Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 06/06/2025 10:13 (GMT+7)

“Công viên Di sản các nhà khoa học là của nhân dân”

"Tài sản vô giá này của nhân dân”, GS Nguyễn Anh Trí chia sẻ về lý do tặng Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam cho Nhà nước.

Mới đây, GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội chia sẻ mong muốn tặng lại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Meddom Park) cho Nhà nước. Công viên này có quy mô rộng hàng chục hecta, lưu trữ cả triệu tài liệu cùng nhiều công trình giá trị, ước tính khoảng 500 tỉ đồng.

tm-img-alt

GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí. Ảnh: NVCC.

"Tài sản vô giá này của nhân dân…

Chia sẻ về lý do cho quyết định này, GS Nguyễn Anh Trí cho hay, đây không phải là một ý tưởng bột phát mà đã được ông ấp ủ ngay từ những ngày đầu thành lập Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Meddom). Tại công viên, trong hàng triệu hiện vật, di sản vật thể và phi vật thể của các nhà khoa học đã được thu thập, có rất nhiều tài liệu vô giá.

“Tôi luôn tâm niệm các tài liệu, hiện vật này của chính các nhà khoa học và rộng ra là của nhân dân. Chúng tôi có thu thập, làm được bao nhiêu cũng chỉ thu thập, còn tài sản vô giá này của nhân dân”, GS Nguyễn Anh Trí chia sẻ.

Theo GS Nguyễn Anh Trí, các tài liệu và di sản này có giá trị to lớn trong việc ghi nhận, tôn vinh những đóng góp của các nhà khoa học, qua đó góp phần xây dựng một đất nước văn minh, có chiều sâu văn hóa. Hơn tất cả, chúng còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ. Chính những điều này đã củng cố thêm quyết tâm của ông về việc sẽ hiến tặng công viên cho đất nước, cho nhân dân khi hoàn thành, thay vì giữ làm của riêng.

tm-img-alt

Toàn cảnh Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình). Ảnh: NVCC.

GS Nguyễn Anh Trí cũng chia sẻ thêm, công viên được xây dựng từ nguồn kinh phí do Medlatec trích ra, phát triển từ con số không, không vay nợ hay huy động vốn bên ngoài và hiện vẫn đang tiếp tục được đầu tư, mở rộng. Do đó, nếu hiến tặng cho Nhà nước vào thời điểm này, Nhà nước sẽ không phải tốn thêm nhiều thời gian, công sức đầu tư ban đầu. Nhà nước có thể đưa vào sử dụng ngay, thậm chí tận dụng đội ngũ cán bộ hiện có của Meddom để phát triển công viên thành một địa chỉ tham quan độc đáo, hiện đại, có một không hai tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

“Đây là thời điểm đẹp nhất để hiến tặng bởi tôi có thể thuyết phục ban lãnh đạo Medlatec - gồm vợ, con và những người đồng nghiệp, học trò đi đến đồng thuận. Chúng tôi mong sẽ tiếp tục tham gia đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm để công viên ngày càng phát triển mạnh mẽ”, ông cho hay.

"Tôi đã thề với chính mình, nếu có tiền, sẽ lưu trữ tư liệu quý cho Tổ quốc…

GS Nguyễn Anh Trí cho biết, ý tưởng xây dựng Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam nảy sinh một cách rất tình cờ. Năm 1993, khi chuẩn bị bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, ông đã mang bản thảo đến nhờ các thầy giáo của mình góp ý. Mỗi người thầy đều để lại trong ông những dấu ấn riêng biệt qua nét chữ, văn phong và những lời nhận xét sâu sắc. GS đọc đi đọc lại, nhận thấy những lời góp ý đó vô cùng quý giá, không chỉ cho việc hoàn thành luận văn, luận án mà còn cho cả con đường sự nghiệp của ông sau này.

tm-img-alt

Tòa nhà Quyển sách - nơi có bảo tàng di sản các nhà khoa học Việt Nam tại Công viên di sản. Ảnh: NVCC.

Từ đó, GS Nguyễn Anh Trí mong muốn giữ gìn những tài liệu này lâu nhất có thể. Sau khi tìm hiểu, ông nhận thấy các phương pháp thông thường như photocopy rồi ép plastic không đảm bảo độ bền lâu dài, từ đó thôi thúc ông tìm kiếm một giải pháp lưu giữ tối ưu hơn.

GS nhận ra rằng, không chỉ riêng bản thân mình, mà nhiều nhà khoa học, nghiên cứu sinh khác cũng sẽ có những kỷ vật và tài liệu quý báu tương tự. “Đây cũng là tiền đề dẫn đến việc làm Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam sau này. Lúc đó, dù mới chỉ là một bác sĩ trẻ, tôi đã thề với chính mình, nếu có tiền, tôi sẽ làm công việc này, để lưu trữ các tài liệu đó cho đất nước, cho Tổ quốc”, GS Nguyễn Anh Trí cho hay.

