Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/02/2015 17:09 (GMT+7)

Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức

Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại học giấy, tiến sĩ giấy cũng không phải là ít.

Là nhà trí thức có học lực thật, có bằng cấp thật như vàng 10 không sợ lửa. Các nhà trí thức được xã hội tôn vinh, được người đời kính trọng và tin yêu thì dù ở toạ độ không gian nào, thời gian nào hay lĩnh vực nào, hoàn cảnh nào cũng vẫn ngời ngời vẻ đẹp đặc hiệu của nó. Những vẻ đẹp đặc hiệu đó là gì?

(1) Nhà trí thức tự thân tu dưỡng mình, khai mở tâm trí mình, thanh lọc mình qua ngọn lửa Vô Thường , qua nghiêm minh quốc pháp, qua tính Đảng sáng trong (Có thể nhà trí thức đó chưa phải là Đảng viên hoặc không phải là Đảng viên).

(2) Nhà trí thức minh tâm kiến tính - sáng lòng để thấy đài ngọc trong rừng, châm vàng dưới đất, ngọc trai dưới biển, tinh tú giữa đời. Luôn kiểm soát được tâm trí của mình, đánh thức tiềm năng của mình, phản biện khoa học trước những đúng sai, có bản lĩnh, có khí phách, không ngại quyền uy, không vì danh lợi.

(3) Nhà trí thức vừa biết ứng dụng những thành tựu đã có, vừa biết sáng chế phát minh những thành tựu mới nhằm hưng quốc kế, lợi dân sinh.

(4) Nhà trí thức sống có trước có sau, biết ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó (tức là trí thức của nhân loại) nhưng càng không bao giờ quên người cầm đèn đã kiên nhẫn đứng ở bên (là gia đình, nhà trường, đất mẹ thân thương).

Tôi cho rằng đây là bộ TỨ QUÝ mang vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức. Đã là nhà trí thức đúng với tên gọi thì không bao giờ để mất đi vẻ đẹp mệnh giá của mình. Vậy tầng lớp trí thức là những ai?

- Là những nhà sư phạm biết dạy kiến thức để dạy người, khơi dậy những tiềm năng to lớn của con người.

- Là chính trị gia biết lấy LIÊM để rèn mình, biết lấy CHÍNH để rèn người, nội trị ngoại giao để dân được lợi, nước được vinh.

- Là quân sự gia tài ba biết luyện binh hùng răn tướng giỏi đã đánh là thắng.

- Là các nhà khoa học tự nhiên biết làm chủ đất trời, làm chủ rừng vàng biển bạc để xây nền tảng trở lối xuân về .

- Là thi gia, văn gia biết dùng chữ đúng ngôi thiêng, khai thái vận, ngời đức thánh, tỏ uy thần nghìn thu sáng mãi, muôn thuở gác vàng.

Nếu như làm khoa học nói chung các nhà trí thức cần phải có tài ba thì những nhà trí thức là triết gia , thi gia cần phải có thiên tài. Ở thế kỷ trước nhà thơ Sóng Hồng - Bậc vĩ nhân đã từng tuyên ngôn:

“Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”

