Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/11/2024 12:38 (GMT+7)

Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.

Sáng kiến tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, tự động hóa này cho thấy khả năng sáng tạo không ngừng của thanh thiếu niên Thủ đô trên hành trình trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

“Mô hình địa đạo Củ Chi”

Địa đạo Củ Chi (thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) là một kỳ quan đánh giặc độc đáo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc (1945-1975).

tm-img-alt

Từ  trên nhìn xuống  của “Mô hình địa đạo Củ Chi”

Với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, bếp Hoàng Cầm... địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

tm-img-alt

 Mặt cắt của “Mô hình địa đạo Củ Chi”

Mặt khác, việc giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc hiện đã có nhiều đổi mới tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung thiếu sinh động, chưa thực sự hấp dẫn học sinh. Đặc biệt, nguồn học liệu trực quan, công nghệ để học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử của dân tộc còn ít, tính tích hợp, hiện đại và tính tiện ích còn thấp.

Để giúp các bạn học sinh Hà Nội nói riêng và học sinh cả nước nói chung có thể tham quan địa đạo một cách trực quan, sinh động, kết hợp yếu tố công nghệ thông tin mà không cần phải đến tận nơi, nhóm 5 học sinh gồm: Lưu Bảo Châu (9A7), Nguyễn Duy Kiên (9A6), Nguyễn Lâm Uyên (9A2), Lê Ngọc Khải Vỹ (9A7) và Nguyễn Thanh Mai (8A5) của trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội đã cùng nghiên cứu thiết kế sáng tạo nên “Mô hình địa đạo Củ Chi”.

tm-img-alt

Nhóm học sinh cùng nhau nặn nhân vật/ đồ vật bằng tò he

Mô hình “Địa đạo Củ Chi” được làm bằng thạch cao, kích thước 75x110cm. Mô hình có bệ đỡ bằng gỗ, chân có đế xoay bằng bánh xe để di chuyển, xoay và nâng. Mặt trên cùng của mô hình minh họa cuộc sống trên mặt đất và trong lòng địa đạo Củ Chi, có đường ray bằng nhựa để Robot (qua hình ảnh một cô dân quân) di chuyển đến các điểm cần giới thiệu trong lòng địa đạo.

Tại các mặt trong lòng đất của địa đạo, các em sử dụng thạch cao kết hợp với các vật liệu tái chế để tạo nên chất liệu đắp các mặt địa đạo, các nhân vật người trong địa đạo được nặn bằng tò he. Để robot di chuyển và tăng tính tương tác, trải nghiệm cho người dùng các em đã gắn thêm máy tính bảng và sử dụng các ứng dụng để mô hình trở nên sinh động, hấp dẫn.

tm-img-alt

Khi vận hành, Robot sẽ di chuyển trên đường ray

Khi vận hành, Robot sẽ di chuyển theo kịch bản video trình chiếu để điều hướng người xem đến các vị trí trong địa đạo. Đèn led tại khu vực Robot giới thiệu cũng sáng tạo hiệu ứng. Tại các điểm điều hướng Robot gồm: Nắp hầm, hầm chứa vũ khí lương thực, lỗ thông hơi, phòng nghỉ ngơi, phòng cứu chữa thương bệnh binh, phòng hội họp, hầm chông, ụ ổ chiến đấu, giếng nước, cửa ra sông Sài Gòn, hầm chữ A, bẫy rắn độc... đều gắn biển tên và gắn mã QR code để thuận tiện cho việc tra cứu mở rộng thông tin liên quan. Nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của mô hình là Pin năng lượng mặt trời.

Ở phần trò chơi “Hỏi đáp kiến thức”, người tham gia sẽ trả lời câu hỏi theo 3 cấp độ (dễ, trung bình, khó), mỗi cấp độ có 10 câu hỏi liên quan đến Địa đạo Củ Chi. Toàn bộ nội dung thông tin được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, có lời thu âm, tra cứu thông tin, video và nhiều câu hỏi tương tác... giúp học sinh có trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử.

Khi tham gia tìm hiểu “Mô hình Địa đạo Củ Chi”, các em như được tham gia một Tour du lịch trải nghiệm học tập khám phá Địa đạo Củ Chi mà không phải đến tận nơi. Đây cũng chính là sản phẩm STEM điển hình của việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa.

Tiếp tục nghiên cứu để đưa vào ứng dụng trong cuộc sống

“Mô hình Địa đạo Củ Chi” sinh động, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh phổ thông trong và ngoài nước và có khả năng tiếp cận với khách du lịch quốc tế.

tm-img-alt

Cả nhóm cùng hoàn thiện các linh kiện, thiết bị ứng dụng cho mô hình

Đặc biệt, mô hình góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển năng lực học tập của học sinh, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, khơi dậy hứng thú và niềm đam mê tìm hiểu thêm về lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc; phù hợp với các phong cách học tập tiện ích, thông minh, phát huy nhiều năng lực của học sinh thế hệ Gene Z.

