“Nhà sáng chế nông dân” đất Tổ với máy ruôi sắn củ tươi TS-08
Chế biến củ sắn tươi là một công việc quan trọng sau khi thu hoạch đối với người trồng sắn, đồng thời đây cũng là công việc nặng nhọc và mất nhiều thời gian,songcórấtít các tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu cơ giới hóa khâu sơ chế sắn tươi. Ngoại trừ các nhà máy chế biến tinh bột sắn thực hiện chế biến sắn tươi theo quy trình công nghệ khép kín quy mô công nghiệp, trong một thời gian dài người dân trồng sắn phải sơ chế sắn theo cách thủ công rất vất vả. Trước đây,ở nhiều vùng, người nông dân chế biến sắn củ tươi khá đơn giản, có thể băm củ sắn tươi thành các lát mỏng từ 0,5 - 1 cm để phơi khô hoặc tiến hành nạo bằng bàn nạo thủ công, bàn nạo quay tay.
Đối với bàn ruôi sắn thủ công bằng tay, dụng cụ ruôi sắn củ tươi rất đơn giản, bàn nạo được làm bằng cách dùng vỏ ống bơ sữa bò duỗi phẳng và đục các lỗ trên vỏ ống, đóng khung gỗ cố định vỏ ống đã đục lỗ thành bàn nạo, năng suất ruôi rất thấp, chỉ đạt 3 tạ củ sắn tươi/ngày và rất nặng nhọc. Trong khi đó,sắn lại khôngđượcnạo triệt để, vẫn còn phần chót củ sắn không nạo được và hay xảy ra thương tích cho các ngón tay trượt vào bàn nạo. Mặt khác, việc mở rộng diện tích, áp dụng các tiến bộ thâm canh và sử dụng các giống sắn mới năng suất cao hơn trước nên sản lượng sắn ngày càng tăng, việc nạo tươi không thể đáp ứng kịp và việc nạo sắn bằng bàn nạo thủ công bằng tay vẫn còn rất nặng nhọc và không kịp cho việc phơi sấy khi thời tiết thuận lợi. Ngoài ra, trước khi nạo còn phải tiến hành cạo sạch vỏ gỗ và đất cát bám quanh củ, đây là một công đoạn mất khá nhiều thời gian, cụ thể cứ 3 công nạo củ thì phải tốn thêm 1 công cạo vỏ.
Để khắc phục những hạn chế trên,ôngTới đã nghiên cứu cho ra sản phẩm máy ruôi sắn quay tay. Máy ruôi sắn quay tay gồm 3 phần chính: khung giá đỡ, ổ trục truyền động và bàn nạo hình tròn. Công suất ruôi sắn củ tươi tăng lên gần 3 lần so với bàn nạo thủ công bằng tay, đạt 2 tấn củ tươi/ngày. Sau khi làm và thử nghiệm thành công,ông Tớiđã mạnh dạn vay vốn mở xưởng cơ khí sản xuất máy ruôi sắn quay tay trên cơ sở tận dụng nhân lực của gia đình và thuê thêm một số lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng tăng. Sản phẩm đã được cung cấp đến người trồng sắn khắp các tỉnh sử dụng như tại Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh…
Máy ruôi sắn được vận hành thử nghiệm
Sau khoảng 10 năm nghiên cứu sản xuất máy ruôi sắn quay tay cung cấp cho người trồng sắn, qua 1 khoảng thời gian người trồng sẵn sử dụngloại máy này,đến năm 2004,ôngTới thấy rằng các dụng cụ này để nạo sắn vẫn làm thủ công bằng đôi bàn tay là chính, nặng nhọc và vất vả mà công suất ruôi không cao, trong khi nhu cầu sắn tươi cần ruôi của nhiều hộ nông dân là rất lớn và áp lực về lao động và thời vụ chế biến ngày càng tăng. Mặt khác, trong quá trình ruôi bằng máy quay tay không tách được riêng phần vỏ gỗ củ và các phần còn lại của củ, do vậy chất lượng sắn củ sau ruôi còn hạn chế (lẫn vỏ gỗ và đất cát bám xung quanh vỏ củ) nếu không cạo phần vỏ gỗ trước khi nạo, còn nếu nạo thì lại tốn thêm khá nhiều công, ảnh hưởng đến việc phơi sấy sắn củ tươi. Trải qua quá trình tự nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi các kỹ năng về cơ khí và với sự kiên trì,ôngTới đã thiết kế nên những dụng cụ, thiết bị nạo sắn củ tươi từ thủ công đến bán tự động chạy bằng động cơ điện và xăng như hiện nay.
