mạng do Người đứng đầu đã thu hút được sự tham gia, ủng hộ của nhiều trí thức tiêu biểu thời đó. Họ đã gạt sang một bên cuộc sống vật chất đầy đủ; gạt sang một bên những âu lo, băn khoăn để sống với cuộc sống của dân tộc, đi theo kháng chiến, đi theo Cụ Hồ vì “Điều mấu chốt là Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng chính sách tín nhiệm đối với trí thức” - Như lời luật sư Phan Anh trả lời phỏng vấn nhà sử học Nauy_S. Tonnesson về thời kỳ 1945-1946.

Đáp lại lời kêu gọi yêu nước và cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà trí thức lớn được đào tạo tại nước ngoài đã trở về nước đồng hành cùng cuộc kháng chiến của dân tộc như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Nguyễn Văn Huyên, Trần Hữu Tước, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ...

Hồ Chủ tịch đã nhìn thấy rõ, đánh giá đúng và khơi nguồn cho dòng sức mạnh trí tuệ của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do của Tổ quốc và đánh thắng hai cuộc xâm lược của hai đế quốc to. Người cũng nhận thấy từ rất sớm vai trò của văn hóa và khoa học trong cuộc đấu tranh đó, cũng như trong sự nghiệp phục hưng và xây dựng đất nước sau này.

Nền văn hoá truyền thống Việt Nam xây dựng trên nền văn minh nông nghiệp lâu đời, còn nhiều hạn chế, lại thêm những di hại của văn hoá thực dân còn rất nặng nề. Trình độ KH &KT của chúng ta còn thấp kém, lề lối sản xuất chưa được cải tiến, năng suất lao động còn thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu chưa được khắc phục... Để khắc phục tình trạng này, việc học tập, tiếp thu những tri thức mới, những kinh nghiệm hay để làm chủ KH &KT, để tiến kịp với trình độ văn minh của nhân loại là điều đặc biệt cần thiết.

Việc hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới phù hợp với quy luật phát triển của văn hoá luôn có sự giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá. Tư duy văn hoá của Hồ Chủ tịch luôn rộng mở, nó xa lạ với sự kỳ thị văn hoá. Luôn chăm lo đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, Người cũng chống lại tư duy bảo thủ, khép kín. Hồ Chủ tịch có quan điểm biện chứng giữa tính dân tộc và tính nhân loại trong định hướng xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học Việt Nam . Người đã mang tinh thần mong muốn giao lưu, đối thoại để đạt tới sự hoà đồng, hướng tới sự hoà nhập, hướng tới một tương lai hoà bình và phát triển của dân tộc Việt Nam đến với các dân tộc anh em, bè bạn trên khắp thế giới.                       

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 470, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

2 Sđd, tập 4, tr 80-81.

3 Sđd, tập 8, tr 81.

4 Sđd, tập 12, tr 403.

5 Sđd, tập 4, tr 99.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.