Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/02/2015 21:34 (GMT+7)

Bác Hồ với Tết cổ truyền và xây dựng nếp sống mới

Đối với Bác Hồ, việc đi thăm và chúc tết đã trở thành nếp. Bởi Bác cho rằng đây là lúc có thể hiểu được đầy đủ đời sống, tâm tư của người lao động, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của Người, được thấy nhân dân nô nức, phấn khởi, mọi nhà đoàn tụ, đầm ấm tận hưởng niềm vui sau một năm làm việc vất vả. Bác vẫn thường nói: "Đấu tranh giành được độc lập rồi nhưng chỉ độc lập thực sự khi nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc". Vì quan niệm về độc lập, về sự ấm no hạnh phúc của nhân dân đơn giản nhưng sâu sắc ấy mà kể từ khi nước nhà được khai sinh cho đến khi Bác đi vào cõi vĩnh hằng, gần như năm nào Bác cũng đi chúc tết đồng bào. Xuất phát từ tình thương bao la của Người, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Bác với người lao động, đặc biệt là người nghèo, đầy xúc động và ấm tình người. Vào đêm giao thừa của tết đầu tiên sau ngày nước nhà giành được độc lập, Bác và đồng chí thư ký cùng đi trong một ngõ tối trên phố Sinh Từ đến thăm một người kéo xe thuê ở một tỉnh khác về làm ăn. Do không đủ tiền về quê ăn tết, lại bị ốm, đang lên cơn sốt, Bác đứng lặng nhìn người kéo xe với tất cả lòng thương cảm và nhân ái. Và rồi Bác dặn thư ký hôm sau mang thuốc và quà đến hỏi thăm, động viên. Trên đường về, Bác nói: "Ba mươi tết mà không có tết". Câu nói ấy ngắn gọn nhưng tựa như lời trách mình, nhắc nhở mình về trách nhiệm chăm lo tết cho người lao động nghèo khổ.

Rồi sáng ngày mồng một tết, Bác đã mời đồng chí Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội lên nhắc nhở, phê bình vì không thực hiện thư của Người về tổ chức tết, dẫn đến nhiều gia đình nghèo không có tết và yêu cầu đồng chí Chủ tịch sửa chữa khuyết điểm. Kết quả, tết năm sau, hầu hết các gia đình nghèo đều được hưởng tết do có sự phối kết hợp các đội tuyên truyền, nhân dân đường phố đã vận động tương trợ, giúp đỡ các gia đình nghèo có tết.

Có nhiều cuộc gặp các gia đình nghèo trong tết, nhưng có lẽ cuộc gặp gỡ gia đình chị Nguyễn Thị Tín với Bác là một trong những cuộc gặp cảm động nhất. Chị Tín là người gánh nước thuê ở ngõ 16 Lý Thái Tổ, trong đêm 30 mưa phùn gió bấc của tết Nhâm Dần. Hoàn cảnh của chị, chồng mất sớm, một mình chị tần tảo nuôi bốn con nhỏ, nên đêm 30 tết chị vẫn phải đi gánh nước thuê. Với đôi gánh trên vai, vừa ra ngõ thì gặp Bác. Quá bất ngờ, đôi gánh trên vai chị rơi xuống đất. Tay chị run run nắm lấy tay Bác và nói trong sự nghẹn ngào xúc động: "Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm!". Bác nhẹ nhàng: "Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai...". Nói rồi Bác bước vào trong nhà, nhìn căn phòng tuềnh toàng và trên bàn thờ tổ tiên chỉ có nải chuối xanh, trong khi 4 đứa con chị đang chia nhau một gói kẹo, một ánh mắt buồn sâu thẳm trên khuôn mặt hiền từ của Bác. Bác lấy kẹo chia cho các cháu, lấy chiếc bánh chưng được chuẩn bị sẵn đặt lên bàn thờ. Chị Tín nhìn Bác trong hai hàng nước mắt lăn trên hai gò má gầy guộc xanh xao. Có hạnh phúc nào lớn hơn khi một vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng quan tâm tới gia đình mình. Thực sự là hạnh phúc lớn lao không gì so sánh nổi.

Những câu chuyện về sự quan tâm của Bác Hồ với người lao động nghèo là những dẫn chứng cụ thể nhất, sinh động nhất. Bởi Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong việc nói và làm, nhiều khi làm mà không nói.

Đón xuân, đón tết là dịp để mỗi người dân Việt Nam nhớ về tổ tiên, ông bà; cầu mong những điều an lành, hạnh phúc. Tết là dịp để mọi người đi lại thăm hỏi, chúc những điều may mắn, tốt đẹp. Thế nhưng cũng có nơi, có chỗ lạm dụng đón xuân để tổ chức vui chơi linh đình, tốn kém, hơn thế nữa là có nội dung trái với lối sống  văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Bác từng căn dặn: Suốt năm, chúng ta thi đua lao động, sản xuất, những ngày Nguyên đán, chúng ta vui chơi một hôm để chào xuân. Việc đó đúng. Nên chúng ta mừng xuân một cách vui vẻ, lành mạnh. Nếu có bao nhiêu tiền bỏ ra mua sắm, đánh chén lu bù, thế là mừng xuân một cách lạc hậu, thế là lãng phí, thế là không xuân".