Năm 1999, GS Nguyễn Anh Trí chia sẻ với vợ con về tâm nguyện xây dựng một công viên vinh danh các nhà khoa học, với dự định sẽ hiến tặng lại cho đất nước khi hoàn thành. Ông đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ gia đình, điều vô cùng quan trọng đối với một dự án mà ông tự bỏ vốn đầu tư. Không chỉ gia đình, các đồng nghiệp trong nhóm sáng lập Medlatec, bao gồm nhiều thế hệ học trò và cộng sự, cũng hết lòng ủng hộ và cam kết đồng hành cùng ông.

Trong một chuyến công tác tại Hòa Bình, GS đã nhờ người mua giúp cho Medlatec một mảnh đất nhỏ tại vùng rừng núi xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong. Sau đó, ông trình bày và xin phép thực hiện dự án Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, và may mắn được lãnh đạo tỉnh chấp thuận. Nguyện vọng ban đầu của ông đã bắt đầu thành hình.

Mô hình "chưa đâu trên thế giới có" lưu giữ hơn 1 triệu tài liệu, hiện vật của hơn 7.000 nhà khoa học

GS Nguyễn Anh Trí cho hay, đến nay, công viên đã mở rộng quy mô lên khoảng 34 hecta, với địa hình đa dạng gồm suối, đồi và vùng bình địa. Giao thông đến công viên cũng thuận tiện hơn trước nhờ sự phát triển của địa phương. GS Nguyễn Anh Trí đã mời được những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn và bảo tàng về làm cố vấn chuyên môn.

Trong đó, đặc biệt có PGS.TS Nguyễn Văn Huy, con trai cố GS Nguyễn Văn Huyên, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đảm nhận vai trò Giám đốc chuyên môn, trực tiếp hỗ trợ đào tạo cán bộ và định hướng phát triển cho dự án.

tm-img-alt

GS Nguyễn Anh Trí đang giới thiệu di sản của các nhà khoa học cho khách tham quan. Ảnh: NVCC.

Hiện nay, Công viên di sản có Meddom gồm Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam ở Hà Nội là nơi giao dịch, làm việc với các nhà khoa học để sưu tầm tài liệu, hiện vật.

Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam ở Hòa Bình là nơi lưu trữ và phát huy giá trị của toàn bộ các tài liệu hiện vật đã tìm kiếm, sưu tầm được.

Tại công viên có Bảo tàng di sản các nhà khoa học Việt Nam và Trung tâm giáo dục kỹ năng sống. Cả hai đều đã được thẩm định và cấp phép hoạt động.

Bảo tàng hiện lưu giữ hơn 1 triệu tài liệu, hiện vật của hơn 7.000 nhà khoa học ở tất cả các chuyên ngành, nhiều lĩnh vực chứ không riêng y khoa. Hầu hết các giáo sư nổi tiếng nhất, đầu ngành ở Việt Nam đều đã có tài liệu, hiện vật trên đó.

“Trải qua hơn 15 năm, chúng tôi đã mất rất nhiều công sức, thời gian sưu tầm nhiều tài liệu, hiện vật rất quý, vô giá. Có nhà khoa học đã tặng hàng chục quyển nhật ký viết tay độc bản. Rồi bộ tài liệu vô giá được các thầy chép tay từ nước ngoài về. Bằng tốt nghiệp tiến sĩ khoa học đầu tiên của nhà khoa học Việt Nam từ Liên Xô (GS Thái Văn Trừng)... Với các tài liệu quý này, học sinh chỉ cần nhìn vào đó có thể thấy rõ các tấm gương, quyết tâm học tập của các thế hệ trước”, GS Nguyễn Anh Trí chia sẻ.

Trong suốt thời gian qua có rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước đến tham quan và đều đánh giá rất cao sự độc đáo của công viên, kết hợp giữa bảo tàng, trung tâm kỹ năng sống, là nơi tham quan, trải nghiệm, vui chơi, nghỉ lại...

“GS.TSKH Nguyễn Văn Hiệu lúc sinh thời cũng đánh giá mô hình này "chưa đâu trên thế giới có". Mỗi năm có hàng vạn người, trong số đó có 60 - 70% học sinh đến tham quan, học tập tại đây. Điều này cho thấy ý nghĩa, giá trị rất tốt”, GS Nguyễn Anh Trí cho hay.

Xem Thêm

An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Sơn La
Ngày 17/6/2025, Đoàn công tác Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch LHHVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về đẩy mạnh hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc LHHVN trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm SRD phát động trồng rừng phủ xanh tương lai
Sáng ngày 16/6, tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với các cơ quan, tổ chức địa phương đã long trọng tổ chức Lễ phát động chiến dịch trồng rừng phủ xanh tương lai, hưởng ứng Ngày Quốc tế chống Sa mạc hóa và Hạn hán (17/6).
An Giang: 25 giải pháp của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được vinh danh
Ngày 14&15/6, tại TP. Long Xuyên, Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (năm 2024–2025) đã tổ chức chấm chọn vòng chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp, giảng viên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cùng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Lan tỏa tinh thần sáng tạo trong Thanh Thiếu niên, Nhi đồng
Sáng ngày 16/6, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi lần thứ 18, năm 2025. Tham dự có Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố; quý thầy cô giáo và các học học sinh.