Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/10/2015 22:12 (GMT+7)

Tiếp cận và xử lý thông tin trong báo chí

Theo đó, Luật Tiếp cận thông tin được chuẩn bị từ năm 2008 gồm 7 chương, 33 điều và dự thảo Luật này sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 10, cuối năm 2015. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã đề xuất cụ thể những quy định về thông tin công bố, công khai; thông tin cung cấp theo yêu cầu của công dân; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân…Dự thảo nêu rõ, nghiêm cấm cung cấp sai lệch thông tin; hủy hoại, làm giả thông tin; cung cấp, sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động bạo lực; tuyên truyền chiến tranh; gây thù hằn, chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Dự thảo cũng đề xuất nghiêm cấm hành vi cung cấp, sử dụng thông tin để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, dự thảo Luật Tiếp cận thông tin được triển khai nhằm thực hiện các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tiếp cận thông tin, quyền con người và quyền công dân nói chung. Luật Tiếp cận thông tin ra đời sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập trong pháp luật và vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về quyền tiếp cận thông tin; hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các đơn vị dịch vụ công; đảm bảo quyền làm chủ, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận tập trung vào các vấn đề như bàn về tính bảo mật thông tin được quy định tại Điều 21; cách thức tiếp cận, xử lý thông tin trong báo chí; các điều khoản về cung cấp thông tin và từ chối cung cấp thông tin được quy định tại Điều 20; trách nhiệm xã hội của nhà báo…..Nhìn chung, các đại biểu đều cho rằng cần phải thu hẹp phạm vi những thông tin được xem là bí mật Nhà nước, cần ban hành những quy định chung về các loại thông tin phải công bố công khai, các loại thông tin cung cấp theo yêu cầu, quy trình cung cấp thông tin; kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định về tiếp cận thông tin….

Kết luận hội thảo, ông Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng hội thảo là cơ hội tốt để các phóng viên, biên tập viên, các cơ quan báo chí trong và ngoài hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đóng góp ý kiến cụ thể vào dự thảo Luật Tiếp cận thông tin đồng thời trao đổi kinh nghiệm, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí nói riêng và của Liên hiệp Hội Việt Nam nói chung.

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới