Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/12/2011 18:32 (GMT+7)

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều giống lúa ứng phó với biến đổi khí hậu

Tạo nhiều giống lúa “ứng phó”

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, vựa lúa số 1 của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dự báo nếu mực nước biển dâng 1 m thì 70% diện tích vùng ĐBSCL sẽ bị ngập, khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa bị mất,  kéo theo khoảng 4,7 triệu người dân chịu ảnh hưởng.

Trước thực trạng này, TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu tạo ra nhiều giống lúa có thể chống chịu được với độ mặn và khô hạn trong ruộng đồng. Những giống lúa này được tập hợp nguồn gene từ các vùng hay bị hạn hán như ở Tây Bắc, Tây Nguyên để làm vật lai tạo. Sau khi đưa vào trồng thử nghiệm, giống lúa này phát triển tốt trong môi trường có độ mặn cao, đem lại năng suất cao. Ngoài ra, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm giống lúa chịu úng ngập, có khả năng chống đỡ lụt lội”. Để khắc phục tình trạng này, từ năm 2009 đến nay, Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu được khoảng hơn 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn tốt.

Theo TS Phạm Trung Nghĩa - Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học, Viện lúa ĐBSCL, trong nghiên cứu, ngoài việc chọn tạo giống lúa chịu mặn, Viện còn quan tâm đến các biện pháp kĩ thuật liên quan đến canh tác lúa như sử dụng phân bón giàu khoáng vi lượng, chế phấm sinh học, hoá chất cải tạo đất, kĩ thuật tưới tiêu,… Ngoài tính chịu mặn, giống lúa mới cần phải có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng bệnh, thích nghi với điều kiện tự nhiên thì bà con nông dân mới ưa thích, gieo trồng trong sản xuất. 

Hiện các nhà khoa học của Viện lúa ĐBSCL đã xác định được 31 giống lúa có khả năng chống chụi khô hạn và 14 giống lúa mẹ có khả năng kháng mặn tốt. Qua kết quả đánh giá, các giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu tiêu biểu như: OM8923, OM6162, OM4218,  OM6377, OM5629,  OM6677,  OM5464, OM6976,…Các giống OM5464, OM 5166, OM 5629, OM 6677 có khả năng chịu được độ mặn 3 - 4 phần ngàn. Riêng giống lúa IR 64 Subon 1 đang được thí nghiệm cho thấy có khả năng thích ứng với độ mặn 5 - 6 phần ngàn ngập úng trong khoảng 21 ngày.  

Một số dòng lúa chịu mặn mới như: OM7347, OM9915, OM9921 và OM9916 có tính chịu mặn khá tốt, gạo có mùi thơm đậm, cơm ngon, đang được khảo nghiệm và nhân rộng tại một số trung tâm giống các tỉnh như: Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre và Trà Vinh. 

Đặc biệt TS Lê Văn Bảnh cho biết, riêng giống lúa OM 6162 đã được công nhận là giống lúa chống chịu khô hạn. Đây là một trong những giống lúa mà Viện tập trung nghiên cứu, chọn lọc nhằm sản xuất ra những giống lúa có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu như khô hạn, ngập úng, nhiễm mặn,…

Đẩy mạnh nghiên cứu

Hiện nay ở ĐBSCL vẫn thiếu các giống lúa năng suất và chất lượng cao, thích nghi với đặc thù từng tiểu vùng của ĐBSCL như: phèn, mặn, phù sa nước ngọt,… Bên cạnh đó, nông dân sản xuất lúa gặp rất nhiều rủi ro do sâu bệnh, thời tiết, lũ lụt, và đặc biệt là thị trường tiêu thụ, mặt bằng về trình độ sản xuất, kỹ năng và kỹ thuật thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tổ chức. 

Việc sản xuất một số giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu là một trong những thành công bước đầu của các nhà khoa học Viện lúa ĐBSCL. Thành công này đã mang lại nhiều triển vọng cho người nông dân, nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền sản xuất nông nghiệp ở lưu vực sông Tiền, sông Hậu trong việc đối phó với tình trạng đất trồng lúa hiện đang suy giảm cả về diện tích, độ phì nhiêu và biến đổi khí hậu. 

Nghiên cứu để chọn ra những giống lúa ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL hiện đang là vấn đề cấp bách đòi hỏi các cơ quan nghiên cứu lớn phải vào cuộc và một cơ chế chính sách phù hợp để tránh ỷ lại từ nguồn đầu tư ngân sách. 

GS. TS Nguyễn Văn Bộ - Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt nam cho biết thêm: Để tăng cường kinh phí cho nghiên cứu giống lúa, tránh ỷ lại từ nguồn ngân sách, Nhà nước nên nghiên cứu việc cho trích từ xuất khẩu gạo để bổ sung cho kinh phí nghiên cứu. Nếu trích 1 USD/tấn gạo xuất khẩu thì hằng năm chúng ta đã có thêm từ 4,5-5 triệu USD cho công tác tạo giống mới.

Đặc biệt để đẩy mạnh sản xuất lúa lai trong nước thì Nhà nước cần phải có cơ chế hỗ trợ kịp thời cho nông dân về đầu tư, khoa học công nghệ, trợ giá,… Bởi hàng trăm diện tích sản xuất lúa lai của nước ta mới chỉ đạt 600 - 700 ha. Dẫu còn tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, song việc sản xuất thành công một số giống lúa chất lượng cao như OM 6162, OM 4900, OM 4088, OM 4059, OM 5472... ở Tiền Giang trong vụ Đông - xuân 2009 - 2010 đã mở ra triển vọng mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế mỗi đơn vị canh tác, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Bên canh đó cần nghiên cứu và phát triển giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong khi đất trồng lúa suy giảm cả về diện tích và độ phì, bảo đảm sản xuất bền vững, an ninh lương thực quốc gia cho 100 triệu người vào năm 2020; cung cấp đủ lương thực cho chăn nuôi và xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo/năm, là thách thức không chỉ đối với người nông dân, với ngành NN-PTNT mà còn với cả những nhà khoa học nghiên cứu về giống lúa những năm sắp tới. 

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.