Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/06/2025 07:58 (GMT+7)

Tính chiến lược và lợi ích thực tiễn khi sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên và Đắk Lắk

Việc sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk là bước đi phù hợp với chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy hợp tác phát triển KHCN giữa hai địa phương, đây là hướng đi chiến lược, phù hợp xu thế hội nhập và phát triển đất nước.

tm-img-alt

Lãnh đạo và Cán bộ CNVC của hai đơn vị chụp ảnh lưu niệm

Cơ sở và tính chiến lược

Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành đã thực hiện sáp nhập các hội có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và tạo ra hệ sinh thái kiến thức gắn kết. Việc sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk là mô hình chuẩn mực, thể hiện tinh thần nhất quán trong chủ trương xây dựng tổ chức xã hội hoạt động chuyên nghiệp, ít trùng lặp, đúng định hướng phát triển chiến lược.

Phú Yên và Đắk Lắk đều là những địa phương vùng Tây Nguyên – Nam Trung Bộ, có nhiều tiềm năng phát triển khoa học – công nghệ trong nông nghiệp, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu và ứng phó thiên tai. Việc sáp nhập sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia, nguồn lực kỹ thuật và kết nối thị trường rộng lớn hơn. Sự liên kết này không chỉ giúp chia sẻ kinh nghiệm mà còn góp phần phát huy hiệu quả hợp tác giữa vùng miền thông qua các hội thảo, dự án chung, vận động chính sách…

Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu về tinh gọn bộ máy: “Bộ máy hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết thúc đẩy sắp xếp tổ chức Hội theo đề án tổng thể. Việc sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết này, đồng thời giúp tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí hoạt động và tăng hiệu quả quản trị. Đắk Lắk có thế mạnh lâu đời về nông lâm nghiệp, đô thị hóa nhanh, hạ tầng đào tạo – nghiên cứu phát triển; Phú Yên có thế mạnh thủy sản, du lịch – sinh thái và các lĩnh vực ứng dụng biển đảo.

Hai tỉnh có thể bổ sung lẫn nhau: Phú Yên thêm nguồn lực nông – lâm, Đắk Lắk thêm chuyên môn kinh tế biển và kinh doanh du lịch.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Xuân Thao - Phó Chủ tịch Điều hành Liên hiệp Hội Đắk Lắk (người thứ 5, bênphải sang) tặng quà lưu niệm cho Liên hiệp Hội Phú Yên, nhân buổi gặp mặt bàn việc hợp nhất giữa hai Liên hiệp Hội, tổ chức ở LHH Phú Yên (ngày 05/6/2025).

Lợi ích thực tiễn

Một trong những lợi ích đầu tiên của việc sáp nhập là việc tinh gọn bộ máy tổ chức, loại bỏ các khâu trùng lặp, giảm thiểu chi phí hành chính, vận hành.Nhờ đó, Liên hiệp hội sau sáp nhập có thể dành nhiều nguồn lực hơn cho các hoạt động chuyên môn thay vì duy trì hai hệ thống tổ chức tách biệt. Bên cạnh đó, việc gom chung nguồn lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất sẽ giúp nâng cao khả năng tổ chức các chương trình lớn, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong công tác tổ chức, điều hành. Các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật từ cả hai tỉnh có thể phối hợp để triển khai những nhiệm vụ KH&CN mang tầm khu vực thay vì chỉ giới hạn trong phạm vi từng địa phương.

Sáp nhập giúp hình thành một mạng lưới chuyên gia đa dạng hơn, có chiều sâu và rộng hơn về chuyên môn. Phú Yên có thế mạnh về nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực thuỷ sản, môi trường biển, trong khi Đắk Lắk nổi bật về nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Điều này không chỉ làm tăng khả năng tư vấn phản biện xã hội mà còn mở rộng cơ hội hợp tác với các tổ chức KH&CN trong và ngoài tỉnh. Liên hiệp hội sau sáp nhập sẽ có vị thế mạnh hơn để trở thành đối tác tin cậy trong các chương trình mục tiêu, các dự án, đề án cấp quốc gia về biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bảo tồn thiên nhiên,...

Thông qua các hội thảo khoa học, các đề xuất tư vấn chính sách về ứng phó thiên tai, quy hoạch đô thị, sử dụng tài nguyên thiên nhiên,…Liên hiệp hội sẽ phát huy vai trò là cầu nối giữa đội ngũ trí thức KH&CN với chính quyền và người dân.

Việc mở rộng quy mô tổ chức không chỉ giúp tiếp cận các chương trình quốc gia về KH&CN mà còn tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các quỹ quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực như phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, giáo dục và chuyển giao công nghệ. Sau khi hoàn thiện sáp nhập, Liên hiệp hội có định hướng chiến lược rõ ràng và hoạt động bài bản sẽ được đánh giá cao về tính minh bạch, hiệu quả sử dụng nguồn lực – điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư dài hạn và phát triển các dự án quy mô lớn.

Sau sáp nhập, để vận hành hiệu quả một hệ thống tổ chức trải dài trên hai địa phương, việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số là điều tất yếu. Đây cũng là cơ hội để hai Liên hiệp hội đầu tư vào hệ thống quản lý hiện đại, triển khai các nền tảng giao ban trực tuyến, cơ sở dữ liệu chuyên gia, và hệ thống báo cáo – đánh giá tự động, góp phần nâng cao năng suất, minh bạch và hiệu quả hoạt động.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên, phát biểu tại buổi gặp mặt bàn việc hợp nhất giữa hai Liên hiệp Hội (Phú Yên- Đắk Lắk), tổ chức ở LHH Phú Yên (ngày 05/6/2025).

Cuối cùng, với tầm ảnh hưởng rộng hơn, Liên hiệp hội sau sáp nhập có điều kiện mở rộng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN cho người dân, doanh nghiệp và học sinh – sinh viên. Điều này không chỉ nâng cao nhận thức cộng đồng mà còn góp phần khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo và văn hoá khoa học trong xã hội.

Sáp nhập không phải là việc gom lại cho đơn giản, mà là “đại kế hoạch nâng tầm trí thức vùng miền”. Sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk không chỉ là sự hợp nhất về hành chính, mà là bước chuyển mình mang tính chiến lược, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai địa phương hiện nay và tương lai ./.

Xem Thêm

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
Bình Định: Hội nghị Ban Chấp hành LHH tỉnh lần thứ 17 (mở rộng)
Sáng ngày 27/6/2025, tại TP. Quy Nhơn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 17 (mở rộng), khóa V (nhiệm kỳ 2018-2025) nhằm sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025.
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp hội tỉnh Kon Tum lần thứ V
Chiều ngày 26/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ V, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027 nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.