Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/04/2025 17:21 (GMT+7)

Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

Các ý kiến tại hội thảo đều mong muốn: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho nền báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cũng như những người làm báo chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nền báo chí nước nhà.

Hội thảo “Góp ý kiến Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức vào sáng ngày 23/4 đã ghi nhận nhiều quan điểm sâu sắc về Dự thảo Luật này.

tm-img-alt

Hội thảo dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Ngọc Linh và Trưởng ban Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Thanh Tùng

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Ngọc Linh cho biết, Luật Báo chí năm 2016 đã tạo khung pháp lý cơ bản cho hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động hiệu quả. 

Tuy nhiên, sau 8 năm, với bối cảnh và tình hình mới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tác động rất sâu rộng tới các hoạt động của báo chí, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn.

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) so với Luật Báo chí 2016 có một số điểm mới như: Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, bổ sung qui định để nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ quản, quy định chi tiết để phân biệt giữa báo và tạp chí, điều kiện cấp thẻ nhà báo…

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp thực tiễn nhằm tạo hành tang pháp lý thuận lợi để báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập; bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những phát sinh trong thực tiễn là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

Theo Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, hệ thống báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, kết nối nhà khoa học với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc lấy ý kiến của các cơ quan báo chí trong hệ thống về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cho thấy trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật cũng như thể hiện tiếng nói, đóng góp của các cơ quan báo chí trong hệ thống trong việc xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

tm-img-alt

Phó Chủ tịchLiên hiệp Hội Việt NamPhạm Ngọc Linh

Cần định danh rõ vai trò tạp chí khoa học

Theo Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Công Lương nhấn mạnh: "Tạp chí khoa học không thể bị xem như báo chí đơn thuần. Chúng cần được luật hóa rõ ràng với các quy định riêng về đội ngũ, nội dung, và cách thức vận hành".

Ông cũng cho rằng trong bối cảnh chuyển đổi số, các tạp chí khoa học cần được tạo điều kiện phát triển mô hình Open Access, xuất bản song ngữ và tích hợp hệ thống phản biện điện tử để nâng tầm uy tín học thuật và tăng khả năng hội nhập quốc tế.

tm-img-alt

Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Công Lương

Nhà xã hội học Phạm Bích San, đặt vấn đề từ chiều sâu xã hội: "Không có một nền khoa học phát triển nếu thiếu đi diễn đàn học thuật độc lập và minh bạch. Nếu tạp chí khoa học bị xem là công cụ phụ trợ thay vì trụ cột truyền thông học thuật, thì cả nền nghiên cứu sẽ thiếu đi nơi khẳng định giá trị và ghi nhận công sức của nhà khoa học".

Ông Phạm Bích San chỉ ra rào cản lớn cho sự phát triển của hệ thống tạp chí khoa học hiện nay:"Ở Việt Nam, cơ sở xã hội và cơ sở kinh tế để vận hành một tạp chí khoa học nghiêm túc còn yếu. Việc không có cơ chế tài chính bền vững, cùng với tình trạng bài báo kém chất lượng loại bỏ bài tốt đang là rào cản lớn cho sự phát triển của hệ thống tạp chí khoa học".

Cần cấp Thẻ Nhà báocho những người làm việc tại tạp chí khoa học

Nhà báo  Đặng Đình Chấn -Phó Tổng Biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập, cho rằng, với đề xuất không cấp thẻ nhà báo đối với những người làm việc tại tạp chí khoa học có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc tiếp cận thông tin từ các cơ quan quản lý chuyên ngành.

“Hiện nay, các nhà báo làm việc tại tạp chí khoa học vẫn tham gia vào quá trình thu thập, xử lý thông tin và có nhiệm vụ truyền tải tri thức đến công chúng. Việc không cấp thẻ nhà báo có thể gây khó khăn cho họ trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy, cần có sự phân loại rõ các tạp chí khoa học để từ đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, quản lý chặt chẽ hơn. Đối với các Trường/Viện hoặc các hội đặc thù như cơ khí, vật liệu... thì các tạp chí ở các đơn vị này hoàn toàn mang tính chuyên môn phục vụ cho hoạt động khoa học của các đơn vị nên có thể không cần tới việc cấp thẻ nhà báo. Còn đối với các tạp chí khoa học cần đến yếu tố xã hội cho các hoạt động chuyên môn của mình nên duy trì quy định cấp thẻ nhà báo. Nếu có điều chỉnh, chỉ nên giới hạn phạm vi tác nghiệp phù hợp với chức năng của họ, thay vì loại bỏ hoàn toàn quyền được cấp thẻ” - Nhà báo Đặng Đình Chấn nêu ý kiến.

tm-img-alt

Nhà báo Đặng Đình Chấn-Phó Tổng Biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập

Đồng quan điểm, Nhà báo Trần Trọng An, Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Gia Đình Mới cũng cho rằng dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã thể hiện nỗ lực của cơ quan soạn thảo trong việc hiện đại hóa quản lý báo chí, bảo vệ quyền tự do ngôn luận và thích ứng với không gian số. Tuy nhiên, để luật có hiệu lực thực tiễn cao, cần bổ sung các quy định chi tiết, minh bạch và cơ chế bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. 

