Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/11/2007 00:19 (GMT+7)

Về đặc điểm ngữ pháp của cấu trúc "nhiều + D" trong tiếng Việt

Về cấu trúc “Nhiều +D”, thực ra Cao Xuân Hạo có chú ý khảo sát khá kĩ bằng các thủ pháp trắc nghiệm mà theo ông là có hiệu quả tốt như thủ pháp mở rộng cấu trúc, thủ pháp Jakhôntov {...]. Nhưng với sự cẩn trọng, Cao Xuân Hạo chỉ muốn đưa ra một kết luận có tính chất đề nghị. Đó là thái độ chừng mực, đáng kính của một nhà nghiên cứu khoa học. Ở bài viết này, ý định của chúng tôi là xin được trao đổi thêm một vài nhận xét nho nhỏ về cấu trúc đang bàn, và qua đó về hai thủ pháp trắc nghiệm nói trên.

1.            Vài nhận xét về đặc điểm ngữ pháp của “Nhiều + D”
1.1.    Khả năng làm vị ngữ của “Nhiều + D”

Có thể nói vị ngữ là chức năng thông thường, phổ biến và tự nhiên của tính từ hoặc tính ngữ (cũng như động từ/động ngữ). Cấu trúc “Nhiều + D” nói chung có thể làm vị ngữ trong câu. Nhưng khả năng này có khi tỏ ra không được tự nhiên mấy.

So sánh: (1 ) a.? Thư viện ấy nhiều sách.
b. Thư viện ấy có nhiều sách.
c. ? Gia đình chị ấy nhiều khó khăn.
d. Gia đình chị ấy gặp nhiều khó khăn.
Gia đình chị ấy có nhiều khó khăn.

Dường như cách dùng tự nhiên nhất của nhiều/ítkhi làm vị ngữ là kết hợp với từ chỉ mức độ (rất, lắm...) và/hoặc chủ ngữ phải là danh từ chỉ sự vật do nhiều/ítđịnh lượng. Cũng có thể khi nhiều/ítnằm trong vị ngữ ghép.

( 2) a. Thư viện ấy nhiều sách lắm.
b. Sách của thư viện ấy nhiều lắm.
c. Ông ấy lắm tiền nhiều của.

1.2 Khả năng làm chủ ngữ của “Nhiều + D”
Chủ ngữ là chức năng phổ biến, thông thường và tự nhiên của danh từ/danh ngữ.Khi đảm nhiệm chức năng này, cấu trúc “Nhiều + D” tỏ ra tự nhiên hơn. So sánh:
(3) a . Nhiều người/ đã đến đay tham quan.
b. Bao người/ đã đến đây tham quan!
c. Vài ba người/ đã đến đây tham quan.

Có thể nói rằng các câu trên đây là những câu đơn được cấu tạo bằng một kết cấu chủ vị trong đó các tổ hợp gạch dưới đều có chức năng là làm chủ ngữ. Theo kinh nghiệm của người bản ngữ thì kết cấu chủ vị sẽ không bị thay đổi tính chất khi nó xuất hiện sau các động từ chỉ hoạt động nhận thức, nói năng như nói, biết, nhận thấy, nghĩ, cho rằng... Đặc điểm này càng tăng độ tin cậy khi có từ rằngđi liền sau mỗi động từ loại này. Ta có thể dùng kinh nghiệm này để kiểm nghiệm cương vị chủ ngữ của “nhiều người” trong câu 3a trên hoặc những câu còn lại:

+ Nó nói rằng nhiều ngườiđã đến đây tham quan.

+ Tôi nghĩ rằng nhiều ngườiđã đến đây tham quan.

Có điều đáng chú ý và khá thú vị là khi đứng ở vị trí chủ ngữ (trước vị ngữ), nhiều + Dkhông thể kết hợp thêm phụ từ lắmsau D, nhưng lại chấp nhận phụ từ rấtđứng trước nhiều mặc dù cả hai từ này đều có tác dụng ngôn ngữ ngữ pháp giống nhau. So sánh:
* Nhiều người lắm/ đã đến đây tham quan. 
Rất nhiều người/ đã đến đây tham quan.  