Bác Hồ kính yêu của chúng ta vừa là Bậc chân nhân, vừa là Bậc chân trí, lời dặn trong Di chúc của Bác như mưa nhuần giêng hai, như sấm tháng 3 gọi lúa, như mặt trời đúng ngọ, như trăng rằm trung thu, đẹp như ráng chiều, gợi như sóng thu, ảo diệu như nhũ đá cốt để hậu thế phải lắng mà nghe, tĩnh tâm mà suy ngẫm cái âm vang sâu thẳm nơi cõi lòng của Bác ẩn hiện trong từng câu chữ đối với nước, với dân, với thế hệ cách mạng đời sau. Kể từ khi Bác nhập cõi vĩnh hằng cho đến hôm nay - 01/01/2015 quân dân cả nước mới lại nức lòng được nghe lời tuyên ngôn hào sảng trong bài báo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Phát huy Quốc bảo lòng dân là bài học gốc rễ”  và  “Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù hung bạo nào, chỉ sợ mất lòng dân.”  Ý tưởng trong lời tuyên ngôn thì không có gì là mới nhưng tinh thần thì mới, rất mới. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thiết lập một hệ thống câu chữ rút ra từ trái tim khối óc của con nòi đất Việt, rút ra từ gan ruột máu thịt của chính mình để lời tuyên ngôn vang lên như sấm truyền xúc động cả bốn phương trời đất khi Tổ quốc ta bước sang ngày đầu năm mới. Các nhà trí thức dù ở lĩnh vực nào, ban ngành nào cũng đều tự hào và tự tin vào quyền năng trí tuệ của mình, làm bền gốc rễ để không sợ mất lòng dân.  Muốn thu phục được hiền tài thì người lãnh đạo, người quản lý phải biết trọng hiền tài, tin yêu ở hiền tài như Bác Hồ đã tin yêu và trọng dụng cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Duy Hưng, Vũ Kỳ… Bác đã bồi dưỡng và sử dụng để các nhà trí thức đó có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh. Nhà trí thức làm chính trị , quân sự hay làm khoa học, nghệ thuật đều phải thường xuyên, chuyên cần, chuyên nhất, chuyên sâu thì làm mới tốt, hiệu quả mới cao. Thời gian đã chứng minh ở bất kỳ lĩnh vực chuyên khoa nào, quản lý lãnh đạo ở cấp nào nếu không có những nhà trí thức giàu tài năng và tâm huyết thì sẽ không có sự lựa chọn của lịch sử. Làm chính trị là làm cho dân yên, dân vui, dân tin. Nói thì dân nghe, bảo thì dân làm, kêu gọi thì dân đồng lòng để cùng chung sức chấn hưng: Quốc phòng hùng khí, của cải đầy kho, chữ linh khai thái vận, lòng dân vững tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đảng ta là Đảng cầm quyền hiểu thấu lòng dân, thông nguồn tạo hoá, giữ đúng ngôi thiêng để dân giàu nước mạnh đấy là định mệnh của Đảng ta.

Làm chính trị như ông Kim Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thời chống Mỹ cứu nước và xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp đã hiểu thấu lòng dân nên ông dám chấp nhận những đắng cay về mình để đất mở những mùa vàng. Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi rất xúc động khi tưởng nhớ về ông.

Sách không làm ra đời mà đời làm nên sách
Tay cầm lõm sẹo cầy nên ông thấu lòng dân
Giọt mồ hôi mặn đồng những năm khoán hộ
Ấm bao gia đình chỉ cay đắng một mình ông
Nằm dưới đất ngực còn thơm huân chương độc lập
Khoai lúa nôn nao nghe đất mở những mùa vàng
Cánh đồng nào giờ đây cũng mang hồn Kim Ngọc
Người lặng lẽ đi về trong truyện kể dân gian.

Kim Ngọc không có bằng cấp cao nhưng hiểu biết của ông thì rộng lớn. Kim Ngọc tiếp cận với đất trời, quê hương Vĩnh Phúc, với người dân trên đồng ruộng quê hương và khí tiết bốn mùa … Tất cả đã nhuần thấm trong ông tạo nên khí chất của nhà lãnh đạo vì dân thương dân. Làm chính trị như Kim Ngọc thì làng vui như mở hội, phố đẹp tựa vào xuân, dân ơn ông mãi mãi.

