Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/02/2011 18:38 (GMT+7)

Tài liệu lưu trữ: Nguồn sử liệu quan trọng

Phải đến 30 năm sau khi bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc ở Việt Nam, vào năm 1976, khi các cơ quan lưu trữ ở Aix en Provence và của Bộ Ngoại giao Pháp mở kho tài liệu về sự kiện này, người ta mới tiếp cận được các văn bản chính thức gồm chỉ thị của chính phủ, công văn, báo cáo, thư từ của các tướng lĩnh, các chính trị gia… nghĩa là của những người có trách nhiệm trực tiếp vào kế hoạch “tái chiếm Đông Dương” của đế quốc thực dân Pháp.

Với những lập luận và chính kiến của riêng mình, tác giả cuốn Paris - Sài Gòn - Hà Nộiđã dẫn ra nhiều chứng cứ về âm mưu, kế hoạch, thủ đoạn của giới thực dân trong quyết tâm tiêu diệt nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam để lập lại chế độ thuộc địa. Và ông khẳng định trách nhiệm thuộc về chính phủ Paris với những nhân vật cụ thể thuộc phái chủ chiến như tướng de Gaulle, d’Argenlieu, Maurice Moutet, Leclerc…

Rõ ràng là tài liệu lưu trữ đã nói lên những sự thực từng bị giấu giếm, đã phơi bày ra ánh sáng những tham vọng đen tối từng bị che đậy; cũng qua đó, tác giả bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của giới cầm quyền Pháp và công nhận tính chất chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của mình.

Vào những năm đầu thế kỷ này, nhiều cuốn sách của người phương Tây viết về Việt Nam được xuất bản nhờ vào việc các kho lưu trữ ở Mỹ đã công khai hóa tư liệu sau 30 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Chỉ lấy một cuốn sách làm ví dụ. Đó là cuốn Pierre Asselin có tựa đề Nền hòa bình cay đắng(A Bitter Peace - ở nước ta được dịch và xuất bản dưới cái tên Nền hòa bình mong manh). Tác giả đã khai thác nhiều nguồn lưu trữ từ Mỹ, Pháp, Canada và một số buổi phỏng vấn các nhà chính trị Việt Nam. Ông có cách nhìn nhận về Hiệp định Paris 1973 không hoàn toàn giống ta, song từ nhiều văn bản gốc được khai thác, tác giả đã cho thấy một khía cạnh khác của chiến tranh từ những toan tính, những mưu mô và những đánh giá của phía bên kia. Nhiều tài liệu lưu trữ tuyệt mật thời đó, từ chỉ thị của Tổng thống, báo cáo của giới chức quân sự và ngoại giao Hoa Kỳ, kháng nghị của chính quyền Sài Gòn… đều được công khai hóa, do đó trở thành một nguồn sử liệu rất quan trọng, giúp cho ta có cách nhìn đa chiều, sâu sắc, tiếp cận gần hơn với sự thực khách quan.

Ở Việt Nam đã từng công bố nhiều nguồn tư liệu quan trọng như Toàn tập Hồ Chí Minh, Tuyển tập của nhiều vị lãnh đạo cách mạngvà bộ Văn kiện Đảnggồm nhiều tập…. Trên các tạp chí chuyên ngành đôi khi cũng công bố những văn bản gốc về một giai đoạn hoặc một sự kiện lịch sử nào đó. Đây chính là nguồn tư liệu có tác dụng tích cực đối với việc nghiên cứu lịch sử.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng giới sử học Việt Nam, nhất là những người nghiên cứu về lịch sử hiện đại thường gặp hai khó khăn chính. Một là, chúng ta không có tiền đi tới các trung tâm lớn có nhiều tài liệu về Việt Nam như Pháp, Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc… Hai là, ngay tại Việt Nam, cũng ít có điều kiện để tiếp cận các nguồn tài liệu gốc vì Nhà nước chưa có luật hoặc quy chế nào về thời hạn công bố các tài liệu lưu trữ sau 30 năm, 40 năm, thậm chí sau 50 năm tùy theo mức độ lợi ích đối với an ninh quốc gia. Do vậy, ngoài một số cơ quan có đặc quyền khi khai thác tư liệu về lịch sử hiện đại, còn hầu hết những người nghiên cứu đều phải dẫn lại hoặc từ sách nước ngoài, hoặc từ nguồn trong nước. Tài liệu được sử dụng đều thuộc loại hai, loại ba mà không phải loại gốc. Đó chính là một trong những lý do làm cho sách sử ở ta in ấn thì nhiều nhưng độ hấp dẫn không bao nhiêu, thường từa tựa giống nhau, nhàn nhạt như nhau, không nhiều sự kiện mới, cũng không có quan điểm nổi bật. Nghĩa là tuy có cách viết khác nhau nhưng không ít tác phẩm vẫn chưa ra khỏi cái bóng của thời sử học lấy minh họa là chính, lấy chính trị làm mục đích, lấy tư biện thay cho sử liệu. Chỉ khi nào các nguồn tư liệu đều được công khai hóa, người nghiên cứu lịch sử mang cái tâm trong sáng cùng với năng lực tư duy và phương pháp khoa học để tiếp cận, phân tích, lý giải các nguồn sử liệu gốc thì mới góp phần tái tạo lịch sử đúng như cái đích thực mà nó có.

