Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 22/10/2009 18:07 (GMT+7)

Tiêu chảy cấp do Rotavirus đến hẹn lại lên

Rotavirus là tác nhân gây tiêu chảy cấp thể nặng ở trẻ nhỏ, thường gặp nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam . Rotavirus có thể sống lâu ở môi trường ngoài cơ thể nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hoá còn non yếu của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể đe doạ tử vong.

Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 610.000 trẻ tử vong do Rotavirus. Đặc biệt, tỉ lệ này chiếm rất cao ở các nước đang phát triển. Điều đáng nói hơn là có đến 95% các trẻ đều bị nhiễm Rotavirus ít nhất một lần trước khi lên 5 tuổi.

Rotavirus có khả năng tồn tại và sống dài ngày trong môi trường. Chúng có mặt ở khắp nơi, trên các đồ vật xung quanh trẻ như: bàn ghế, sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, đồ chơi, nguồn nước, các vật dụng trong gia đình (chén bát, ly uống nước),…

Virus lây truyền từ phân người bệnh lên các đồ vật trong môi trường, đặc biệt là qua bàn tay. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nguy cơ bị nhiễm Rotavirus rất cao. Do bé thường hay bò lê trên sàn nhà, cầm nắm đồ chơi rồi đưa tay vào miệng.

Triệu chứng và hậu quả do Rotavirus gây ra

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 12 giờ đến 4 ngày, triệu chứng bắt đầu thể hiện. Trẻ thường bị ói sau đó là tiêu chảy và sốt vừa phải.

Ói xuất hiện trước tiêu chảy 6 đến 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Bé ói rất nhiều vào ngày đầu và giảm khi bắt đầu tiêu chảy. Chính vì trẻ ói nhiều nên bù dịch bằng đường uống khó có tác dụng.

Sau đó, bé tiêu phân lỏng toàn nước, có lúc có màu xanh, có thể có đàm nhớt nhưng không có máu. Trẻ có thể bị tiêu chảy hơn 20 lần một ngày. Vì vừa bị ói và tiêu chảy cùng lúc, nên trẻ bị nhiễm Rotavirus bị mất nước và mất chất điện giải nhiều, nhanh chóng rơi vào mất nước giai đoạn nặng; nếu không được chăm sóc thích hợp, nhiều trẻ phải nhập viện với tình trạng trụy tim mạch.

Mức độ tiêu chảy tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Tuy nhiên có trẻ vẫn còn tiêu lỏng đến 2 tuần dù đã khoẻ, chơi, đòi ăn trở lại.

Thời gian bệnh thường từ 3 đến 9 ngày, nhưng có khi tiêu chảy kéo dài đến 3 tuần. Rotavirus tấn công mạnh nhất vào các bé trong giai đoạn từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi.

Tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ: có thể bị sụt cân và suy dinh dưỡng kéo dài sau khi tiêu chảy đã hồi phục.

Điều trị và chăm sóc trẻ tiêu chảy

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với Rotavirus, chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt bằng paracetamol, bù mất nước bằng đường uống với gói Oresol pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc truyền dịch tĩnh mạch, dinh dưỡng thích hợp. Trẻ đang bệnh tiêu chảy thải ra theo phân một lượng rất lớn virus. Vì vậy, có thể dễ dàng lây sang trẻ khác và người chăm sóc nếu bị vấy nhiễm phân trẻ bệnh. Nếu tại nhà trẻ, cần phải tách riêng nhóm trẻ bệnh và có người chăm sóc riêng. Người chăm sóc cần chú ý rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi thay tã cho trẻ.

Phòng bệnh

Rotavirus rất dễ lây nhiễm. Điều đáng nói là các biện pháp vệ sinh, tiệt trùng thông thường như đối với vi khuẩn và virus khác, không đủ bảo vệ trẻ khỏi bị lây nhiễm Rotavirus. Vì thế, phòng ngừa bàng vắc-xin là biện pháp được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng. Do bệnh thường gặp và triệu chứng nặng hay xảy ra ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được phòng ngừa bằng vắc-xin càng sớm càng tốt. Hiện nay, tại các trung tâm y tế và bệnh viện đã có loại vắc-xin dạng uống phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus rất hiệu quả. Các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi nên đưa trẻ đi uống vắc-xin để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của Rotavirus. Phác đồ chủng ngừa bao gồm 2 liều vắc-xin uống, sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắc-xin là 1 tháng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.