Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 15/06/2025 01:27 (GMT+7)

Đánh thức tiềm năng ngành sinh vật cảnh hướng tới phát triển xanh, bền vững tại địa phương

Sinh vật cảnh không chỉ là thú chơi tao nhã mà đang từng bước trở thành một ngành kinh tế sinh thái đầy tiềm năng, góp phần xanh hóa không gian sống và nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong hai ngày 12-13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Thanh Hóa, Liên hiệp hội tỉnh Nghệ An và Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam tổ chức chuỗi Hội thảo “Giải pháp phát huy tiềm năng, giá trị của hoa cảnh, cây cảnh, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững tại địa phương” tại hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.

Các hội thảo là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, nghệ nhân và người dân cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc quy hoạch, phát triển ngành nghề sinh vật cảnh (SVC). Qua đó, không chỉ hướng đến việc nâng cao giá trị thẩm mỹ, sinh thái mà còn kỳ vọng mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần xây dựng địa phương văn minh, bền vững.

Nghề SVC đã giúp Thanh Hóa xóa đói giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa hiện đang được đánh giá là một trong những địa phương có sự phát triển mạnh mẽ và bài bản về ngành nghề SVC. Trong phát biểu khai mạc hội thảo tại tỉnh Thanh Hoá, PGS.TS Phạm Quang Thao đã nhấn mạnh vai trò của hoa cảnh, cây cảnh không chỉ trong việc tạo cảnh quan, cải thiện môi trường mà còn mang tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế xanh, gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại các địa phương. Việc tổ chức hội thảo là cơ hội để các chuyên gia cùng nhìn nhận và đề xuất các giải pháp thúc đẩy lĩnh vực SVC phát triển đúng hướng, hiệu quả và hài hòa với thiên nhiên.

Mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa là phát triển ngành hoa, cây cảnh trở thành một lĩnh vực kinh tế sinh thái đặc thù, đóng góp thiết thực vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao và đô thị xanh. Hướng tới hình thành các vùng sản xuất tập trung, làng nghề chuyên nghiệp, sản phẩm đặc trưng gắn với thương hiệu địa phương; thúc đẩy liên kết giữa sản xuất – dịch vụ – du lịch, đồng thời ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và tính bền vững. Ngành hoa, cây cảnh cần được xác lập là một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển xanh, thích ứng biến đổi khí hậu và gìn giữ bản sắc văn hóa xứ Thanh.

tm-img-alt

PGS.TS Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc

Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cho biết: “Phát triển ngành nghề SVC đã giúp Thanh Hóa xóa đói giảm nghèo bền vững. Ví dụ điển hình như làng Điền xá, 100 % là nhà cao tầng, biệt thự, bày cây cảnh. Cả vùng là nông thôn mới nâng cao, đóng góp tích cực vào phát triển du lịch và sự phát triển của đất nước”.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Uy, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra những giải pháp trọng tâm: Để phong trào SVC của Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế sinh thái, phát triển trong thời gian tới thì vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN và các nghệ nhân sinh vật cảnh là lực lượng nòng cốt trong quá trình đổi mới, phát triển để lĩnh vực cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao được nhiều người tham gia, hội sinh vật cảnh Thanh Hóa cần tổ chức tuyên truyền, phát động và tham gia cũng như nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và kết nối thị trường.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Quốc Uy - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo

Trong khuôn khổ chương trình, nhiều báo cáo tham luận chuyên sâu đã được trình bày: TS. Lê Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ hoa, cây cảnh và Phát triển nông thôn, đề xuất các giải pháp cụ thể để phát huy giá trị hoa cảnh, cây cảnh, giúp Thanh Hóa tiến tới một nền nông nghiệp sinh thái – cảnh quan; Ông Lê Văn Ư, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thanh Hóa, trình bày khái quát tình hình tổ chức và kết quả hoạt động hội, đồng thời chỉ rõ tiềm năng phát triển sinh vật cảnh tại địa phương. TS. Nguyễn Xuân Phi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Ứng dụng Văn hóa truyền thống Việt Nam, chia sẻ những đánh giá về vai trò của văn hóa – tín ngưỡng trong đời sống tinh thần và kinh tế, cũng như ảnh hưởng tích cực tới phong trào sinh vật cảnh tại các địa phương.

tm-img-alt

Các đại biểu đến tham dự Hội thảo tại tỉnh Thanh Hóa

Nghệ An sở hữu nhiều tiềm năng nổi bật để phát triển ngành hoa, cây cảnh

Nghệ An có Diện tích đất đai phong phú và đa dạng vùng sinh thái; Khí hậu thuận lợi, có sự phân hóa rõ rệt theo mùa và vùng; Tài nguyên văn hóa, du lịch gắn với hoa – cây cảnh; Là trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ với hệ thống giao thông đồng bộ, cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh... dễ dàng kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; Có truyền thống sản xuất nông nghiệp, nhiều nghệ nhân, hộ dân có kinh nghiệm trong chăm sóc, tạo dáng cây cảnh, bonsai. Đội ngũ nông dân trẻ đang dần tiếp cận kỹ thuật mới, sẵn sàng học nghề, khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Tại hội thảo “Giải pháp phát huy tiềm năng, giá trị của hoa cảnh, cây cảnh, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững tại địa phương” được tổ chức tại tỉnh Nghệ An ngày 13/6, ông Lê Thanh Tùng, Trưởng ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh: “Chưa bao giờ, Đảng và Nhà nước quan tâm đến ngành Nông nghiệp như hiện nay. Nếu như trước đây, nông nghiệp truyền thống chỉ có trồng lúa, ngô, khoai thì ngày nay, trồng hoa, nuôi cây cảnh cũng được coi là 1 ngành nghề nông nghiệp. Từ đó đã mở ra cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, khuyến khích nghệ nhân mạnh dạn phát triển nghề SVC. Đây chính là một bước ngoặt có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành sinh vật cảnh Việt Nam”.