Ngoài ra, với những ứng dụng tự động hóa và tương tác dưới sự hướng dẫn của thầy cô, học sinh có thể giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa khác của dân tộc, tạo ra nhiều sản phẩm đồ dùng học tập ấn tượng khác để lan tỏa hơn giá trị lịch sử văn hóa tới mọi người; có thể áp dụng để thiết kế nhiều đồ dùng học tập trực quan ở nhiều môn học khác nhau.

Tại Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc năm 2024,“Mô hình “Địa đạo Củ Chi” đoạt giải đặc biệt.

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi Phan Xuân Dũng nhận xét: “Mô hình Địa đạo Củ Chi là đồ dùng học tập rất thực tế và hữu ích dành cho giáo viên và học sinh các cấp trong việc học lịch sử cũng như tìm hiểu về di tích lịch sử quan trọng của dân tộc. Đây không những là sản phẩm STEM (là các sản phẩm thiết kế để kích thích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học) mà còn là sản phẩm STEAM (sử dụng các nguyên tắc của STEM cơ bản và tích hợp chúng thông qua nghệ thuật), có thể giúp các thầy cô ứng dụng để giảng dạy các môn học: Tin học (lập trình cho robot, mô hình, ứng dụng); vật lý (mạch điện một chiều, xoay chiều và các linh kiện điện, điện tử, mỹ thuật)...

tm-img-alt

Cả nhóm vui mừng nhận giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu nên nhi đồng toàn quốc lần thứ 20 (ngày 2/11/2024)

Theo trưởng nhóm Lưu Bảo Châu, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nhóm chưa giới thiệu hết được nhiều địa đạo. Sắp tới, thời gian và kinh phí cho phép, nhóm sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm để tương tác nhiều hơn, giới thiệu phong phú hơn về các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, giới thiệu thêm về địa đạo Vĩnh Mốc (xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, sẽ dịch thêm nhiều thứ tiếng như: Trung, Hàn, Nhật, Pháp, Nga..., ứng dụng những công nghệ tiên tiến như thực tế ảo.

“Chúng em đưa ứng dụng lên App store, CH Play... để mọi người đều có thể tải về ứng dụng, bổ sung thêm trải nghiệm tương tác khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các bạn học sinh, giáo viên, người quan tâm ở Việt Nam và du khách quốc tế. Qua đó, sẽ tăng tính phổ biến và dễ dàng tiếp cận với nhiều người sử dụng hơn nữa” – Lưu Bảo Châu chia sẻ.

Xem Thêm

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả!?
Diễn Đàn Công Nghệ Và Chuyển Đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (Liên hiệp Hội Việt Nam); Hội tự động hóa Việt Nam; Viện Công ghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội); các tổ chức quốc tế phối hơp tổ chức trong năm qua với các chuỗi hoạt động như hội thảo, triển lãm, tọa đàm đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Chat GPT – Công cụ thông minh nhất thế giới?
Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.
Nuôi dưỡng đam mê, thắp sáng ước mơ trở thành những nhà khoa học
Ngày 27-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18.
Sẽ có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân HIV?
Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV mà nếu thành công, nó có thể được phát triển thành vắc xin hoặc phương pháp điều trị một lần cho người nhiễm virus này
Phú Yên: Sáng tạo mô hình cảnh báo khử khuẩn đoạt giải Nhất Cuộc thi
Mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” thuộc lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường, của học sinh Nguyễn Như Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh - TP Tuy Hòa (năm học 2021-2022) đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên&Nhi đồng lần thứ 7 năm 2021-2022 (Cuộc thi) đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật trong trường học hiện nay.
Kon Tum: Sáng chế thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”
Hai em A Tường, dân tộc Xê Đăng, Phạm Y Thị Lệ Khanh, dân tộc Hrê - học sinh trường Trường PTDTNT THPT Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã sáng chế ra thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”. Sản phẩm đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Phú Yên: Sáng tạo Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân
Mô hình Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân điều khiển bằng Smartphone, do Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng học sinh lớp 11A3, Trường THPT Phan Đình Phùng, TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, sáng tạo. Mô hình này đang tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 7 (2021-2022).
Quỹ Vifotec góp phần phát triển nền khoa học, công nghệ đất nước
Năm 2022 là cột mốc đánh dấu 30 năm Ngày thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – Liên hiệp Hội Việt Nam (VIFOTEC). Vượt qua bao khó khăn, Quỹ VIFOTEC đã có nhiều đóng góp cho ngành Khoa học và Công nghệ, góp phần thúc đẩy nền khoa học, công nghệ phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin mới

Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…