Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/02/2015 19:14 (GMT+7)

Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc

Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.

Hồ Chủ tịch đề nghị mọi người vui văn nghệ tự biên tự diễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đọc tặng Bác bài thơ, tạm dịch là "Sắt đá một lòng phò giống  nòi/ Giang sơn muôn dặm thành trì vững/ Biết ông việc nước chẳng được ngơi/ Đậy tháp bút lại đã viết xong bài thơ đuổi giặc rồi".

Một vị Bộ trưởng trẻ đọc thơ chúc Bác vừa sáng tác tại chỗ "Năm mươi tám tuổi vẫn chưa già/Răng rụng rồi răng lại mọc ra/ Dân đã có Cha chưa có Mẹ/ Bao giờ Cậu Cụ lấy Cô Bà", mọi người cười vang. Một cái Tết đầm ấm vui vẻ chưa từng có trong những năm Bác lãnh đạo kháng chiến ở Việt Bắc.

Tháng 1 năm 1950, Hồ Chủ tịch bí mật sang thăm Liên Xô:  ngày 16 tháng 2 năm 1950 (30 tháng chạp năm Kỷ Sửu) đồng chí Staline tổ chức đại tiệc mừng hiệp ước hữu nghị tương trợ đồng minh Xô - Trung vừa được ký kết và chúc mừng Tết cổ truyền của 2 nước Trung Quốc và Việt Nam anh em.

Trong không khí vui vẻ của bữa tiệc, Bác Hồ của chúng ta đã nói với Staline "Thưa đồng chí Staline, tôi xin được "Thỉnh thị" đồng chí"..., Đồng chí Staline cười đáp:

Sao đồng chí lại thỉnh thị tôi? Đồng chí là Chủ tịch Việt Nam, tôi là Chủ tịch Liên Xô, chúng ta ngang nhau, đồng chí chỉ nên trao đổi mới đúng.

Bác Hồ cười, cảm ơn rồi nửa đùa nửa thật nói: Đồng chí đã ký Hiệp ước Xô - Trung, vậy nhân dịp này đồng chí và tôi cùng ký nhận một bản Hiệp ước Xô - Việt được chứ?

Bác Hồ có óc hài hước, đồng chí Staline cười và nói: "Này đồng chí Hồ ơi, đồng chí bí mật sang thăm chúng tôi, vì vậy mà tôi và đồng chí chưa thể ký được một bản hiệp ước trong dịp này, nhưng chúng ta có thể ký với nhau một bản khác "Khẩu ước" tại đây trước sự chứng kiến của quan khách và bạn bè rằng...

Bác Hồ tiếp ngay lời Staline nói  "Việt Nam bằng mọi giá đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi" Staline - Liên Xô bằng mọi khả năng của mình sẽ ủng hộ Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp, Việt Nam sẽ độc lập.

Phòng tiệc rộn lên tiếng vỗ tay và tiếng reo "Hu ra" chứng kiến bản "Khẩu ước" của hai vị lãnh tụ Việt-Xô ngày càng trở thành hiện thực trong chiến thắng Điện Biên, chấn động địa cầu 4 năm sau đó.

ết ất Tỵ (1965) Bác biết một cán bộ cao cấp chưa biết bánh tét là gì: Tết ất Tỵ 48 năm về trước Bác về "ăn Tết" ở khu mỏ Hòn Gai. Bác cho anh em mang theo các món ăn ngày Tết để khỏi tốn kém cho địa phương. Trong những câu chuyện về phong tục Tết Bác nói:

Sinh họat của dân tộc thật phong phú, cũng là gạo nếp, đỗ xanh, nhưng mỗi địa phương gói một kiểu bánh khác nhau, nơi gọi là bánh chưng, nơi gọi là bánh tày, nơi thì bánh ú, rồi Bác hỏi một cán bộ cao cấp cùng đi với Bác từ Hà Nội xuống:

Chú có biết đồng bào miền Nam gói bánh gì không?

Đồng chí này hơi lúng túng nói: trong đó bà con gói bánh tròn và dài như cái giò ngoài Bắc...

Thế gọi là bánh gì? Bác hỏi lại

Đồng chí này im lặng, Bác nói:

Đó là bánh tét, Bác trầm ngâm một lát rồi nói tiếp:

Mỗi ngày chúng ta biết thêm một điều mới.., chú thì biết thêm cái bánh tét, còn tôi thì biết có 1 cán bộ cao cấp chưa biết bánh tét là gì.

Rồi một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khoe với Bác là ở khách sạn Hạ Long biết làm món "mu da bết"  ngon lắm. Bác hỏi đó là món gì? nghe kể lại cách làm, Bác chữa lại "à đó là món bui - a - bét - xơ".

Một cuộc gặp vui vẻ đầy tình cảm Bắc Nam, ngày 28 Tết Nguyên Đán năm Kỷ Dậu 1969:  Bà Nguyễn Đình Chi dẫn đoàn Đại biểu Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ thành phố Huế vào chúc tết Bác trong Phủ Chủ tịch, bà cho đem theo 4 hộp mứt biếu Bác do tự tay bà làm, Bác bảo anh em phục vụ sắp mứt ra đĩa để mọi người thưởng thức không cần có người thử trước để kiểm nghiệm, Bác mời mọi người cùng ăn, làm cho bà Chi hết sức xúc động thấy Bác dành cho mình 1 sự tin cậy tuyệt đối, nhưng thấy trời khá rét bà lo nếu Bác đau bụng chút thôi mình sẽ gánh không hết trách nhiệm.

Thấy Bác chỉ dùng mứt chanh, bà Chi xin Bác dùng mứt bí, mứt cam hoặc cam quất vì mứt chanh đắng - Bác nói:

Phải có cam, có khổ chứ! Rồi Bác liền dùng mứt cam ăn. Bà Chi nghĩ câu nói của Bác có dụng ý dạy mọi người: "Làm cách mạng phải chịu đựng cam khổ".

Trong câu chuyện cuối năm vui vẻ, nhân nói về sức mạnh của tinh thần đoàn kết chiến đấu, đồng chí Lê Duẩn nói câu châm ngôn của dân tộc: "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.., Bác liền góp chuyện một cách bất ngờ:

hững người một mình thì thuận với ai ?

Mọi người cảm thấy không khí thật chan hòa thích thú và không ai dám trả lời câu hỏi của Bác, bà Chi thầm nghĩ "Thế thì Bác thuận với nhân dân" nhưng cũng không dám nói ra và bất ngờ Bác trả lời lại câu hỏi của mình: "Một mình thì phải làm việc bằng hai" bà Chi nghĩ: Câu trả lời dễ thế mà mình không nghĩ ra, đã được Bác dạy cho 1 điều rất thiết thực.

* Bác muốn có nhiều "Cốc" hơn nữa:

Vào dịp Tết Kỷ Dậu, Bác đến thăm Quân chủng phòng không không quân đã lập nhiều thành tích vẻ vang

Sau khi chúc Tết anh em, Bác hỏi buổi mừng Xuân hôm nay có mấy người là Anh hùng quân đội? đồng chí Chính ủy Quân chủng Đặng Tính báo cáo: "Thưa Bác có 5 đồng chí ạ"

 Bác gật đầu rồi hỏi: Đồng chí nào hạ nhiều máy bay Mỹ nhất?

Thưa Bác, đồng chí Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi 9 chiếc ạ.

Bác liền gọi: Chú Cốc lên đây, năm nay Bác mong muốn có  nhiều "Cốc" hơn nữa.

Đồng chí Cốc bước lên đứng cạnh Bác được Bác ôm hôn giữa tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.

Lúc Bác ra về, bác lại nắm tay Anh hùng Nguyễn Văn Cốc, giơ lên nói:

Chúc các cô, các chú năm nay lập nhiều chiến công mới, có nhiều Cốc mới hơn nữa.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Hội nghị Hội đồng Trung ương LHHVN lần thứ 9 (Khóa VIII): Kiện toàn nhân sự Đoàn Chủ tịch, Hội đồng trung ương
Sáng ngày 20/12, Phiên buổi sáng Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ 9, khóa VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc tiến hành bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Trung ương và bầu bổ sung Ủy viên Đoàn Chủ tịch LHHVN khóa VIII.
Bình Định: Liên hiệp Hội hoàn thành tốt hoạt động năm 2024
Sáng 18/12, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 16 (mở rộng), khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025 dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh, cùng với sự tham dự của các ủy viên Ban Chấp hành LHH khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025.
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý với công tác truyền thông, phổ biến kiến thức
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Tổ chức khoa học công nghệ thuộc Liên hiệp hội Việt Nam) được thành lập năm 2013 hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài liên quan đến chính sách, pháp luật và quản lý, trong đó có công tác truyền thông, phổ biến kiến thức.
Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Việc vinh danh và trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ sư của Việt Nam năm 2024 đã thể hiện được uy tín của chương trình và nhu cầu ngày càng cao của các kỹ sư trong lĩnh vực điện lực nói riêng, kỹ sư tại Việt Nam nói chung.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.
Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
Phú Yên: Kết quả sau một năm nhìn lại
Qua một năm hoạt động, Liên hiệp Hội Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ phản ánh sự cố gắng của Liên hiệp Hội Phú Yên trong việc phát triển khoa học và kỹ thuật, mà còn cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tỉnh để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.