Đặc điểm này nói lên rằng với cương vị chủ ngữ, tổ hợp ô ‘rất nhiều người’ có đặc điểm gần gũi với cấu trúc S + D (từ chỉ số lượng + danh từ) trong đó ‘rất nhiều’ có tác dụng của từ định lượng cho D đứng sau nó. Còn ‘nhiều người lắm’ là tính ngữ, thích hợp với vai trò vị ngữ hơn (xem lại 1.1. ở trên).

1.3. Khả năng làm bổ ngữ đối tượng của ‘Nhiều + D’
Bổ ngữ đối tượng (hoặc bổ ngữ chủ thể đối với các động từ tồn tại) là thành tố cú pháp dùng để thể hiện tham tố bắt buộc trong cấu trúc ngữ nghĩa của động từ ngoại động. Bổ ngữ ấy thường được đảm nhiệm bằng danh từ/ danh ngữ chứ không thể hiện bằng tính từ/ tính ngữ. Tính từ/ tính ngữ xuất hiện sau động từ ngoại động chỉ có thể làm bổ ngữ cách thức (trạng ngữ), trừ phi nó đã được danh hoá (chẳng hạn : Nó gặp khó khăn). Cấu trúc đang xét hoàn toàn có thể đảm nhiệm chức năng bổ ngữ đối tượng (chủ thể) một cách tự nhiên. Ví dụ :
(4) Gặp nhiều người ; đọc nhiều tờ báo; có nhiều tờ báo ;
Mua ít tờ báo về đọc, nói được nhiều thứ tiếng.
Cần chú ý là ở (4), nhiều người, nhất là nhiều tờ báo, ít tờ báo... phải hiểu là một tổ hợp từ có quan hệ toàn khối với động từ đứng trước nó (gặp, đọc, có...). Điều đáng nói ở đây là khi nhiều/ ítđứng trước D đơn vị (+/- định ngữ) (4) làm bổ ngữ đối tượng cho động từ ngoại động thì chúng không thể hoán vị với D ấy được. Trong trường hợp này, D đơn vị là yếu tố duy nhất có quan hệ với động từ đứng trước nên chính nó là trung tâm trong ngữ đoạn nhiều/ ít + D. Đặc điểm này cho thấy nhiều/ ítcó tính chất ngữ pháp chẳng khác các từ chỉ số lượng.So sánh (4) với :
( 4’) Gặp vài người ; đọc dăm tờ báo ; có năm tờ báo.
Tuy nhiên, với cách dùng 2 và 3, nhiều / ítở đây có chiều hướng chuyển hoá thành từ chỉ lượng đơn thuần không xác định bên cạnh số từ chỉ số đếm xác định như hai, ba, bốn, năm... Trong trường hợp “mua ít tờ báo về đọc”thì ít đã có đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp rõ ràng chẳng khác gì các từ vài, mấy, dăm. Có điều, nói chung, số đếm chỉ xuất hiện trước các danh từ chỉ đơn vị, con nhiều/ ítcó khả năng xuất hiện trước bất cứ loại danh từ nào.
2.2 Việc xác định thành tố trung tâm của cấu trúc “Nhiều + D” với hai thủ pháp trắc nghiệm Jakhontov và mở rộng văn cảnh
2.1 Với trắc nghiệm Jakhontov
Theo Jakhontov (Jak) thì “trong hai từ có quan hệ phụ kết với nhau, từ phụ thuộc bao giờ cũng dễ thay thế hơn bằng một từ có chức năng tương đương (chẳng hạn như một đại danh từ hay một từ nghi vấn)” (5). Theo cách trắc nghiệm ấy thì các từ nhiều / íttrong các ví dụ (1b), (3a), (4) nêu trên đều có thể thay thế bằng các từ nghi vấn như bao nhiêu, mấy.