Từ thực tiễn đó, thấy rằng việc Nhà nước ban hành một đạo luật, hoặc một văn bản có tính pháp lý quy định thời hạn để công khai hóa các nguồn lưu trữ về những vấn đề lịch sử đã diễn ra trước đó 30 năm, 40 năm, 50 năm là rất cần thiết và cấp thiết. Điều này đã trở thành bình thường ở nhiều nước trên thế giới, song ở nước ta, đến hôm nay vẫn chưa có.

Việc công khai hóa các nguồn tư liệu lịch sử có nhiều ý nghĩa quan trọng:

Một là cung cấp cho các nhà nghiên cứu nguồn tư liệu đương thời xác thực để từ đó có thể nhìn rõ hơn một thời kỳ đã qua, đánh giá đúng đắn các sự kiện và nhân vật, tạo dựng hình ảnh chân xác hơn, gần với thực tiễn khách quan hơn. Qua đó hiệu đính những sai sót của các công trình đã công bố, đính chính những sự kiện không chính xác, thậm chí bác bỏ những chứng cứ ngụy tạo. Từ đó có thể nhìn nhận lịch sử từ nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận đúng đắn hơn với quá khứ, rút ra những kinh nghiệm thiết thực và bổ ích cho mai sau.

Hai, đó chính là thực hiện quy chế dân chủ và bình đẳng trong việc tiếp cận và khai thác tư liệu, xóa bỏ đặc quyền của một cơ quan hoặc cá nhân, hình thành những “khu vườn cấm” mà nhiều nhà nghiên cứu không được phép bước vào. Khi mà các nguồn tư liệu được công khai hóa thì giá trị đích thực của công trình khoa học không phụ thuộc vào việc công bố những tài liệu “chỉ một mình tôi được phép đọc” mà là ở chỗ cách tiếp cận, tùy theo năng lực tư duy phân tích và lập luận của nhà nghiên cứu. Khi đó sẽ không có kết luận nào được coi là “thống soái”, buộc mọi người phải theo mà sự lựa chọn, tán thành hay phê phán đều tùy theo cách nhìn của từng người. Với những luồng ý kiến đa chiều như vậy, người ta sẽ tiến đến gần hơn với thực tiễn lịch sử mặc dầu không thể khẳng định được ý kiến nào là duy nhất đúng. Từ cùng những chứng cứ lịch sử, giới sử học còn phải tiếp tục đào sâu và bình luận từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ba là việc công khai hóa tư liệu lịch sử cũng góp phần xây dựng một xã hội dân chủ và trách nhiệm. Lần giở từng trang tư liệu gốc, người đọc thấy hiện lên hình ảnh của quá khứ với khung cảnh của đất nước và của từng con người nắm giữ trọng trách một thời. Chính từ đó có thể thấy được những công lao, những đóng góp và cả những sai lầm của người xưa. Nhờ vậy, việc nhìn nhận giá trị nhân vật lịch sử sẽ sáng tỏ hơn, có căn cứ hơn, định công luận tội rõ ràng hơn.

Cũng từ sự phán xét của lịch sử mà những người cầm quyền thời đại nào cũng phải ý thức sâu sắc hơn về sứ mệnh của mình trước sự tồn vong của đất nước, trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc. Cho nên việc khai thác và đánh giá thời đã qua có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhắc nhở thời hiện tại, mọi con người dù ở cương vị nào cũng phải đứng trước sự công minh của lịch sử, cho dù là hàng chục năm, hàng trăm năm sau của hậu thế. Một xã hội được điều hành bởi những nhà lãnh đạo sáng suốt, dân chủ và có trách nhiệm sẽ viết nên những trang sử đẹp mà tự thân các tư liệu lưu trữ sẽ truyền lại cho thế hệ mai sau.

Với những ý nghĩa quan trọng của công tác nghiên cứu lịch sử, tác giả bài viết này xin được kết thúc bằng một khuyến nghị không có gì mới. Đó là cần đến một đạo luật về việc công bố những tài liệu lưu trữ để qua đó từng bước nâng cao nền sử học nước nhà với những giá trị đích thực của nó.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.