Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/03/2014 17:21 (GMT+7)

Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

1. Ada King - nữ lập trình viên đầu tiên của nhân loại

Có một tuổi thơ không mấy yên bình và thiếu vắng sự chăm sóc của người cha ngay từ rất nhỏ, Ada King (1815 - 1852) đã tìm cho mình một niềm vui đó là tham gia các nghiên cứu toán học cấp cao. Và rồi, tài năng của Ada được phát hiện.

Bà nhanh chóng trở thành đồng nghiệp với nhà nghiên cứu máy tính Charles Babbage sau khi được người giảng viên của mình giới thiệu. Nhận thấy các máy móc dùng để tính toán xuất hiện phổ biến vào thế kỉ XIX, nhưng vẫn rất cồng kềnh, đặc biệt là những máy tính số học, Babbage đã nghiên cứu và đề xuất một sáng kiến mới, gọi là Công cụ phân tích.

 

Ada nhận thấy được tiềm năng của sáng kiến này có thể vượt ra khỏi các phép toán đơn giản nên đã cống hiến hết mình cho nghiên cứu này. Trong khi dịch và tìm hiểu dữ liệu về công cụ phân tích, bà đã viết ra các thuật toán đầu tiên - được coi như là một chương trình máy tính sau này.

2. Emmy Noether - nữ hoàng toán học

Ở vào cùng thời với Einstein, Emmy Noether (1882 - 1935) được ví như "nữ hoàng của toán học". Bà nghiên cứu về đại số trừu tượng và viết nhiều cuốn sách về các khái niệm toán khác nhau. Không những vậy, bà còn viết ra định lý của riêng mình với tên gọi “định lý Noether” . Định lý nói về những định luật cơ bản như bảo toàn động lượng tuyến tính và bảo tồn năng lượng.

 

Có thể nói, Emmy không chỉ là người mẹ đỡ đầu cho nền toán học hiện đại mà còn là một người rất quảng đại. Bà cho phép các học giả khác sử dụng công trình của mình mà không cần dẫn nguồn, vì thế bà luôn được vinh danh như một đồng tác giả của các bài báo về toán học hiện đại. Tên của bà được đặt cho một tiểu hành tinh nhỏ trong vành đai của hệ Mặt trời.

3. Mary Anning - nhà cổ sinh vật học

Mary Anning (1799 - 1847) sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động Anh. Cha cô thường khai thác các hóa thạch vào thời gian rảnh rỗi để bán cho khách du lịch, và ông thường đem các con của mình theo mỗi khi tìm kiếm.

Mặc dù được cho là sẽ theo đuổi công việc đồng áng, nhưng Mary lại quyết định chọn sự nghiệp "đào bới", tìm hiểu về các hóa thạch bởi bà luôn có cảm hứng với chúng.

 

Thậm chí đến ngày nay, nghiên cứu của Emmy vẫn được sử dụng trong công cuộc khám phá hố đen và tìm ra đối tượng mới ngoài không gian.

 

Mary đã thực hiện một loạt những khám phá mang tính cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XIX. Bà đã khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs (một loài khủng long nước có 4 vây và cổ dài) hay thằn lằn bay vào khoảng năm 1809 - 1829.

Hóa thạch của những loài khủng long cổ đại này là những phát hiện vô cùng quan trọng bởi trước đó, chưa ai tìm ra manh mối về chúng. Những đóng góp của Mary đã giúp giải quyết nhiều tranh cãi về sự tuyệt chủng và trở thành ý tưởng sáng lập ra lĩnh vực cổ sinh vật học.

 

Nhưng bởi xuất thân từ một gia đình dị giáo nghèo nên những phát hiện của cô không được cộng đồng khoa học công nhận. Các nhà địa chất báo cáo về những khám phá của Mary nhưng không bao giờ đề cập đến sự tham gia của bà. Chỉ khi bà mất, một số loài đã được đặt theo tên của Mary nhằm vinh danh những đóng góp quan trọng giúp thay đổi mô hình cổ sinh vật.

4. Dorothy Hodgkin - phát hiện ra cấu trúc vitamin B12

Dorothy Hodgkin (1910 - 1994) được sinh ra ở Ai Cập, có cha mẹ là những nhà khảo cổ học. Trong Thế chiến thứ I, Dorothy trở lại Anh và bắt đầu công cuộc học tập của mình.

Từ sớm, bà đã bộc lộ tài năng phi thường về hóa học của mình và được chấp nhận cho theo học ở ĐH Somerville mặc dù chưa vững vàng tiếng Latin. Tại đây, bà bắt đầu nhận thức về tinh thể tia X, điều mà sau này đã dẫn đến những khám phá lớn nhất của bà.

 

Bằng việc sử dụng kỹ thuật mới tinh thể học Xquang và những máy tính đầu tiên,bà đã phát hiện ra cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.

 

Từ đó, các nhà khoa học có thể thay đổi và tổng hợp các chủng mới của penicillin, insulin và B12, giúp cứu sống được vô số người. Bà nhận giải Nobel năm 1964 nhờ phát hiện ra cấu trúc của B12 và cũng là một nhà khoa học hoạt động nhân quyền đấu tranh cho hòa bình, giải trừ quân bị trên thế giới.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…