(1b) Thư viện ấy/ có bao nhiêusách ?
( 3a) Mấyngười/ đã đến đây tham quan?
(4) Gặp mấyngười?đọc bao nhiêutờ báo? Có bao nhiêutờ báo?
Mua bao nhiêutờ báo về đọc?
Khả năng được thay thế của nhiều/ ítbằng các từ nghi vấn bao nhiêu, mấynhư trên cho thấy nhiều/ íttrong cấu trúc đang xét phải được xem là thành tố phụ. Như vậy, kết quả trắc nghiệm đã rõ ràng. Tuy nhiên, nó có thực sự đáng tin cậy không, điều đó còn tuỳ thuộc vào mức độ tin cậy của bản thân thủ pháp trắc nghiệm ấy.
Ta thử xem xét các ví dụ sau:
(5) a. Năm quyển sách?
b. Một chục trứng.
áp dụng thủ pháp trắc nghiệm Jak, ta có:
(5) a. Mấyquyển sách?
b. Năm cái gì?
b’ Bao nhiêutrứng
b”. Một chục ?
Qua thử nghiệm trên, ta lại thấy từ nghi vấn có thể thay thế không những cho từ chỉ số lượng mà cho cả danh từ đứng sau nó. Rõ ràng ở đây, thủ pháp trắc nghiệm Jak đã mất hiệu lực: Không thể xác định được từ chỉ số lượng hay danh từ đứng sau nó là từ phụ thuộc. Trớ trêu nhất là ở trường hợp 5b: Chụctrứngđều là danh từ cả, nhưng qua thủ pháp này, cả hai đều có thể xác định là trung tâm của ngữ đoạn.
Nhân đây, cũng có thể nói thêm một điều nữa mà người viết cảm thấy băn khoăn. Thủ pháp trắc nghiệm Jak chủ yếu dùng để xác định từ phụ thuộc trong ngữ đoạn phụ kết; nghĩa là nó phải được thực hiện trên cơ sở có tính tiền đề là một ngữ đoạn phụ kết. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập không biến hình; do vậy, trong thực tế, để phân biệt một ngữ đoạn phụ kết (ngữ đoạn hạn định) với một ngữ đoạn vị ngữ tính nhiều lúc không phải dễ.Chẳng hạn trong:
(6) Sách haythì ai cũng thích đọc.
thì “sách hay” là ngữ đoạn thuộc loại nào? ở đây có thể hiểu là một ngữ đoạn vị ngữ tính (sách mà hay thì ai cũng thích đọc), nhưng đồng thời cũng có thể hiểu là một ngữ đoạn phụ kết, vì có thể thay thế hay bằng này, của anh, của nhà văn nọ... Như vây, với thủ pháp đang bàn thì haylà định ngữ của danh từ trung tâm trong ngữ đoạn sách hay, nhưng điều ấy chỉ đúng khi giả định sách haylà một ngữ đoạn phụ kết.
2.2. Với trắc nghiệm mở rộng một văn cảnh
Mở rộng một văn cảnh (MR) là đặt ngữ đoạn đang xét vào trong một ngữ đoạn lớn hơn. Trung tâm của ngữ đoạn đang xét là yếu tố duy nhất có quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa với yếu tố mới thêm vào để mở rộng văn cảnh.
Với thủ pháp MR, ta có thể thêm vào trước hoặc sau Nhiều + D nhưng từ ngữ thích hợp, chẳng hạn:
(6) Nhiều sách > a. Rất nhiều sách

