GS.TS Phạm Đức Dương: Một nhà khoa học - một người thầy mẫu mực
Giáo sư - Tiến sĩ (GS.TS) Phạm Đức Dương không chỉ nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu của ngành Đông Nam Á học Việt Nam mà ông còn là một nhà giáo có trái tim nhân hậu hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Nay dẫu đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục bậc đại học và trên đại học của ViệtNam. |
Trong căn phòng nhỏ bộn bề những tủ sách chất cao quá đầu người, Giáo sư Phạm Đức Dương ngồi đó miệt mài bên chồng bản luận văn Tiến sĩ của các nghiên cứu sinh mà ông được giao phản biện. Không dám phá vỡ không khí làm việc của Giáo sư, chúng tôi đứng yên chờ đợi, mãi hồi lâu mới thấy ông giật mình ngước mắt nhìn lên: “Xin lỗi, mình bận quá nên quên cả có khách”.
Phạm Đức Dương bảo vệ Luận án Phó Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) – năm 1970
Pha ấm chè thơm đãi khách, Giáo sư Phạm Đức Dương nói vui: “Cả cuộc đời mình, sống nhờ sách để rồi cuối cùng cũng trở về với sách”. Nhiều người nhận xét, nói đến Giáo sư Dương là nói đến ngành Đông Nam Á học, nói đến ngành Đông Nam Á học của Việt Nam không thể không nói đến Giáo sư Dương. Lần giở lại quá trình mấy mươi năm làm khoa học của ông mới thấy lời nhận xét ấy quả không sai. Còn nhớ, vào giữa những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông được phân công về công tác tại Tổ Ngôn ngữ của Viện Văn học rồi tham gia xây dựng ngành Ngôn ngữ học Việt Nam, đưa vào Việt Nam hai ngành mới: Ngôn ngữ học dân tộc và Ngữ âm học thực nghiệm. Sau đó được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Viện Phương Đông thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (cũ). Một trong những bước ngoặt trong cuộc đời làm khoa học của ông đó là vào năm 1973, ông được Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng Viện Đông Nam Á, đến năm 1983 thì trở thành Viện trưởng và công tác ở đấy cho đến tận ngày nghỉ hưu. Kể từ đây, sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với ngành Đông Nam Á học còn non trẻ của ViệtNam. Giáo sư Dương nhớ lại, ngày ông bắt tay vào xây dựng Viện Đông Nam Á gặp muôn vàn khó khăn bởi lúc bấy giờ ở Việt Nam ngành Đông Nam Á chưa được đào tạo ở bậc đại học. Vì vậy mọi kinh nghiệm cho đến cơ sở vật chất lẫn con người hầu như chẳng có gì. Để làm giàu cho thư viện của Viện, sau giải phóng miền Nam (1975), ông cùng với mấy chuyên viên của Việnnbsp; vào Nam sưu tầm sách, quan hệ với Viện Hàn lâm Liên Xô, đặt vấn đề vớinbsp;Thư viện Quốc hội Mỹ, nơi lưu giữ vô vàn sách về Đông Nam Á để hai bên trao đổi, hợp tác. Sau khi Viện Đông Nam Á đi vào hoạt động ổn định, đến năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, nhận thấy đây là cơ hội để ngành phát triển và hội nhập, ông đề nghị Chính phủ cho thành lập Hội Đông Nam Á học. Hai năm sau, tức năm 1997, Hội chính thức ra đời. Hiện nay, ông đang thành lập dự án xây dựng Đại học Đông Nam Á đầu tiên tại ViệtNamđể phục vụ cho mục đích đào tạo nguồn nhân lực hợp tác ViệtNam– ASEAN. Đối với nhiều thế hệ cán bộ giảng dạy và sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Phạm Đức Dương không chỉ là một nhà khoa học uy tín mà còn làm một nhà giáo mẫu mực. Rất nhiều người tuy không học ông nhưng họ vẫn trìu mến và kính trọng gọi ông là thầy, bởi họ quý trọng nhân cách và trí tuệ của một người suốt cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục bậc đại học của ông. |
GS.TS Phạm Đức Dương dẫu ở vị trí hay cương vị nào vẫn là một nhà khoa học chân chính, một nhà giáo hết lòng với sự nghiệp giáo dục của quốc gia. |
Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Đức Dương: (sinh ngày 21 tháng 10 năm 1930, quê làng Đông Thái - Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh). - Nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á. |