Theo ông Trần Trọng An, tạp chí khoa học không chỉ phục vụ đối tượng nội bộ mà còn hướng đến công chúng, đóng vai trò như một cầu nối giữa khoa học và xã hội. Những người thực hiện các bài viết, biên tập nội dung tại tạp chí khoa học thường xuyên phải thực hiện các hoạt động nghiệp vụ báo chí như thu thập thông tin, phỏng vấn chuyên gia, tham dự hội thảo khoa học, thậm chí điều tra để làm rõ các vấn đề khoa học có liên quan đến lợi ích công chúng. Đây đều là các hoạt động tương đồng với nghiệp vụ của nhà báo tại các cơ quan báo chí khác.

Việc cấp Thẻ Nhà báo sẽ giúp những người làm việc tại tạp chí khoa học được công nhận tư cách pháp lý khi thực hiện các nhiệm vụ báo chí, từ đó thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, đặc biệt là từ các cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học hoặc các sự kiện công khai (theo Điều 28, Khoản 2, điểm c và d). Điều này không chỉ nâng cao chất lượng thông tin mà còn đảm bảo tính chính xác và kịp thời của các bài viết khoa học phục vụ công chúng…

tm-img-alt

Nhà báo Trần Trọng An - Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Gia Đình Mới

Cần chuẩn hóa từ ngữ trong Luật Báo chí để thực thi

Cũng theo Phó Tổng biên tập tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y Nguyễn Văn Cảm, trong  Điều 2 các Điểm 1, 2, 4, 5, 6, 8 đều dùng từ “không gian mạng” nhưng khi giải thích ở Điểm 15 lại là “mạng xã hội”, liệu có cần giải thích từ “không gian mạng” nữa không?Điều 2 cần giải thích thêm “Hội nhà báo Việt Nam” vì Điều 11 có Quyền hạn Hội Nhà báo Việt Nam. Trong Điều 8 Luật báo chí năm 2016 viết rất rõ nên tham khảo viết lại điều này; Điều 3, Điểm 1 “Báo chí …..hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Từ “nhân văn” trong câu nên bỏ vì trừu tượng và Điểm này đã được giải thích rõ ở Điểm 3 điều này; trong Dự thảo Luật Báo chí còn nhiều Điều ghi là “Chính phủ quy định chi tiết điều này”, như vậy khi Luật Báo chí được ban hành lại phải chờ nhiều Điều Chính phủ quy định thì mới thực hiện được vv……

tm-img-alt

Nhà báo Nguyễn Văn Cảm -Phó Tổng biên tập tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

Một số đại biểu nêu: Điều 6 quy định rằng “không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân” cần được làm rõ hơn về ranh giới giữa “lạm dụng” và “thực thi quyền”.

Ngoài ra, việc “báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng” (Khoản 3 Điều 6) thể hiện rõ nét quyền tự do báo chí, nhưng cần có cơ chế xử lý hậu kiểm minh bạch và kịp thời để tránh lạm phát thông tin sai lệch trên không gian mạng.

tm-img-alt

Nhà báo Hồ Quang Hòa – Tổng biên tập tạp chí Tâm lý giáo dục

Cũng tại hội thảo, Các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho nền báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nền báo chí nước nhà.

Xem Thêm

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Thảo luận giải pháp đưa bài thuốc, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng
Chiều ngày 20/04, tại Hà Nội, Viện Báo chí và Truyền thông xã hội tổ chức Diễn đàn “Nâng cao giải pháp đưa bài thuốc tốt, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng”. Diễn đàn thuộc Chương trình Y dược cổ truyền Việt Nam: Di sản và Lưu truyền của Viện Báo chí và Truyền thông xã hội.
Quảng Ngãi: Phổ biến kiến thức cho hội viên Hội Sinh vật cảnh
Chiều ngày 26/3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức với chuyên đề: “Vai trò, ý nghĩa và xu hướng phát triển cây cảnh nghệ thuật trong đời sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
Bắc Giang: Tập huấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng
Ngày 27/3, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng cho 105 học viên là đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hội viên Hội Điều dưỡng tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)
Sáng ngày 26/02, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị tập huấn về Trí tuệ nhân tạo, với trọng tâm là ứng dụng ChatGPT vào các hoạt động chuyên môn. Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác nghiên cứu, quản lý và truyền thông.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.