tm-img-alt

Ông Lê Thanh Tùng, Trưởng ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Trao đổi về về tiềm năng, lợi thế - giá trị của hoa, cây cảnh, cây bóng mát với mục tiêu phát triển xanh, bền vững ở Thành phố Vinh, Nghệ An, ông Đậu Quang Vinh, Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp hội tỉnh Nghệ An cho biết, những năm gần đây, nghề trồng hoa, cây cảnh, cây bóng mát ở Nghệ An đã có bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh phát triển toàn diện, bền vững với nhiều nhóm ngành, lĩnh vực, đa dạng chủng loại sản phẩm, nhiều sản phẩm có giá trị cao. Ở Nghệ An, có gần 500 Nhà vườn hoa cây cảnh, làng hoa. Diện tích canh tác hơn 100.000 m2 thu hút hàng ngàn lao động tham gia. Với hàng trăm tuyến đường cây, đường hoa Nông thôn mới, Đô thị văn minh sạch đẹp. Số (ước) cây cảnh, cây bóng mát, cây công trình đã trồng, cây phôi tại vườn khoảng 2 triệu cây. Với 22 Câu lạc bộ chuyên ngành; 47 Nghệ nhân Sinh vật cảnh cấp tỉnh, 1 nghệ nhân SVC Quốc gia.

Trước tiềm năng và lợi thế sẵn có, chính quyền TP.Vinh đã định hướng đưa các làng nghề hoa, cây cảnh trở thành một điểm chuyên hoa, cây cảnh tập trung, nơi gặp gỡ, giao lưu của các hộ kinh doanh hoa trong và ngoài tỉnh, để vùng hoa ngoại thành trở thành trung tâm về hoa, cây cảnh.

tm-img-alt

Ông Đậu Quang Vinh, Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp hội tỉnh Nghệ An phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Tất Diên, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nghệ An nhận định: “Thực trạng phát triển hoa cây cảnh ở Nghệ An cho thấy một quá trình nỗ lực bền bỉ và bài bản. Sự phát triển của hoa cây cảnh đã góp phần quan trọng vào xây dựng nông nghiệp xanh, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan làng xóm, khu dân cư, đô thị với hình ảnh quen thuộc là các tuyến đường hoa rực rỡ, hàng cây rợp bóng mát. Ngoài ra, ngành nghề này còn giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ”.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Tất Diên cho biết thêm, hoa cây cảnh Nghệ An còn hiện diện trong các sự kiện chính trị, văn hóa lớn như Đại hội Đảng, lễ kỷ niệm, trưng bày tại công sở, trường học, khu vui chơi và đài tưởng niệm liệt sĩ, góp phần lan tỏa giá trị thẩm mỹ và truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành SVC ở Nghệ An vẫn đang đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Một trong những hạn chế lớn là sự thiếu chủ động trong việc đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành nghề. Về nhân lực, phần lớn lực lượng làm nghề là lao động lớn tuổi, trong khi lớp trẻ ít mặn mà với nghề do thiếu môi trường đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp rõ ràng.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nghệ nhân đã đưa ra nhiều giải pháp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành SVC tại Nghệ An. Trong đó, nhấn mạnh vào 2 giải pháp mang tính đột phá: Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số cho ngành hoa, cây cảnh; Nâng cao năng lực, truyền thông và giáo dục cộng đồng.

tm-img-alt

TS. Lê Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ hoa, cây cảnh và Phát triển nông thôn cho rằng để phát triển ngành SVC tại Nghệ An cần nâng cao năng lực, truyền thông và giáo dục cộng đồng

Kết thúc hội thảo, nhiều ý kiến tâm huyết từ các chuyên gia, nghệ nhân và người yêu SVC đã góp phần làm rõ thực trạng, tiềm năng cũng như những giải pháp thiết thực để phát triển ngành SVC tại Nghệ An theo hướng xanh, bền vững.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Chuỗi hội thảo “Giải pháp phát huy tiềm năng, giá trị của hoa cảnh, cây cảnh, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững tại địa phương” không chỉ là dịp để chia sẻ kinh nghiệm, kết nối lực lượng trí thức và sản xuất mà còn mở ra định hướng mới trong việc quy hoạch, tổ chức lại ngành nghề SVC một cách bài bản, hiện đại, phù hợp với điều kiện địa phương; đồng thời khơi dậy niềm tin, niềm tự hào và trách nhiệm của cộng đồng với nghề SVC - một lĩnh vực mang đậm giá trị kinh tế, văn hóa đã và đang lan tỏa đến nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Xem Thêm

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh chọn tạo giống nội địa, khai thác sử dụng nguồn gen nhằm phát triển nông nghiệp bền vững
Ngày 24/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây rau và hoa tại Hà Nội”. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực sản xuất cây rau và hoa, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, doanh nghiệp, HTX tại Hà Nội.
Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Hà Giang: Tập huấn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Học viện AI tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp…
Bình Thuận: Đào tạo nguồn nhân lực xét nghiệm y học
Sáng ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh cùng Trường Đại học Phan Thiết phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xét nghiệm y học trong xu thế chăm sóc sức khỏe hiện nay”.
Giải pháp cho công tác phổ biến kiến thức KHCN hiệu quả
Hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) là những tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, tập hợp giới trí thức KHCN với nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội và Phổ biến kiên thức khoa học công nghệ (KHCN).

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.