Phú Yên: Sáng tạo mô hình cảnh báo khử khuẩn đoạt giải Nhất Cuộc thi
Mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” thuộc lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường, của học sinh Nguyễn Như Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh - TP Tuy Hòa (năm học 2021-2022) đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên&Nhi đồng lần thứ 7 năm 2021-2022 (Cuộc thi) đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật trong trường học hiện nay.
Có 69 mô hình giải pháp vào Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo Thanh,Thiếu niên & Nhi đồng (Cuộc thi TTN-NĐ) tỉnh Phú Yên lần thứ 7 (2021-2022) và có 31/69 mô hình đạt giải. Riêng mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” đạt giải Nhất- Đây là niềm vinh dự của trường trong ngày đầu năm học mới! Thầy Huỳnh Thúc Tiến-Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh, bộc bạch.
Học sinhNguyễn Như Quỳnh, (bên phải) thuyết minh mô hình trước các thành viên Ban Giám khảo
Hướng đến cộng đồng
Nguyễn Như Quỳnh, cho biết: Rửa tay sát khuẩn (khử khuẩn) là việc làm đơn giản mà mỗi người phải thực hiện để ngăn ngừa, phòng tránh dịch bệnh Covid-19. Nhưng không phải ai cũng nhớ và thực hiện thường xuyên, đặc biệt là những lúc đi ra ngoài trở về nhà. Để giúp mọi người không quên rửa tay sát khuẩn trước khi vào nhà, em đã tìm hiểu các sản phẩm rửa tay sát khuẩn đã có, và qua tìm hiểu, nghiên cứu cùng với giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, em mạnh dạn sáng tạo mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” tham gia Cuộc thi lần này”.
Thầy giáo Bùi Thành Danh (40 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THCS Lương Thế Vinh, là người hỗ trợ học sinh Nguyễn Như Quỳnh để làm mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà”, chia sẻ: Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tạm thời lắng xuống, tuy nhiên nguy cơ mất an toàn phòng dịch bệnh còn đang tiềm ẩn. Sau khi em Nguyễn Như Quỳnh đặc vấn đề về sáng tạo mô hình nói trên…tôi ủng hộ và cùng đồng hành với Như Quỳnh để em hoàn thành sản phẩm tham gia Cuộc thi lần thứ 7 do UBND tỉnh Phú Yên phát động”.
Được biết, trước khi đăng ký sản phẩm tham gia Cuộc thi TTN-NĐ lần thứ 7 thì Nguyễn Như Quỳnh, đã đem mô hình này trình diễn tại trường THCS Lương Thế Vinh để vận hành, để các học sinh toàn trường áp dụng có hiệu quả. Ngoài ra mô hình được thử nghiệm ở một số gia đình ở tỉnh Phú Yên, như gia đình ông Nguyễn Trung Thoại (số 03/67- đường Phạm Ngọc Thạch, P9. TP Tuy Hòa); Lê Thị Kim Anh (517- Nguyễn Tất Thành, P9, TP Tuy Hòa) hay Nguyễn Thị Thanh Tuyền (thôn Mỹ Thuận, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa)…mọi người đều đánh giá, mô hình rất hữu ích trong việc phục vụ sức khỏe cộng đồng hiện nay.
Theo đó, học sinh Nguyễn Như Quỳnh, khẳng định: “Ngoài chức năng phun sương khử khuẩn, mô hình còn có hệ thống cảnh báo giúp học sinh chúng em nói riêng, người dân nói chung không quên rửa tay sát khuẩn trước khi vào nhà.
Tính sáng tạo kỹ thuật của mô hình
Theo thuyết minh của Nguyễn Như Quỳnh trước Ban giám khảo tại Chung khảo Cuộc thi TTN-NĐ lần thứ 7, tổ chức tại Liên hiệp các Hội KH&KT Phú Yên (30/8/2022) Mô hình được tận dụng từ các nguyên liệu của các sản phẩm thải ra, như: Bình chứa dung dịch sát khuẩn (dung tích 500ml) Motor bơm dung dịch, chất lỏng, Béc phun sương; Pin 5V; các mạch điện; Công tắc cảm ứng (Công tắc gạt dùng đóng ngắt nguồn cảm biến người - cảm biến 2, mạch phát MP3 và loa Cảm biến sát khuẩn tay (Cảm biến hồng ngoại V1), khoảng cách làm việc từ: 2 - 30cm, có thể điều chỉnh bằng biến trở tinh chỉnh); thẻ nhớ...
Về nguyên lý hoạt động mô hình, Nguyễn Như Quỳnh, cho biết: “Khi cảm biến sát khuẩn tay phát hiện trước, nghĩa là người vào nhà đã không quên sát khuẩn tay, thì cảm biến 1 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, bộ điều khiển xử lý thông tin và truyền tín hiệu ra lệnh động cơ phun sương sát khuẩn làm việc. Đồng thời lúc này bộ điều khiển cắt nguồn điện cung cấp (cảm biến người – cảm biến 2, mạch phát MP3 và loa) không làm việc, hệ thống không phát cảnh báo nhắc nhở (nghĩa là người vào nhà đã sát khuẩn tay). Sau 10 giây bộ điều khiển cấp nguồn lại cho (cảm biến 2, mạch phát và loa). Tùy vào điều kiện thực tế mà khoảng thời gian trên có thể cài đặt dài hoặc ngắn.
Nếu cảm biến 2 (cảm biến người) phát hiện trước,lúc này người đi vào nhà đã quên hoặc chưa rửa tay sát khuẩn, thì cảm biến 2 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, bộ điều khiển xử lý thông tin và truyền tín hiệu ra lệch cho (mạch phát MP3 và loa) và phát bằng giọng nói “Vui lòng sát khuẩn” liên tục...đến khi nào người đi vào nhà đã sát khuẩn tay thì (mạch phát MP3 và loa) sẽ ngừng làm việc. Sau 10 giây bộ điều khiển cấp nguồn lại cho (mạch phát MP3 và loa) để thực hiện chu trình tiếp theo. Thời gianhệ thống làm việc với nguồn Pin một chiều (DC) có điện áp 5VDC và có thể sạc, thời gian sạc 3,5 giờ có thể dùng trong một tuần”; “Mô Mô hình nhỏ gọn, linh hoạt, làm việc ổn định, thời gian sử dụng lâu dài; Giá thành thấp, dễ lắp đặt, các bộ phận dễ tìm, có thể thay thế;Với độ tin cậy và có tính ứng dụng cao, giải pháp này có thể áp dụng trên phạm vi toàn quốc” Nguyễn Như Quỳnh, tự tin khẳng định thêm.
TS Bùi Ngọc Dịnh, giảng viên trường Cao đẳng Công thương miền Trung, thành viên Ban giám khảo, đánh giá: “Giải pháp này góp phần mang lại an toàn cho người dân. Do đó ngoài ý nghĩa khoa học, giải pháp còn mang nhiều ý nghĩa về mặt nhân văn”.
Theo Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên, Trưởng Ban Tổ Chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Cuộc thi lần thứ 7 (2021-2022) Nguyễn Văn Khoa : Mô hình“Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà”, của học sinh Nguyễn Như Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh đạt giải Nhất Cuộc thi lần thứ 7, cho thấy chất lượng mô hình tham gia có sự đầu tư của các đơn vị. Hy vọng Cuộc thi tiếp theo Ban Tổ chức đón nhận nhiều mô hình, giải pháp có hàm lượng kỹ thuật cao và có hiệu quả thực tế vào cuộc sống nhiều hơn