Trong tác phẩm "Đời sống mới", Bác viết: "Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ,... cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm... cái gì mới mà hay, thì ta phải làm... làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của đời sống mới". Trong gia đình, Bác nêu rõ: "Phải trên thuận dưới hòa... ăn tiêu phải có kế hoạch, cưới hỏi, giỗ, tết nên tiết kiệm, ăn ở sạch sẽ, thân mật và sẵn lòng giúp đỡ xóm giềng, gia đình, hăng hái làm việc nước".

Đời sống mới theo quan niệm của Hồ Chí Minh, không phải cao xa gì, cũng không khó khăn gì. Ta chỉ sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người, mà cụ thể là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc.

Cứ mỗi độ tết đến, đâu đó vẫn có cơ quan, đơn vị với mọi hình thức, từ liên hoan, tổng kết, rồi quà biếu, phong bì... với đủ lý do hợp lý và tiêu tốn một nguồn kinh phí không nhỏ, trong lúc này vẫn còn nhiều gia đình lao động nghèo vất vả lo toan kiếm sống chật vật. Tết này sẽ ra sao? Đó là câu hỏi lớn cho toàn xã hội, mà mỗi chúng ta với truyền thống "lá lành đùm lá rách", cùng là dòng giống con Lạc cháu Hồng hãy chung tay, góp sức để cả dân tộc đón xuân ấm áp tình người như mong muốn của Bác Hồ kính yêu là dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống của nhân dân thực sự ấm no, hạnh phúc.

Trong suốt thời gian 1942-1969, năm nào Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thơ chúc tết gửi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài nhằm khen ngợi thành tích của một năm công tác và đề ra nhiệm vụ, phương hướng cho năm mới, động viên mọi người hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới. Qua đây ta thấy sự quan tâm động viên sâu sắc của Người trong dịp đầu xuân thể hiện sự trân trọng của Người đối với cái tết truyền thống của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên đà đổi mới, một năm mới đang đến gần, thời cơ đang mở ra, nhưng cũng đầy khó khăn và thách thức. Toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như mong muốn của Người: "Quốc thái dân an". Cả nước đón xuân về, Tết Nguyên đán đang đến rất gần, dân tộc ta nguyện mãi mãi sẽ không quên những lời căn dặn của Bác, xứng đáng là con cháu Cụ Hồ.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 11
Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh cùng Sở Khoa học và Công nghệm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk phối hợp thực hiện. Cuộc thi dành cho đối tượng là tất cả các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh từ 6 – 18, khuyến khích các em nhỏ tuổi, vùng sâu, vùng xa tham gia.
Tiền Giang: Đổi mới việc phân bổ giải thưởng Cuộc thi lần thứ XV
Điểm mới so với những lần tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng (gọi tắt là Cuộc thi) cấp tỉnh trước đây là kể từ Cuộc thi lần thứ XV (2022 – 2023), cơ cấu và số lượng giải thưởng không phân bổ đều cho các huyện, thị, thành mà dựa trên số lượng mô hình, sản phẩm thực tế tham dự của mỗi địa phương.
Trọng trí thức là thuộc tính của Đảng ta
Đất nước Việt Nam đang có một cơ đồ lớn để có thể thực hiện khát vọng đưa dân tộc đi tới phồn vinh. Hơn bao giờ hết chúng ta phải đủ khả năng biến tất cả những gì người Việt Nam có thành lợi thế trong sự nghiệp toàn cầu hóa, đưa đất nước đi lên. Trong sự nghiệp vĩ đại này, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị đầy trí tuệ sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Tiềm lực của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - LHHVN (26/3/1983 - 26/3/2023), Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước” được LHHVN tổ chức vào chiều ngày 23/3/2023 tại Hà Nội.
Một số kiến nghị chính sách, pháp luật về đội ngũ trí thức khoa học công nghệ
Trí thức được đề cập trong Nghị quyết 27 của Trung ương được định nghĩa như sau: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.
Duyên nợ với Vusta
Hơn 20 năm trước, khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi nhận học bổng của Vusta, nhưng chưa biết rằng sau này tôi đã gắn bó hơn nửa thời gian công tác đầy duyên nợ.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi sáng tạo lần thứ 11 - năm 2023
Cuộc thi do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cùng Sở Khoa học và Công nghệm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk phối hợp thực hiện. Cuộc thi dành cho đối tượng là tất cả các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh từ 6 – 18, khuyến khích các em nhỏ tuổi, vùng sâu, vùng xa tham gia.
Thanh Hóa: Đoàn công tác của Liên hiệp hội Thanh Hóa thăm, làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, ngày 17/3/2023, tại văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiêp hội) Quảng Ngãi, đoàn công tác Liên hiệp hội Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội Thanh Hóa - làm trưởng đoàn, đã có cuộc làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi.
Khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam
Ngày 20/3, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam gặp gỡ báo chí công bố Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 - 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983 - 26/3/2023). Chủ trì buổi họp có PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch, đồng chí Phạm Hữu Duệ, Trưởng Ban Tổ chức và Chính sách Hội, Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban TT&PBKT LHHVN.
Phê duyệt dự án Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọc gáy trắng
Dự án “Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọoc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên vùng cao thực hiện với nguồn kinh phí viện trợ nước ngoài không hoàn lại 192.473 USD từ tổ chức Botanic Gardens Conservation International - Tổ chức Bảo tồn Vườn thực vật quốc tế, quốc tịch Anh.
Phú Yên: Phát động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam
Sáng 15/3, tại siêu thị Co.op Mart Tuy Hòa, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Phú Yên phối hợp Sở Công Thương Tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2023 và hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh với người tiêu dùng.