Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 02/06/2006 15:07 (GMT+7)

“Ông già Nam Bộ” và ước mơ về một bảo tàng nông nghiệp

Người của những kỷ lục

Rong ruổi khắp các vùng quê xa, gần của Nam Bộ để tìm cây nọc cấy lúa, cây thước mộc xưa cũ hay cái phảng hoen rỉ đã bỏ đi không xài… Rồi khi tìm được, ông nâng niu những vật ấy như của báu, bởi vì với ông, đó là “nhân chứng” lịch sử qua các thời kỳ.

Ông chỉ là một người bình thường, không học hàm, học vị, chỉ duy có tình yêu “đồ cổ” và ông có cả một “kho tàng” như thế tại nhà. Lấy đâu ra tiền để mua đồ cổ?- ông cười và bảo: “Tiền từ việc đi và viết lịch sử Đảng bộ, địa chí, viết khảo cứu cho các địa phương ở ĐBSCL và miền Đông Nam bộ”. Quê ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang, ông còn được mệnh danh là người của những kỷ lục.

Ông đã ẵm một lúc hai giải ba tại cuộc thi Những cuốn sách vàng lần III – 2006 với hai cuốn: Kim Vân Kiều tân truyện(bản chữ Nôm) – Nguyễn Du, khắc in năm 1879 và Dictionnaire élémentaire AnnamiteFrancais(Từ điển Việt - Pháp) của Legrand de la Liraye, in 1874. Ông cũng là người giữ kỷ lục hơn 100 kg tiền cổ …

Ngôi nhà của ông ở thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang còn có cả kho tư liệu về Hán - Nôm, những bản truyện Kiều có tuổi hơn trăm năm, những tài liệu về văn hoá dân gian, lịch sử mảnh đất Nam Bộ. Ông cùng các cộng sự đã viết hàng chục đầu sách khảo cứu văn hoá, lịch sử các địa phương ở Nam Bộ.

Cái duyên để ông đến với những cổ vật, nghiên cứu lịch sử, khảo cứu văn hoá Nam Bộ bắt đầu từ thuở ấu thơ. Gia đình ông từ ông nội đến cha và các chú đều có bằng tú tài Pháp và đọc, viết làu làu chữ Hán, Nôm.

Học sư phạm, ông còn đăng ký học thêm nghiên cứu lịch sử. Tốt nghiệp cũng là lúc đất nước thống nhất, ông trở về Cai Lậy - Tiền Giang công tác tại Phòng Giáo dục huyện, sau đó đi dạy học. Đến năm 1981 chuyển sang công tác ở Ban Tuyên giáo huyện Cai Lậy và chuyên viết lịch sử Đảng.

Những năm tháng công tác ở Ban Tuyên giáo, ông đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều giới và bắt đầu thấy tiếc những giá trị văn hoá, lịch sử của bậc hiền nhân thuở mở đất, các loại nông cụ cầm tay trong sản xuất nông nghiệp đã hoen rỉ và dần mai một...

Sẵn vốn chữ Hán, chữ Nôm, ông mày mò tự tìm học thêm và bắt đầu con đường nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa dân gian và sưu tầm đồ cổ. Ông kể: Nghĩ lại còn tiếc.

Trước đây, có người đem bán cho tôi hơn 100 cái sắc phong thần, mỗi cái hơn 100 ngàn đồng. Lúc đó, tôi sợ mình mua là bất kính, sợ người ta bắt bẻ khó mà giải thích. Tôi biết phần nhiều trong những tờ sắc thần ấy bây giờ đã nằm ở nước ngoài… nghĩ tiếc đứt ruột! Nhưng phải biết sử dụng, chứ coi nó như của quý thì cũng không đúng mà phải có khả năng giải mã những điển tích trong tờ sắc phong đó để hiểu rõ sắc phong ai, ở đâu, vì sao lại được phong thần… Vốn kiến thức và chữ Hán-Nôm phải tỏ tường mới làm được.

Năm 1995, ông xin nghỉ sau 15 năm là công chức. “Tha” về nhà đủ thứ: những chiếc vò, hũ, thúng mủng, gàu tát nước, cặp liễn, sách vở, tài liệu,… Ngôi nhà nằm ở góc đường 30/4 – tỉnh lộ 868 thuộc Cai Lậy, Tiền Giang trở nên chật chội theo thời gian với khối đồ mà ông sưu tầm mang về. Ông bày những cổ vật từ trong nhà ra đến ngoài hiên, vườn… Rất “lung tung” nhưng khi muốn “thuyết minh” về món đồ nào, ông không cần mất công tìm kiếm mà lấy trúng phóc.

