Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/06/2025 08:43 (GMT+7)

Dấu ấn giáo sư Hoàng Chương, người giữ gìn di sản dân tộc

Sự ra đi của GS Hoàng Chương, nhà nghiên cứu tận hiến cho nghệ thuật, văn hóa truyền thống, là mất mát lớn đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Ngày 5/6/2025, GS Hoàng Chương, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đã từ trần tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, những di sản và tinh thần mà ông để lại sẽ tiếp tục sống mãi trong lòng những người yêu nghệ thuật truyền thống.

"DẤU ẤN SÂU ĐẬM TRONG BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 

Sinh năm 1931 tại Bình Định, vùng đất giàu truyền thống nghệ thuật, cậu bé Trương Hoàng Chương sớm bộc lộ niềm đam mê với nghệ thuật dân gian. Năm 15 tuổi, ông thi vào trường âm nhạc tỉnh, sau đó tham gia thiếu sinh quân và Đoàn văn công Liên khu V. Những năm tháng hoạt động nghệ thuật trong kháng chiến đã hun đúc tình yêu sâu sắc với văn hóa dân tộc trong ông.

gs-hoang-chuong.png
GS Hoàng Chương (1936 - 2025) ẢNH: TƯ LIỆU.

Sau khi đất nước thống nhất, ông tiếp tục theo đuổi con đường học vấn. Từ năm 1962 đến 1964, ông theo học tại Đại học Sân khấu Liên Xô. Sau đó, ông học tại Đại học Tổng hợp Văn khoa (1964–1967) và làm nghiên cứu sinh tại Romania từ năm 1969 đến 1973. Những năm tháng miệt mài trên giảng đường đã giúp ông tích lũy kiến thức sâu rộng về nghệ thuật sân khấu truyền thống.

Với hơn 60 năm cống hiến, GS Hoàng Chương đã để lại dấu ấn sâu đậm trong việc bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca, đặc biệt là bài chòi. Ông từng giữ chức Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sân khấu Việt Nam, và là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

" “VĂN HÓA LÀ HÀNH TRANG ĐỂ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ”

GS Hoàng Chương luôn tâm niệm rằng: “Văn hóa không chỉ là ký ức của dân tộc mà còn là hành trang để hội nhập và phát triển. Nếu chúng ta để mất bản sắc, chúng ta sẽ đánh mất chính mình” . Chính vì vậy, ông không ngừng nỗ lực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời đưa chúng đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Một trong những đóng góp nổi bật của ông là công cuộc phục hồi và phát triển nghệ thuật bài chòi – một loại hình dân ca kịch đặc trưng của miền Trung Việt Nam. Ông đã dành nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn cuốn sách "Bảo tồn và phát huy giá trị của bài chòi", trở thành tài liệu then chốt trong quá trình lập hồ sơ trình UNESCO.

Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của ông và các cộng sự, tháng 12/2017, tại kỳ họp diễn ra ở Jeju (Hàn Quốc), UNESCO đã chính thức ghi danh "Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào lớn không chỉ đối với ông mà còn với cả nền văn hóa Việt Nam.

"NỖ LỰC TRUYỀN BÁ, PHỤC HỒI DI SẢN ÂM NHẠC, DI SẢN SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG

Không chỉ là nhà nghiên cứu, GS Hoàng Chương là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ. Ông tâm niệm: “Muốn văn hóa dân tộc không bị mai một thì phải gieo hạt giống trong tâm hồn thế hệ trẻ”. Từ đó, GS Chương đã đề xướng và thực hiện các dự án đưa nghệ thuật dân gian vào các chương trình ngoại khóa, sinh hoạt văn nghệ trong trường học, giúp học sinh tiếp cận và trân trọng hơn di sản của cha ông.

GS Hoàng Chương tham gia giảng dạy ở nhiều trường nghệ thuật trong nước và là người duy nhất được mời giảng cho sinh viên Mỹ hằng năm sang thực tập tại Việt Nam về nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong 15 năm liền tại Hà Nội. Nhiều năm, GS Hoàng Chương được các tổ chức tại các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… mời sang thuyết giảng về nghệ thuật truyền thống Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa và con người Thủ đô, đất nước.

Những năm cuối đời, GS Hoàng Chương gắn bó với Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam). Từ đây, ông có nhiều hoạt động hỗ trợ việc phục hồi các di sản âm nhạc, di sản sân khấu truyền thống.

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cho hay, GS Chương là người đã rất nỗ lực để cho ra đời Viện nghiên cứu này, để nhiều người phục hồi vốn cổ có thể hoạt động. Các hoạt động đều không có kinh phí nào của nhà nước nhưng để hoạt động được rất cần pháp nhân. Với tài năng và sự quyết liệt của ông, đơn vị này ra đời.

Năm 2010, GS Hoàng Chương đã cùng tập thể các nhà khoa học của Viện xây dựng dự án “Phục hồi nghệ thuật bài chòi ở Thủ đô Hà Nội” và đã phục hồi thành công vở bài chòi cổ “Thoại Khanh - Châu Tuấn”, biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Những nỗ lực của GS Hoàng Chương đã góp phần đưa văn hóa Việt Nam vươn ra thế giới, và góp phần giúp thế hệ trẻ nhận ra giá trị của cội nguồn. Như ông từng chia sẻ: “Văn hóa không chỉ là ký ức của dân tộc mà còn là hành trang để hội nhập và phát triển. Nếu chúng ta để mất bản sắc, chúng ta sẽ đánh mất chính mình”

Sự ra đi của GS Hoàng Chương là mất mát lớn đối với nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, di sản mà ông để lại sẽ tiếp tục sống mãi trong lòng những người yêu nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Những công trình nghiên cứu, những vở diễn, những bài giảng của ông sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho các thế hệ mai sau.

Với những cống hiến to lớn, giáo sư Hoàng Chương được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2005, là một trong 10 nhà khoa học xuất sắc nhất tại Đại hội Thi đua Toàn quốc - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam năm 2010. Năm 2021, Giáo sư Hoàng Chương vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và được thành phố Hà Nội tôn vinh Công dân Thủ đô Ưu tú.

Xem Thêm

Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Sơn La
Ngày 17/6/2025, Đoàn công tác Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch LHHVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về đẩy mạnh hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc LHHVN trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm SRD phát động trồng rừng phủ xanh tương lai
Sáng ngày 16/6, tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với các cơ quan, tổ chức địa phương đã long trọng tổ chức Lễ phát động chiến dịch trồng rừng phủ xanh tương lai, hưởng ứng Ngày Quốc tế chống Sa mạc hóa và Hạn hán (17/6).
An Giang: 25 giải pháp của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được vinh danh
Ngày 14&15/6, tại TP. Long Xuyên, Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (năm 2024–2025) đã tổ chức chấm chọn vòng chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp, giảng viên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cùng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Lan tỏa tinh thần sáng tạo trong Thanh Thiếu niên, Nhi đồng
Sáng ngày 16/6, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi lần thứ 18, năm 2025. Tham dự có Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố; quý thầy cô giáo và các học học sinh.