Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/08/2006 00:05 (GMT+7)

Thiết kế rôbốt theo mô hình động vật

Mái vòm khổng lồ của công viên nước bất ngờ sập xuống. Trong đống đổ nát có hàng trăm người bị nạn. Nước phun tung toé khắp nơi. Nhân viên cứu hộ không đủ phương tiện để có thể đến mọi chỗ cứu người ngay lập tức. Cần phải xác định vị trí những người bị thương nặng. Người ta cho vận hành một vài con rắn – rôbốt điều khiển từ xa. Những chiếc camera gắn trên đầu rắn – rôbốt chuyển hình ảnh xung quanh về cho các nhân viên cứu hộ. Rắn – rôbốt trườn vào mọi chỗ nứt, và khi cần thiết, có thể bơi. Các nhân viên cứu hộ nhanh chóng hình dung được toàn cảnh của đống đổ nát và biết những người bị thương nặng nằm ở đâu. Nhờ vậy, họ lên kế hoạch tập trung vào cứu những người này trước.

Trên đây có thể là diễn biến một cuộc cứu nạn xảy ra trong tương lai không xa. Các con rắn – rôbốt hiện đã xuất hiện. Chúng được thiết kế một cách độc lập bởi vài ba nhóm nghiên cứu trên thế giới. Các nhà thiết kế tính rằng chính những nhân viên cứu hộ sẽ là khách hàng chủ yếu mua rắn – rôbốt, những con rắn có thể đến mọi nơi di chuyển trên cạn cũng như dưới nước rất hoàn hảo.

Rắn – rôbốt không phải là sản phẩm duy nhất của các nhà thiết kế. Càng ngày, các nhà thiết kế càng đi sâu vào ngành phỏng sinh học nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực từ thiên nhiên. Họ đã cho ra đời hai con thằn lằn máy. Thực ra, thằn lằn máy chỉ giống thằn lằn thật ở một vài đặc tính chứ không giống về hình dạng. Các kỹ sư rất ngưỡng mộ khả năng chạy trên mặt nước của một loài thằn lằn nước. Năm 2004, các nhà sinh vật học thấy rằng không chỉ cấu tạo các chi thích hợp, mà cả cách chuyển động chân cũng giúp thằn lằn đi được trên mặt nước… Vào tháng 4 năm nay, các kỹ sư ở trường ĐH Carnegie Mellon đã giới thiệu một con rôbốt – thằn lằn có thể di chuyển cả trên mặt nước và trên cạn.

Ngược lại, tắc kè thuộc nhóm những con vật cần được bắt chước nguyên vẹn bởi vì nó có thể di chuyển trên bề mặt nhẵn, dựng đứng. Tạo hoá đã ban tặng cho nó những giác hút nhỏ dưới bàn chân, nhờ vậy mà nó có thể bám chặt vào các bề mặt. Tính phi thường của giác hút là ở chỗ con tắc kè có thể bám rất chặt (nó có thể treo mình trên một chân), đồng thời nó không cần tốn nhiều sức để nhấc chân lên. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ nanô đã bắt chước khả năng này của con tắc kè và vào tháng 5 vừa qua, họ đã chế tạo thành công một con tắc kè máy, có thể trèo leo trên trường. Sự ra đời của con tắc kè máy đã khiến cho giới quân sự vui mừng. Một con rôbốt như vậy có thể đột nhập vào mọi nơi, do vậy nó sẽ là một điệp viên xuất sắc.

Cũng cần phải nhắc đến con voi – rôbốt vừa được giới thiệu cách đây vài ba tuần. Đúng hơn là cái vòi voi máy, bởi vì phần còn lại của “con voi” là một con rôbốt trên bánh xích. Cơ quan quân sự DARPA của Mỹ chuyên đặt hàng các nhà khoa học thiết kế những sản phẩm độc đáo, lạ kỳ, đã cho rằng vòi voi có thể giải quyết vấn đề “cầm nắm yếu kém” của rôbốt. Con voi có thể dễ dàng dùng vòi nhặt hạt lạc cũng như nâng bổng một cây gỗ. Trong khi đó những cánh tay nhân tạo khác gặp khó khăn lớn khi cầm nắm những đối tượng mỏng mảnh hoặc không đối xứng. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã chế tạo chiếc vòi voi máy gồm một ống chất dẻo bơm đầy không khí có gắn camera ở cuối, xung quanh ống là những thiết bị cảm ứng.

Cũng theo đơn đặt hàng của quân đội, hãng Boston Dynamics đã thiết kế một rôbốt tên là Big Dog. Con rôbốt này di chuyển trên bốn chân, nhờ vậy nó có thể vượt qua địa hình phức tạp tốt hơn xe bánh xích. Nó sẽ đóng vai trò của con ngựa thồ thế kỷ XXI, chuyên chở một phần trong thiết bị cho binh lính.

Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cũng có những nghiên cứu khả quan dành cho quân đội. Họ đã tìm hiểu cơ chế không cho phép chim chóc hay ong bướm không va vào nhau khi đang bay. Việc mô phỏng cơ chế này sẽ có ý nghĩa lớn trong điều hành các rôbốt bay tự động. Hiện tại, để tránh những va chạm trong không khí, các rôbốt bay phải biết được vị trí của những máy móc khác. Việc tạo ra một từ trường theo cơ chế nói trên, nhằm thông báo tự động về sự hiện diện của rôbốt trong không khí, sẽ đơn giản hoá rất nhiều vấn đề điều khiển những cỗ máy biết bay không người lái.

Hiện tại, đi xa nhất trong phỏng sinh học là các nhà khoa học thuộc một số trường ĐH châu Âu. Họ đã chế tạo một rôbốt gián và gắn cho nó thứ mùi mà loài gián ưa thích. Các con gián không những không bỏ chạy trước “chiếc hộp nhỏ có bánh xe”, mà còn chịu để dụ dỗ chui ra nơi có ánh sáng, mặc dù chúng rất khoái ẩn nấp nơi tối tăm. Khi đó, các chuyên gia diệt côn trùng sẽ ra tay…

Nguồn: Science, gdtd.com.vn, 23/07/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.