Công trình toán học của một người thất nghiệp
Một người văn làm toán
Người đó tên là Nguyễn Văn Thêm, tuổi ngoài 50, hiện đang cư ngụ trong một xóm nghèo ở khu Tây Linh thuộc Thành Nội Huế. Nếu ai quan tâm đến Huế thì sẽ không lạ lắm với cái tên Liễu Thượng Văn, thường ký dưới những bài báo khảo cứu văn hóa Huế. Còn nếu ai yêu văn chương chắc có biết đến cái tên Trần Hạ Tháp thường xuất hiện trên báo Văn Nghệvới những truyện ngắn về đề tài lịch sử; đó cũng chính là người đã đoạt giải nhất cuộc thi văn học Chào thế kỷ mới 1998 - 2000 do báo Văn Nghệtổ chức với truyện ngắn Cuộc cờ lều Ngộ Vân. Và đó là những bút danh của Nguyễn Văn Thêm.
Vì vậy nhiều người Huế, nhất là giới văn chương và nghiên cứu văn hóa, sẽ rất bất ngờ khi nghe con người của “thượng văn, hạ tháp” ấy lại nghiên cứu toán học; mặc dù ai cũng biết anh có một vốn tri thức về Đông phương học, nói riêng là Dịch học, vào hàng “thâm hậu”. Trước khi nhận được tập bản thảo toán học này, tôi đã được đọc bản thảo một tập thơ viết tay của anh với những bài thơ chất chứa “khí hạo nhiên” (như cách nói của Thêm). Mới đây, tôi lại được anh khoe một tập nhạc do anh mới sáng tác rất thơ mộng và lãng mạn. Nhưng Thêm nói một cách quả quyết rằng: “Viết văn hay khảo cứu văn hóa cũng chỉ là thú tiêu khiển mà thôi. Tâm huyết của cả cuộc đời tôi đều dồn hết cho công trình toán học này. Đó mới là ý nghĩa đích thực cuộc sống của tôi, là mồ hôi, nước mắt của tôi trong hơn 20 năm qua và cũng là sự đóng góp thật sự của tôi với đời”.
Những điều không nói trong công trình
Thêm kể rằng bài toán này được anh khởi sự từ năm 1977, lúc anh đang trở thành một thanh niên thất nghiệp do học dang dở một lúc ba trường: luật khoa, văn khoa và sư phạm Huế.
Ban đầu anh đi bốc vác tại lò gạch ở Ái Tử (Quảng Trị).
“Tôi rất quý trọng và khâm phục anh Thêm, phải có đam mê và dũng khí mới dám đánh đổi cả mấy mươi năm đời người cho công việc nghiên cứu này. Vừa rồi, tôi có đi dự một hội nghị ở Mỹ và đọc được một cuốn sách của một nhà toán học Nga đang làm việc ởItaly, có nhắc đến vấn đề mà anh Thêm nghiên cứu. Tôi đã gửi cuốn sách này cho anh Thêm tham khảo. Anh Thêm cần có sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn toán học để anh có đủ kiến thức toán cơ bản, nhằm đi sâu nghiên cứu hơn về mặt toán học” - GS Hoàng Tụy. |
Ngày lại ngày cứ lầm lũi vác đất, nhưng đầu óc thì cứ miên man theo những con số. Mất việc làm, lại tìm ra bốc vác than ở cảng sông Đông Hà. Anh lượm từng mẩu bút chì, xin các tờ giấy hóa đơn đen xỉn của các cô kế toán rồi lật mặt sau để viết.
“Nhưng không dám cho ai biết mình làm toán đâu. Họ không tin và sẽ mệt với họ” - Thêm nhớ lại. Vì vậy, bút chì và giấy phải giấu kỹ, chờ đêm xuống, khi bạn phu phen đã ngủ, anh mới lấy ra hí hoáy. Nhưng rồi việc làm cũng hết, Thêm lang bạt vào tận Châu Đốc cuốc đất. “Mỗi ngày được hai giạ lúa, nếu yên phận là được. Nhưng đêm nằm cứ nghĩ: cuộc đời mình chỉ cần hai bữa no thôi ư?”, vậy là bỏ về lại Huế với bài toán dang dở.
Làm thợ đóng hòm (quan tài) một thời gian lại bỏ về đi đạp xe thồ. Lấy vợ, một thời gian thì bỏ xe thồ vào làm biên tập viên tạp chí Sông Hương. Nhưng cũng chỉ được ba năm, buồn tình lại bỏ tạp chí Sông Hươngvề nhà nấu cơm và phụ việc cho vợ ở xưởng tranh thêu. Thêm kể rằng thời gian này anh chỉ làm toán trong đầu hoặc cả khi đang nhặt rau, vì ngày thì bận việc, đêm lại sợ tốn tiền điện của vợ. Tất cả đều được ghi nhớ trong đầu, vài hôm lại trốn vào góc nhà ngồi viết lại những điều đã ngẫm nghĩ.
Lý thuyết “Phân biệt tư cách số” chia thành 21 chương, với hệ thống 153 phát biểu có hình thức tương đương những định lý, định đề. Tựu trung của lý thuyết này nằm ở câu hỏi đơn giản: tại sao hai số 0 trên và dưới một phân số (0/0) lại không thể khử nhau như mọi con số khác nó? Thế thì đây là “ký - hiệu - một - khái - niệm” hay là ký hiệu của con số nghiêm chỉnh trong thao tác toán học xưa nay? Đó là hậu quả của “vô - định - kết - quả” hay thật ra chỉ là tình trạng bị giới hạn bởi sự vô phân biệt về các tư cách sốthực tế là cùng tồn tạitrong chỉ một hình thức, không đủ điều kiện để phát huy đúng nghĩa các tính năng phong phú, đặc biệt ở con số 0 kỳ diệu ấy.
Từ đó, tác giả đã xây dựng một hệ thống lý thuyết gồm nhiều bộ phận lý thuyết căn bản; trong đó, lý thuyết phân biệt tư cách số là nòng cốt. Thông qua phương trình (trong đó có phương trình mà tác giả đặt tên là phương trình Từ Thức), để chứng nhận các giá trị toán học ở khả năng tương đối và liên thông giữa các hoàn cảnh, các không gian toán học với nhau. Và tác giả đã chứng minh nguyên lý của minh triết phương Đông “Chân không diệu hữu” (Nhờ nơi cái khôngđích thực, chân chính mà tồn tại các điều vô cùng kỳ diệu) thông qua lý thuyết toán học này.
Nguồn: nhandan.com.vn2/8/2006