Những nhà trí thức cầm bút làm báo, làm sách, làm thơ, làm văn mà bút đã sinh hoa hồng sắc nắng, đậm chất hương như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Hữu Thỉnh, Nguyễn Bùi Vợi, Đặng Vũ Khiêu, Hồ Quang Lợi, Chu Thị Thơm, Nguyễn Văn Lưu, Trần Đăng Khoa, Đoàn Mạnh Phương, Nguyễn Quang Thiều, Đồng Đức Bốn… đều là những cây bút  ngực có ngọc châu, đầu có gương báu, thấu hiểu nhân tình. Vừa tiếp nhận được năng lượng của trời, vừa hấp thụ được nguyên khí của đất nên thơ văn, sách báo làm ra cứ như người đẹp dưới trăng, rùa vàng linh ứng, kiếm báu linh thiêng để người đời được ngắm đạo văn mà mừng nước thịnh, chúc dân khang. Những nhà trí thức cầm bút đều có những giác quan nhanh nhạy và tư duy mẫn cảm nên nhìn là thấy, nghe là thính, nghĩ là sáng, viết là thông.

Ngạn ngữ pháp có câu   Mỗi người là một pho sách nếu ta biết đọc họ.  Những năm 80 của thế kỷ trước, tôi đã đọc được trường thực nghiệm dạy học sinh Tiểu học của Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại. Tôi đã xin phép giáo sư được vào thăm và dự giờ để học hỏi. Tôi cũng đã đọc được trường đại học vừa học vừa làm ở Nam Định của Trưởng ty giáo dục Hoàng Trung Tích tôi cũng xin phép Trưởng ty để được đến thăm trường tìm hiểu phương thức giữa học và làm. Đây chính là hai mẫu hình đổi mới giáo dục ở phổ thông và đại học tiên tiến nhất, tích cực nhất. Chỉ tiếc rằng hai mẫu hình đó không những không được nhân rộng ra mà cả không còn tồn tại nữa. Phải chăng ở cuối thế kỷ XX nhà lãnh đạo nào đó bị điếc nên đôi tai khó mở ra? Nếu như hai trường thực nghiệm đó được duy trì và phát triển thì chắc chắn nền giáo dục quốc gia đã được chấn hưng và tiến xa so với bây giờ. Phạm Thị Ngọc Liên có 2 câu thơ rất đẹp viết về nỗi buồn của mình. Tôi mượn 2 câu thơ đẹp đó để nói về nỗi buồn của 2 trường nói trên:  “Buồn như ly rượu đầy không có người để cạn/ Buồn như ly rượu cạn không còn rượu để say”  .
Năm 1994, Trịnh Vân là người Việt Nam cư trú tại Thành phố Chu-la-vi-xta, em là một trong số 7.000 học sinh nước Mỹ tham dự cuộc thi hùng biện với chủ đề:  Tầm quan trọng của nền giáo dục Hoa Kỳ . Trịnh Vân và 4 em nữa trong cuộc thi đã đoạt giải xuất sắc được lên đường đi Niu Oóc gặp mặt các nhà hoạt động chính trị xã hội Mỹ. Tại đây Trịnh Vân đã trở thành học sinh  hùng biện nhất của nước Mỹ.

Phát hiện người tài, sử dụng người tài (có dám hay không) phải là nhu cầu tự thân của các nhà lãnh đạo và quản lý? Nếu dùng hình khối vật chất để mà so sánh thì con người vô cùng nhỏ bé so với trời cao lồng lộng, đất rộng mênh mông. Ấy vậy mà cao hơn trời cao vẫn là trí tuệ con người, rộng hơn đất rộng vẫn là tấm lòng của người. Những nhà lãnh đạo quản lý các cấp hành chính và các ban ngành chuyên môn muốn làm chủ được thế đứng của mình thì hãy hiểu và làm chủ mệnh giá của mình trước đã để hương thơm vào nhà, trăng soi ngoài cửa. Một khi thế đứng đã là hiền nhân thì xung quanh sẽ là quân tử. 

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Bình Định: Tuyên truyền Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
Trong tháng 11/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã đến làm việc tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ XIV(2024-2025), Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ XII, năm 2025 và một số hoạt động KHCN.
Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.