Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 29/11/2022 13:39 (GMT+7)

Nuôi dưỡng đam mê, thắp sáng ước mơ trở thành những nhà khoa học

Ngày 27-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18.

Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo khoa học và công nghệ trong thế hệ trẻ trên cả nước, giúp các em nuôi dưỡng và thắp sáng ước mơ trở thành những nhà khoa học, chủ các doanh nghiệp trong tương lai.

tm-img-alt

Chủ tịch danh dự LHHVN Đặng Vũ Minh cùngChủ tịch LHHVN, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi Phan Xuân Dũng trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả tại Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi lần thứ 18

Nuôi dưỡng và thắp sáng ngọn lửa đam mê

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18 nhận được 832 đề tài, mô hình từ 57 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các đề tài tập trung vào 5 lĩnh vực: Đồ dùng học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Hội đồng giám khảo đã xem xét, đánh giá và chọn trao giải thưởng cho 106 đề tài, gồm: 1 giải Đặc biệt, 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 30 giải Ba và 60 giải Khuyến khích. Đề tài: “Mô hình thiết bị ứng dụng sóng siêu âm để cô đặc mật ong và nước mắm ở nhiệt độ thấp” của nhóm tác giả: Đặng Chí Bằng (Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội), Vũ Việt Nguyên (Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội), Vũ Khánh Uyên (Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội), Hoàng Khánh An (Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Lã Nguyệt An (Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội) đã vinh dự nhận giải Đặc biệt.

tm-img-alt

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trao giải Đặc biệt cho đề tài “Mô hình thiết bị ứng dụng sóng siêu âm để cô đặc mật ong và nước mắm ở nhiệt độ thấp”.

Chủ tịch LHHVN, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi Phan Xuân Dũng cho biết, cuộc thi năm nay nhận được nhiều đề tài, mô hình dự thi. Điều đó cho thấy, Ban tổ chức cuộc thi ở các địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, phát triển các tài năng sáng tạo trẻ và cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rất đáng trân quý của các em học sinh. Còn theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, các sản phẩm dự thi đều có tính mới, tính sáng tạo, tính mỹ thuật, hiệu quả...

“Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo khoa học, công nghệ trong thế hệ trẻ cả nước, giúp các em nuôi dưỡng và thắp sáng ngọn lửa đam mê để trở thành những nhà khoa học, chủ các doanh nghiệp trong tương lai”, Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Cần mở thêm nhiều không gian sáng tạo

Trải qua 18 lần tổ chức Cuộc thi sáng tạo trong thanh thiếu niên và nhi đồng ở cấp quốc gia, Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu cả nước với nhiều giải thưởng cao. Cuộc thi năm nay, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu, với 15/106 giải, bao gồm: 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 7 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.

Chủ tịch LHHVN, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi Phan Xuân Dũng đánh giá, phong trào thi đua sáng tạo trong thanh thiếu niên, nhi đồng của Hà Nội luôn đi đầu. Năm nay, Hà Nội cũng là địa phương đóng góp nhiều giải thưởng nhất và giành giải cao nhất của cuộc thi.

Còn theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, các sản phẩm được giải của Hà Nội thể hiện được ý tưởng sáng tạo, trình độ kỹ thuật, công nghệ tốt, sau khi hoàn thiện có thể ứng dụng vào thực tiễn đời sống cũng như phục vụ học tập, sinh hoạt, như: Sản phẩm ứng dụng thiết bị hiện đại để mô phỏng quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật có hoa; phòng học thông minh, sử dụng công nghệ thực tế ảo; mô hình thiết bị ứng dụng sóng siêu âm để cô đặc mật ong và nước mắm ở nhiệt độ thấp… Tuy nhiên, để có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của học sinh, các cấp, ngành của thành phố cần quan tâm mở thêm nhiều không gian sáng tạo, giúp các em triển khai ý tưởng của mình.

Trong khi đó, nhà giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Mai (quận Hoàng Mai) nhận xét: “Cuộc thi đã giúp các em học sinh có nhiều cơ hội để tưởng tượng, để ước mơ. Sản phẩm của các em, tuy không thể hiện yêu cầu quá cao về công nghệ và kỹ thuật nhưng vấn đề ý tưởng luôn được nâng lên hàng đầu…”.

tm-img-alt

Mô hình trận Điện Biên Phủ trên không của học sinh Trường Trung học cơ sở Cầu Giấy đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng thành phố Hà Nội lần thứ 18.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho biết, để nâng cao chất lượng đề tài, mô hình dự thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã triển khai sớm công tác tuyên truyền về cuộc thi; chỉ đạo các nhà trường tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ, hướng dẫn các em trong việc bổ sung kiến thức, khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo.

“Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ đề xuất những chính sách phù hợp để những học sinh đoạt giải cao được ưu tiên, khuyến khích trong đánh giá, xếp loại học tập và các hoạt động khác”, ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết thêm.

Xem Thêm

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả!?
Diễn Đàn Công Nghệ Và Chuyển Đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (Liên hiệp Hội Việt Nam); Hội tự động hóa Việt Nam; Viện Công ghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội); các tổ chức quốc tế phối hơp tổ chức trong năm qua với các chuỗi hoạt động như hội thảo, triển lãm, tọa đàm đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Chat GPT – Công cụ thông minh nhất thế giới?
Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.
Sẽ có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân HIV?
Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV mà nếu thành công, nó có thể được phát triển thành vắc xin hoặc phương pháp điều trị một lần cho người nhiễm virus này
Phú Yên: Sáng tạo mô hình cảnh báo khử khuẩn đoạt giải Nhất Cuộc thi
Mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” thuộc lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường, của học sinh Nguyễn Như Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh - TP Tuy Hòa (năm học 2021-2022) đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên&Nhi đồng lần thứ 7 năm 2021-2022 (Cuộc thi) đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật trong trường học hiện nay.
Kon Tum: Sáng chế thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”
Hai em A Tường, dân tộc Xê Đăng, Phạm Y Thị Lệ Khanh, dân tộc Hrê - học sinh trường Trường PTDTNT THPT Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã sáng chế ra thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”. Sản phẩm đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Phú Yên: Sáng tạo Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân
Mô hình Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân điều khiển bằng Smartphone, do Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng học sinh lớp 11A3, Trường THPT Phan Đình Phùng, TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, sáng tạo. Mô hình này đang tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 7 (2021-2022).
Quỹ Vifotec góp phần phát triển nền khoa học, công nghệ đất nước
Năm 2022 là cột mốc đánh dấu 30 năm Ngày thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – Liên hiệp Hội Việt Nam (VIFOTEC). Vượt qua bao khó khăn, Quỹ VIFOTEC đã có nhiều đóng góp cho ngành Khoa học và Công nghệ, góp phần thúc đẩy nền khoa học, công nghệ phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin mới

7 giải pháp cấp bách để các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam phát triển
Phát triển mô hình chung cho các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu thật kỹ, bởi tính đa dạng của các tạp chí này trong sự phát triển nhanh của báo chí và truyền thông dưới tác động của cộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
An Giang: Liên hiệp hội học tập Bác Hồ, Bác Tôn chăm lo đời sống Nhân dân
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước tiếp tục hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
Khẳng định vai trò của nhà khoa học, kỹ sư nữ trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách của nhân loại
Sáng 4/10, Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (INWES APNN) 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam. Trong buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt các đại biểu sang Việt Nam dự Hội nghị, lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.