Ước mơ về một bảo tàng nông nghiệp

Nọc cấy Nam Bộ trong bộ sưu tập của ông Trương Ngọc Tường.
Nọc cấy Nam Bộ trong bộ sưu tập của ông Trương Ngọc Tường.
Có một thực tế, các triển lãm nông nghiệp ở nước ta chỉ chú trọng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi mà chưa làm rõ vai trò và tiến trình phát triển của nông cụ. Từ chiếc máy cày nhập chạybánh hơi, dân ta đã cải tiến chạy bánh lồng, các loại máy thủy động cơ được nông dân biến thành máy nước, máy hút bùn,… những bước tiến sáng tạo đó góp phần không nhỏ trong việc phát triển kỹ thuậtcanh tác, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm nông nghiệp.

Bởi thế, trong hàng chục loại đồ mà ông sưu tập như tiền cổ, câu đối, đèn,… thì vấn đề ông theo dõi và chuyên tâm khảo cứu, sưu tầm rất kỹ là đời sống nông nghiệp và lịch sử cây lúa nước ở đất Nam Bộ. Ông tìm đến những thứ mà thiên hạ bỏ đi: cây nọc cấy, những chiếc phảng hoen rỉ, cái cối giã gạo mục nát, chiếc gàu rách nát,...

Với ông những nông cụ “đem chụm củi hay bỏ đi” ấy lại là vô giá bởi ông hiểu lịch sử và kỹ thuật canh tác nông nghiệp Nam Bộ trong khoảng thời gian hơn 300 năm khẩn hoang, mở cõi của cha ông một phần ẩn chứa ở đấy.

Ông tâm niệm: “Trong tiến trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp thì các loại nông cụ cầm tay đang ngày càng biến mất khỏi đời sống nông thôn. Những làng nghề rèn truyền thống cũng dần thu hẹp”. Nói đoạn ông bày ra thềm nhà cho tôi xem hàng chục chiếc nọc cấy đủ loại lớn nhỏ.

“Nếu có điều kiện, tôi sẽ hiến toàn bộ những gì mà mình đã sưu tầm được. Tôi săn lùng cổ vật để phục vụ công tác nghiên cứu chứ không làm với mục đích làm giàu. Tôi không bán ra mà chỉ mua vào. Với tôi, những cổ vật vô tri ấy hàm chứa cả một câu chuyện đầy lý thú”.

Trương Ngọc Tường

Tỉ mẩn cầm từng cái lên, ông giảng giải rất cặn kẽ, say mê… Cây nọc cấy vùng cù lao đất cát ở Chợ Lách, Long Hồ khác xa so với Măng Thít, Vũng Liêm hay Cần Thơ - Hậu Giang… Nào đây là chiếc nọc cấy vùng Gò Công khác nọc cấy Đồng Tháp Mười, vùng Gò Công đất cứng nên cây nọc phải nhọn, nhỏ và hơi dài. Ngược lại, miệt Đồng Tháp Mười cây nọc phải to, dài cỡ nửa thước, có thêm bộ phận để xé mạ bởi đây là vùng ngập lũ, đất phù sa.

Một chi tiết thú vị quanh chiếc nọc cấy là vùng nào có đỉa thì chiếc nọc cấy có thêm cái lỗ đặng bỏ vôi. Chưa hết, những chiếc cối giã gạo bằng gỗ sao, gỗ mù u là đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ, còn cối giã gạo ở Miền Đông Nam Bộ là đá xanh…

Ông bày tỏ rằng các giá trị văn hóa vật thể hay phi vật thể ở đất Nam Bộ đều xuất phát từ lao động sáng tạo canh tác lúa nước của người Việt trong quá trình khai thác, chinh phục thiên nhiên vùng đất phương Nam . Vì lẽ đó, việc xây dựng Bảo tàng nông nghiệp vùng Nam Bộ cũng chính là bảo tồn các giá trị phát triển mới của văn minh lúa nước người Việt tại vùng này.

Theo ông, bảo tàng Nông nghiệp sẽ bao gồm: Những loại nông cụ, phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp,… ;  Lịch sử khai hoang lập làng trên mảnh đất Nam Bộ;  Sáng tạo cải tiến nông cụ qua các thời kỳ; Bảo tồn các loại giống lúa địa phương, giống cây ăn trái, rau màu các loại. Hiện các Viện nghiên cứu, các trường ĐH đang lưu giữ rất nhiều giống, gien các loại lúa. Công việc như sưu tập, biên khảo lịch sử, đánh giá, phân loại nông cụ,… rất cần nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu góp sức…

Cuối năm Ất Dậu 2005, GS.TS Võ Tòng Xuân cùng một số cộng sự tìm đến Cai Lậy để tìm hiểu ý tưởng xây dựng Bảo tàng nông nghiệp của ông già Nam Bộ. GS.TS Võ Tòng Xuân khẳng định ý tưởng này rất hay và phù hợp vì ĐBSCL và Nam Bộ cần sớm có một công trình bảo tàng nông nghiệp tương xứng với vựa lúa cả nước.

Nguồn: Tuổi Trẻ14/5/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…