                     > b. Đọc rất nhiều sách
Nhiều quyển sách > c. Rất nhiều quyển sách
> d. Đọc rất nhiều quyển sách (cùng một lúc)

   - Thêm vào sau: Nhiều người > e. Nhiều người lắm.

Ở (6), khi thêm rấthoặc lắmthì nhiềulà trung tâm, vì chỉ có nhiềulà yếu tố có quan hệ hoán đổi vị trí mới thêm vào. Nhưng khi ta thêm đọc thì ở 6b có thể hoán đổi vị trí giữa nhiềusách(đọc nhiều sách/ đọc sách nhiều); còn ở 6d thì không thể. Điều này cho thấy:

- ở (6b), sáchnhiềucó khả năng là hai yếu tố độc lập cùng làm bổ ngữ cho đọc.

- ở 6d, “nhiều quyển sách”là một yếu tố kết cấu duy nhất làm bổ ngữ cho đọc, trong đó quyểnlà yếu tố quan trọng nhất (trung tâm) bởi chính nó đã cho hai yếu tố còn lại là nhiềusáchmất tính độc lập, không còn có thể hoán vị được nữa. Từ đặc điểm này có thể loại suy về tính đồng nhất về cấu trúc giữa “nhiều quyển sách”“nhiều sách”khi chúng đứng sau một động từ ngoại động làm yếu tố mở rộng văn cảnh, nghĩa là trong cả hai tổ hợp này thì nhiềulà thành tố phụ định lượng cho danh từ đứng sau nó. Do đó, đọc nhiều sáchđọc sách nhiềunên hiểu là có nghĩa khác nhau. Trường hợp 1 trả lời cho câu hỏi: Đọc bao nhiêu sách? Trường hợp 2 trả lời cho câu hỏi: Đọc gì và đọc như thế nào?

Tiếp tục thử nghiệm bằng thủ pháp MR, ta thấy tuỳ theo tính chất của động từ dùng làm yếu tố mở rộng ở phía trước, sự kết hợp nhiều/ ít với D sẽ có tính chất quan hệ khác nhau.Chẳng hạn, so sánh:

(7)

a. Trong nhà có khách.

b. Ở đây có xe qua lại thường xuyên.

c. Ở chị ấy có cái nét gì đó khá quyến rũ.

d. Ở chỗ này có cá nhiều lắm.

Ở (7a, b, c), sau động có thể là một (ngữ) danh từ hoặc kết cấu chủ vị. Ở (7d), do tính chất của động từ mà “cá nhiều lắm” ắt hẳn cũng là một kết cấu chủ – vị.

Như vậy, thủ pháp MR cũng có những hạn chế nhất định. Khi thêm một thành tố mới vào cấu trúc đang xét để mở rộng văn cảnh, nó có thể làm biến đổi tính chất quan hệ của cấu trúc cần thử nghiệm.

3. Qua những khảo sát và trắc nghiệm trên đây, chúng ta thấy rằng cấu trúc “Nhiều D” là một tổ hợp từ có tính phức tạp. Dựa trên cơ sở tự thân tổ hợp từ này thì khó có thể nói đó là cấu trúc thuộc loại nào. Khi làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ, nó có thuộc tính gần gũi danh ngữ; còn khi làm vị ngữ, nó lại có đặc điểm gần gũi tính ngữ.

Những khảo sát và trắc nghiệm trên đây lại giúp ta có dịp thấy được những hạn chế, bất cập của hai thủ pháp trắc nghiệm MR và Jak, nhất là thủ pháp sau. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, khi tiến hành nghiên cứu có sử dụng các thủ pháp này, nên sử dụng chúng có điều kiện và tỉnh táo.
Tài liệu tham khảo

1.                  Diệp Quang Ban – Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb GD, H. 1996.

2.                  Lê Cận và tgk – Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, H. 1983.

3.                  Phan Tấn Công – The noun phrase in morden Vietnamese. Thesis Master of Arts. Texas A & B University , 1974.

4.                  Cao Xuân Hạo – Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb GD, H. 1997.

5.                  Lê Văn Lý – Le parler Vietnamien. Sài Gòn, 1960.

6.                  Bùi Đức Tịnh – Văn phạm Việt Nam.TT học liệu, Sài Gòn, 1972.

7.                  UBKHXNVN – Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, H, 1983.

_______________

Chú thích:

(1)               Phan Tấn Công, The noun phrase in morden Vietnamese. Thesis Master of Arts. Texas A & B University . P.58

(2)               UBKHXNVN – Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, H, 1983, tr.109

(3)               Cao Xuân Hạo, “Ngữ đoạn và cấu trúc của ngữ đoạn” trong Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb GD, H. 1997, p. 389 -390.

(4)               Hầu như mọi D đơn vị khi đứng sau nhiều/ ítđể làm bổ ngữ đối tượng đều không thể hoán vị được với hai từ chỉ lượng này, dù D loại này có định ngữ hay không (trừ từ câykhi nó không có định ngữ: trồng nhiều cây/ trồng cây nhiều).

(5)               Trích theo Cao Xuân Hạo, sđd, tr. 370.     

Nguồn: TC Ngôn ngữ - Đời sống, số 10 (132) – 2006.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.