Chia sẻ về quá trình mày mò nghiên cứu ra máy ruôi sắn TS-08 của mình,ôngcho biết: Quá trình chế tạo gặp không ít những khó khăn, có thời điểm tưởng chừng phải bỏ dở, nhưng với niềm say mê và sự kiên nhẫn cuối cùng máy ruôi sắn bán tự động chạy bằng động cơ TS-08 đã được hoàn chỉnh và được người dân các vùng trồng sắn trong cả nước sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả rất lớn về kinh tế, xã hội.
Máy ruôi sắn TS-08 sử dụng động cơ điện hoặc động cơ xăng, kiểu quay tròn theo chiều ngang làm việc liên tục. Máy có kết cấu gọn nhẹ, dễ dàng vận hành, lắp đặt. Năng suất ruôi đạt 600 - 700 kg sắn củ tươi/giờ. Sợi sắn ruôi đều hơn so với ruôi thủ công. Đặc biệt, khi ruôi tách được vỏ gỗ và các phần còn lại của củvà củ được ruôi triệt để.
Tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ và Hội thi toàn quốc năm 2012-2013, chiếc máy ruôi sắn TS-08 đã được Hội đồng giám khảo ở tỉnh và trung ương đánh giá cao ở cả 3 phương diện: Tính mới và sáng tạo; khả năng áp dụng, triển khai; hiệu quả kỹ thuật công nghệ, kinh tế xã hội. Tác giả đãáp dụng các nguyên tắc chế tạo cơ khí, truyền động đơn giản trong quá trình sản xuất, lắp đặt, vận hành máy, đồng thời máy được sản xuất hàng loạt theo quy mô công nghiệp. Do vậy, giá thành chế tạo máy tương đối thấp, giá bán hiện nay tại cơ sở là 1.000.000 - 1.200.000 đồng/thiết bị hoàn chỉnh.
Qua quá trình thực tế sử dụng cho thấy máy có các tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với các dụng cụ thủ công và bán thủ công như bàn nạo tay và máy nạo sắn quay tay cả về năng suất ruôi, chất lượng sắn sau ruôi. Cụ thể: Thao tác vận hành thiết bị đơn giản, an toàn, chỉ cần 1 người thực hiện; thiết bị gọn, nhẹ (khoảng 13 kg), dễ di chuyển, lắp đặt, có thể di chuyển máy đến tận nương đồi sắn để tiến hành ruôi; máy chạy ổn định, ít hỏng hóc và không gây ồn lớn, các chi tiết bị hỏng có thể dễ dàng tháo lắp sửa chữa, thay thế với giá thấp; dễ dàng thay đổi công năng sử dụng của động cơ máy, có thể tháo sử dụng động cơ lắp vào các thiết bị khác để sử dụng như máy bơm nước (cả động cơ xăng và động cơ điện), máy đốn cành chè (loại máy ruôi sử dụng động cơ xăng); trong quá trình sản xuất và vận hành máy ruôi sắn không gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do không có các chất thải lỏng, khí (trừ loại máy ruôi sử dụng động cơ xăng) và hầu như không có chất thải rắn.
Đến nay thiết bị được chế tạo và sản xuất hàng loạt tại cơ sở của gia đình ở khu 8, xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, đồng thời đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho 2 cơ sở khác tại huyện Thanh Ba và cung cấp phụ tùng cho các xưởng cơ khí ở trong và ngoài tỉnh sản xuất hàng vạn sản phẩm/năm, cung cấp rộng rãi cho người trồng sắn trong cả nước sử dụng rất hiệu quả như: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi...góp phần thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa khâu chế biến sắn củ tươi sau thu hoạch tại các hộ gia đình trồng sắn ở địa phương trên cả nước.
Bài, ảnh: Nguyễn Hồng Văn