Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/04/2014 22:08 (GMT+7)

BICEP2: Khám phá ngoạn mục

Điều đặc biệt, một nhà khoa học người Việt Nam, TS Nguyễn Trọng Hiền, đang làm việc tại phòng thí nghiệm phản lực JPL - Viện Công nghệ Caltech (thuộc  NASA ), là thành viên của nhóm nghiên cứu trên.

Phóng viên: Tiến sĩ có thể nói rõ hơn về quá trình thực hiện nghiên cứu  BICEP2 vừa được các nhà khoa học thế giới đánh giá là “đáng kinh ngạc”?

TS Nguyễn Trọng Hiền trong một giờ giảng bài cho sinh viên tại Việt Nam

- TS Nguyễn Trọng Hiền: BICEP2 là thế hệ thứ hai của chuỗi các thí nghiệm được chế tạo để phát hiện mức phân cực trong bức xạ nền (BXN) vi ba. Đứng đầu nhóm thí nghiệm này là GS Jamie Bock của Jet Propulsion Laboratory (phòng thí nghiệm phản lực) và Viện Công nghệ Caltech. GS Jamie Bock là người đứng đầu nhóm chế tạo hệ cảm biến vi ba cực kỳ tinh nhạy cho các đài  thiên văn  không gian. Ông nghĩ đến việc sử dụng những hệ cảm biến này cho các thí nghiệm đo mức phân cực trong BXN tại Nam Cực. Và ông nhận ra rằng để làm thí nghiệm như vậy chỉ cần một thấu kính chừng 30 cm.

Quần thể các đài thiên văn vi ba tại Nam Cực. (Ảnh do TS Nguyễn Trọng Hiền cung cấp)

Thế hệ đầu tiên của chuỗi thí nghiệm này là BICEP hay còn gọi là BICEP1 bắt đầu đi vào quan sát tại Nam Cực từ năm 2006 đến 2008. Tuy nhiên, BICEP1 được ghi nhận không đạt đủ độ tinh nhạy để phát hiện tín hiệu lạm phát.

Đầu năm 2006, một thành viên của BICEP1 thiết kế xong hệ cảm ứng siêu dẫn mới. Chúng tôi nhanh chóng triển khai chế tạo thí nghiệm BICEP2, dùng hệ cảm ứng siêu dẫn. Với hệ cảm ứng này, BICEP2 nhạy hơn BICEP1 đến 10 lần, 3 năm của BICEP2 bằng 30 năm của BICEP1.

Tháng 4-2013, chúng tôi đã bước đầu có được kết quả khai thác từ các dữ liệu của BICEP2 sau 3 năm quan sát (từ năm 2010 đến 2012). Chúng tôi phát hiện ngay rằng có dấu hiệu của B-mode. Đến tháng 12-2013 thì kết quả kiểm chứng, so sánh hoàn tất và chúng tôi nhanh chóng viết bài để công bố kết quả công trình vào ngày 17-3 như thế giới đã biết.

Thưa tiến sĩ, khám phá trên có ý nghĩa như thế nào đối với ngành thiên văn vật lý và vật lý hiện đại nói chung?

- Khám phá B-mode của  BICEP2 mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là di chỉ để lại trong  vũ trụ  từ lúc bắt đầu hình thành, chỉ chừng một phần tỉ tỉ tỉ tỉ giây tuổi. Khám phá B-mode của BICEP2 sẽ mở ra cửa ngõ mới để các nhà vật lý tiếp cận vũ trụ ở giai đoạn phôi thai này.

B-mode là bằng chứng mạnh mẽ khẳng định cơ chế lạm phát, đó là khi mà vũ trụ còn nhỏ hơn hạt proton, đã lớn phổng lên một cách thần tốc, rộng hơn gấp triệu lần hệ mặt trời, chỉ trong một “sát na” lạm phát, 1 phần tỉ tỉ tỉ tỉ giây.

Sự giãn nở như thế để lại những hậu quả nhất định cho quá trình phát triển của vũ trụ về sau. Có vẻ như sự tồn vong của mọi sinh linh, từ những thiên hà đến những vì sao, đến sự sống trong vũ trụ đã được sắp xếp từ xa xưa rồi.

Và vì thế, vũ trụ quan của chúng ta sẽ thay đổi ở tầng mức cơ bản nhất. Tôi tin rằng sự thay đổi này tương tự sự thay đổi trong nhận thức của con người khi lần đầu nhận ra trái đất xoay quanh mặt trời chứ không phải ngược lại.

