Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/02/2007 23:51 (GMT+7)

Triển vọng mới trong việc chữa căn bệnh ung thư của ngành y học nano

Mới đây, Viện Phòng chống ung thư quốc gia (Institut national du cancer) của Hoa Kỳ vừa xác nhận và công bố một phát minh y học mới có triển vọng lớn trong việc điều trị căn bệnh ung thư với sự ra đời một phương thức điều trị của ngành y học mới được gọi là Nanomedecine tạm dịch là “Y học nano” (từ tố nano tiếng Pháp phát âm là “nanô” có nghĩa là “cực nhỏ”; tiền tố “nano” gắn với 1 đơn vị đo lường để chỉ độ lớn bằng một phần tỉ: 10 -9, ví dụ nanoseconde = 1/tỉ giây đồng hồ (chú thích của tác giả). Phát minh y học này là sự kế thừa các ý tưởng của Jennifer West và Naomi Hallas, hai nhà khoa học nữ ở Mỹ, hình thành từ năm 1992, cùng các kỹ thuật chế tạo và đưa các viên nang siêu nhỏ có gắn chất diệt ung thư vào tiếp cận với các tế bào ác tính để đánh dấu và tiêu diệt chúng một cách trực tiếp của Para Prasa và Earls Bergey, hai GS Trường đại học Bufallow – New York, Hoa Kỳ. GS S. James Baker thuộc Đại học Michigan - Mỹ đã “thiết kế” và chế tạo thành công những “phần tử nano đa trị” (nanoparticuless polyvalentes) để thực hiện các mục tiêu chữa trị của y học nano. Vậy y học nano là gì?

Ta có thể định nghĩa một cách khái quát là: Y học nano là ngành y học sử dụng các phần tử cực nhỏ, có khả năng đem theo các dược liệu đến tận các tế bào nhiễm bệnh, tế bào ung thư, để tiêu diệt chúng trực tiếp, tại chỗ cơ thể bị bệnh.

Phương thức điều trị mới của y học nano được công bố trên tạp chí Y học - Kỹ thuật Cambridge – Massachusetts – Hoa Kỳ tháng 6-2006 đã được thực nghiệm, ứng dụng có hiệu quả tích cực, được công nhận, cho phép và khuyến khích đưa vào sử dụng tại một số nước trên thế giới.

Phương thức điều trị mới này mở đầu bằng việc tiêm vào cơ thể người bệnh một chất dịch trong suốt, bề ngoài không có gì đáng chú ý; tuy nhiên trong chất dịch đó chứa rất nhiều phần tử (particules) hết sức nhỏ, được chế tạo đặc biệt để thẩm thấu qua các màng sinh học (membranes biologiques) như các thành mạch máu… và được gắn kết vào các tế bào ung thư - trước khi được các tế bào này hấp thụ như là những dưỡng chất (nutriments). Các phần tử này được coi như những cái “mồi nhử” (leurres), đặt những “phần tử đánh dấu phát quang” (mollécules marqueurs fluorescents) lên các tế bào ác tính (là các mục tiêu) và sẽ tiêu diệt chúng trên chặng đường đi qua bằng cách tiết ra những dược liệu đặc trị đã được mang theo.

Được “thiết kế” bởi GS S. James Baker, một nhà nghiên cứu tại Trường đại học bang Michigan – Hoa Kỳ, những “phần tử nano đa trị” đã sẵn sàng cho những thử nghiệm lâm sàng đối với con người từ năm 2006 và hiện là “mũi nhọn” của cuộc cách mạng y học dựa trên các kỹ thuật nano. Các kỹ thuật này có thể làm thay đổi về căn bản những phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư cũng như bất cứ căn bệnh nội tạng nào khác trước đây. Phương thức điều trị mới này sử dụng những phần tử nano đa trị.

Kỹ thuật của James Baker dựa trên việc sử dụng một “phân tử phân nhánh” cao, được gọi là Dendrimere, tạm dịch là “Tế bào phân nhánh”. Trên tiết diện của mỗi “Tế bào phân nhánh” này tua tủa hơn 100 cái “móc” (crochets) phân tử. Baker đã gắn trên 5 hoặc 6 cái “móc phân tử” này những phân tử axit folic, một sinh tố thiết yếu của chất protein có trên bề mặt của phần lớn các tế bào trong cơ thể. Các chất protein này được coi như là những “phần tử tiếp nhận” (récépteurs), lại càng có nhiều trên bề mặt của các tế bào ung thư hơn là trên các tế bào lành tính. James Baker đã có ý tưởng gắn vào các mấu còn lại của các tế bào phân nhánh này một số chất (dược liệu) chống ung thư. Như vậy, mỗi khi tế bào ung thư các protein của chúng hấp thụ axit folic, chúng hấp thụ luôn cả các dược liệu sẽ tiêu diệt chúng. Hiệu quả của phương thức chữa trị mới này được khẳng định qua các công trình nghiên cứu, thực nghiệm trên chuột và cơ thể người, mở ra một triển vọng rất lớn trong việc phát hiện và điều trị nhiều căn bệnh nan y, đặc biệt với căn bệnh ung thư.

Các nhà nghiên cứu còn ứng dụng y học nano để điều trị cho cả một “loạt” bệnh lý từ bệnh thấp khớp cho tới căn bệnh di truyền khắc nghiệt thường gặp ở các tuyến tiết dịch ngoại tiết nhiễm vào tuỵ, phế quản, gây ra rối loạn tiêu hoá và hô hấp mãn tính. Tuy nhiên, sự chữa trị chống căn bệnh ung thư mới là mục tiêu chính của ngành y học nano.

Đối với bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng, với căn bệnh “Sáccôm Kaposi” u ác tính trên da, thường gặp ở các bệnh nhân nhiễm HIV, những viên nang siêu vi có khả năng đưa các dược phẩm đặc trị tiếp cận trực tiếp với các tế bào ung thư và phương thức điều trị tương lai này có tính hiệu quả rất cao.

Hội nghị tổng kết các thực nghiệm tháng 6-2006 tại Hoa Kỳ, đã khẳng định tính hiệu quả của nó cao hơn nhiều so với cách điều trị bằng hoá chất theo quy ước tiến hành trên chuột.

“Đó là một lĩnh vực đang tiến triển một cách hết sức ấn tượng” – Piotr Grodzinski, Giám đốc Liên minh các kỹ thuật nano chống u bướu - một tổ chức chỉ đạo của Viện Phòng chống ung thư quốc gia Hoa Kỳ, đã xác nhận và kết luận “Kỹ thuật này có thể giải quyết những vấn đề mà các kỹ thuật trước đây không thể giải quyết được”.

Nguồn: An ninh thế giới, số 620, 6/1/2007, tr 24

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.