Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 16/06/2014 20:33 (GMT+7)

Bác sĩ Dương Thị Hiển: “Đam mê sẽ tìm thấy niềm vui và giá trị công việc”

Qua nắm "trích ngang”, khá ngạc nhiên vì sinh viên y khoa thường muốn làm điều trị, sao chị lại theo hệ dự phòng?

Quê tôi ở huyện Yên Thế, học năm thứ 5 Trường Đại học Y Thái Nguyên thì được kết nạp Đảng. Tốt nghiệp loại xuất sắc khi mới 23 tuổi nên tôi rất muốn thi bác sĩ nội trú nhưng điều kiện không cho phép đành dự tuyển viên chức năm 2000. Trong 30 bác sĩ mới ra trường dự thi, tôi đạt điểm cao nhất và được phân công về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Đó có phải công việc chị mong muốn?

Ngày đầu nhận nhiệm vụ ở Khoa Xét nghiệm, tôi thấy khác với những gì được học. Sao thiết bị nghèo nàn, triển khai ít kỹ thuật thế? Công việc một tháng gom lại làm một tuần là hết. Trong khi sang bệnh viện thấy đồng nghiệp tất bật với chuyên môn khiến tôi chạnh lòng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng tôi quyết tâm biến sự tẻ nhạt trong công việc thành niềm đam mê. Rồi tôi bị cuốn vào những kỹ thuật, phương pháp xét nghiệm mình muốn làm chủ... Từ những thành công ban đầu đã hun đúc trong tôi quyết tâm xây dựng Khoa Xét nghiệm mạnh về kỹ thuật, vững về chuyên môn.

Và điều đó đã trở thành sự thật?

Năm 2012, Khoa Xét nghiệm vinh dự là một trong 12 phòng xét nghiệm đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Ngoài ra, tháng 6 năm ngoái, 3 phòng xét nghiệm Vi khuẩn, Virus - Miễn dịch và PCR (chẩn đoán những bệnh đặc hiệu mà phương pháp vi sinh truyền thống không đủ khả năng nuôi cấy) của Trung tâm là đơn vị đầu tiên trong toàn quốc được công nhận chuẩn An toàn sinh học cấp II theo quy định của Bộ Y tế.

Chị có thể nói rõ hơn ưu thế khi đạt các tiêu chuẩn này?

Được công nhận chuẩn sẽ nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của phòng xét nghiệm, bảo đảm tính chính xác, độ tin cậy. Đồng thời quy chuẩn hóa các hoạt động, nhân viên được tiếp cận không chỉ phương pháp thử nghiệm tiên tiến mà còn khẳng định chất lượng của kết quả phép thử.

Riêng ISO/IEC 17025:2005 là tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm năng lực phòng xét nghiệm và hiệu chuẩn. Khi đó, kết quả không chỉ được công nhận trong hệ thống xét nghiệm của Việt Nam mà còn được thừa nhận trong khu vực và quốc tế.

Việc triển khai xây dựng những mục tiêu trên có gặp nhiều khó khăn?

Được như hôm nay không hề dễ dàng. Về cơ sở vật chất, chúng tôi phải cải tạo, bổ sung; xây dựng quy trình, hệ thống sổ tay chất lượng, kỹ thuật, kiểm soát tiện nghi và điều kiện môi trường. Nhưng có lẽ khó khăn nhất là nhân lực, vừa yếu, vừa thiếu.

Trăn trở với điều đó, chúng tôi đã đề xuất với lãnh đạo đơn vị tiến hành đào tạo tại chỗ, cử cán bộ đi học và thu hút nhân tài với phương châm: "Việc tìm người". Hiện Khoa có 17 cán bộ kỹ thuật trẻ với gần 70% trình độ cử nhân, đại học và sau đại học.

Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, chị có lo bị nhiễm dịch?

Không những lo cho mình mà còn người thân, đồng nghiệp, nhất là gần đây xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm hoặc tái trở lại nguy hiểm, khả năng lây nhiễm cao như SARS, Ebola, tiêu chảy cấp, cúm A (H5N1, H1N1, H7N9)... trong khi cán bộ xét nghiệm luôn phải tiếp xúc, phơi nhiễm.

Nhưng nếu chỉ lo lắng, không hành động thì mối lo sẽ theo ta suốt quá trình làm việc. Để giảm thiểu những nguy cơ trên đến mức tối đa, chúng tôi quyết tâm xây dựng các phòng xét nghiệm An toàn sinh học, chuẩn ISO/IEC 17025:2005, tăng cường tập huấn, đào tạo nhân lực, củng cố trang thiết bị và thực hành xét nghiệm an toàn.

Nếu có cơ hội, chị có chọn nghề khác không?

Làm y tế dự phòng có nhiều thiệt thòi, khó khăn. Đó là cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ chưa cập yêu cầu, ít cơ hội làm thêm ở các phòng khám tư để tăng thu nhập… Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, hơn 10 năm qua, tôi cũng có những lời mời làm việc ở đơn vị tuyến trên nhưng chắc tôi có duyên với nghề rồi, đã làm là say mê và gắn bó.

Tôi cho rằng, không việc gì chỉ khó khăn và chẳng lĩnh vực nào toàn thuận lợi. Hãy làm việc với niềm đam mê, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo thì niềm vui, giá trị cuộc sống và sự tôn trọng nghề nghiệp sẽ đến với mình.

  Dù bận rộn nhưng chị vẫn nghiên cứu khoa học, chị có thể chia sẻ đôi chút các đề tài với bạn đọc?

Thời gian qua, tôi làm chủ nhiệm, đồng chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học như "Đánh giá kết quả xây dựng phòng xét nghiệm thực phẩm Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo tiêu chuẩn ISO 17025: 2005”, "Hiệu lực khử khuẩn của dung dịch điện hoạt hóa SUPOWA trong kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Bắc Giang”…

 Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ V vừa qua, đề tài "Nghiên cứu pha chế môi trường bảo quản virus tại khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh" của chúng tôi đạt giải khuyến khích… Bên cạnh đó, tôi và đồng nghiệp cũng tích cực triển khai kỹ thuật mới, góp sức cho công tác ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

  Còn những mong muốn, trăn trở của chị hiện nay?

Dù hệ thống xét nghiệm dự phòng được quan tâm, có bước phát triển nhưng đó mới chỉ là nền tảng ban đầu. Chúng tôi mong muốn phát huy và mở rộng kết quả một cách bền vững, để đồng nghiệp yêu nghề, say mê khoa học trên cơ sở môi trường làm việc tốt, thu nhập ổn định.

Chúng tôi đang chuẩn bị điều kiện trình cấp trên phê duyệt thành lập phòng khám đa khoa, trong đó có xét nghiệm cận lâm sàng để bác sĩ có điều kiện củng cố, phát huy chuyên môn. Khoa cũng tập trung xây dựng chuẩn quốc gia, mở rộng kỹ thuật chuyên sâu tiến tới định hướng phát triển Trung tâm vùng trong tương lai.

Xin cảm ơn và chúc chị tiếp tục thành công!


Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…