Là một nhà khoa học người Việt tham gia nghiên cứu công trình, tiến sĩ có thể cho biết vai trò của mình trong nghiên cứu trên?

- Tôi tham gia thí nghiệm BICEP1 từ đầu. Tôi đảm nhận vai trò thiết kế thiết bị quan sát, các thiết bị làm lạnh cho BICEP1 và lãnh đạo cuộc thử nghiệm các hệ cảm biến siêu dẫn cho thí nghiệm BICEP2 và Keck (thế hệ tiếp theo của BICEP2). Là người đã từng thực hiện các thí nghiệm về BXN tại Nam Cực hơn 10 năm trước, tôi cũng được mời tham gia các hoạt động quan sát của BICEP1/BICEP2 và Keck tại Nam Cực từ năm 2006, lúc BICEP1 vừa được đưa xuống Nam Cực.

Vì sao tiến sĩ lại chọn thiên văn vật lý? Ngành khoa học này ở Việt Nam còn khá mới mẻ, phải làm gì để ngành này phát triển tại Việt Nam?

- Thiên văn là bộ môn khoa học cổ xưa nhất. Thiên văn thường được biết đến như là những chuyện… trên trời. Có lẽ vì thế mà bộ môn này đã bị người ta nhầm là thiếu thực tế chăng?

Tôi là một nhà vật lý. Bản thân tôi cũng chưa từng qua một lớp học thiên văn nào. Tôi đã từng dạy bộ môn này nhờ học thêm. Và qua đó, tôi thấy thiên văn rất thiết thực trong đời sống của chúng ta.

Một là, thiên văn đóng góp rất lớn cho giáo dục khoa học. Rất nhiều hình ảnh, câu chuyện sinh động liên quan đến những phát minh khoa học, những suy nghĩ, tình cảm của các nhà khoa học khiến cho bài giảng thêm hứng khởi. Hai là, ứng dụng thực tiễn rất cao. Máy chụp ảnh số bắt nguồn từ những nghiên cứu thiên văn. Ba là, thiên văn là mảnh đất màu mỡ cho những nghiên cứu khoa học cơ bản. Phát hiện của BICEP2 là một ví dụ ngoạn mục nhất.

Các kỹ thuật kính thiên văn ngày càng tinh vi cho phép chúng ta có thể xây cất và vận hành đài thiên văn trong nước với nguồn kinh phí tương đối thấp và hiệu quả, chúng ta nên khai thác. Thêm nữa, đội ngũ các nhà thiên văn Việt Nam trong nước và ở nước ngoài đã dần lớn mạnh. Hãy tạo điều kiện cho họ. Nếu xây dựng được một đài thiên văn quang học đúng đắn, đây sẽ là nơi quy tụ tài năng và nguồn tư liệu dồi dào, trước tiên là để phát triển chương trình giáo dục của bộ môn này. Sau đó tạo tiền đề cho hợp tác quốc tế và từ đó, các nhà thiên văn trẻ có thể tham gia vào những vấn đề tiên phong của thiên văn vật lý và vũ trụ học hiện đại.

Kỷ nguyên mới về thiên văn vật lý

PGS-TS Phan Bảo Ngọc, Trưởng Bộ môn Vật lý Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP HCM, cho rằng phát hiện của BICEP2 nếu được khẳng định sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành thiên văn vật lý. Bằng chứng quan sát này sẽ tạo niềm tin cho các nhà khoa học tập trung xây dựng, hoàn thiện các lý thuyết liên quan đến các giai đoạn đầu tiên của vũ trụ, điều mà trước đây họ vẫn còn nghi ngờ do thiếu các bằng chứng quan sát.

Mặt khác, sự phát hiện sóng hấp dẫn mà qua đó khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết về giai đoạn vũ trụ lạm phát (nhiệt độ cỡ 10 30 độ K) cũng là một bằng chứng quan sát ủng hộ các lý thuyết về các giai đoạn sớm hơn nữa của vũ trụ.

Cũng theo PGS-TS Phan Bảo Ngọc, sự phát hiện sóng hấp dẫn này còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các nhà vật lý xây dựng một lý thuyết của vạn vật (Theory of Everything) nhằm thống nhất tất cả 4 lực cơ bản của vũ trụ (lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu và lực hấp dẫn).

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…