Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/01/2008 15:25 (GMT+7)

Sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc và hoà nhập kinh tế ở châu Á

Sự nổi lên của Trung Quốc làm thay đổi thứ bậc của khu vực và thế giới

Một cường quốc thương mại mới

Từ một phần tư thế kỷ nay, ngoại thương Trung Quốc đã phát triển với một nhịp điệu cực kỳ nhanh chóng; trung bình mỗi năm tăng trưởng 15% tính bằng đôla kể từ 1980 đến 2006. Từ một tác nhân ngoài lề trong thương mại thế giới năm 1980, Trung Quốc đã trở thành cường quốc thứ ba về thương mại năm 2005. Trong năm 2006, xuất khẩu đã vượt Mỹ (nhưng vẫn đứng sau Đức). Trong thập niên sau có lẽ nó sẽ trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu. Ở châu Á, Trung Quốc là cường quốc thương mại đứng đầu và đã vượt Nhật Bản từ năm 2004.

Từ khi gia nhập WTO tháng 12 – 2001, ngoại thương Trung Quốc đã tăng tốc, vì xuất khẩu được mở rộng đường vào thị trường thế giới (cụ thể là hàng dệt may) và mở rộng nhiều hơn thị trường của mình cho nhập khẩu. Nhất là trong năm 2002, sự tăng trưởng đã có một đà mới kéo theo sự bành trướng khả năng xuất khẩu (+ 31% năm), nhanh hơn nhu cầu nhập khẩu (+ 28% năm).

Ngay từ đầu những năm 1990 ngoại thương Trung Quốc về cơ cấu đã là xuất siêu, nhưng sự tăng tốc gần đây đã thúc đẩy sự bùng nổ của xuất siêu từ 32 tỉ đôla năm 2004 lên 177 tỉ đôla năm 2006. Xuất siêu đó trước hết phản ánh sự bành trướng thương mại toàn cầu của Trung Quốc, vì chỉ trong năm 2005 và 2006 nó đã đứng vào hàng thứ ba của những nước xuất siêu sau Đức và Nga. Tỉ lệ so sánh giữa xuất khẩu và nhập khẩu là 1,2 có thể sánh với Đức (hai lần thấp hơn so với Nga). Triển vọng đó cho thấy vai trò của Trung Quốc trong sự mất thăng bằng của thế giới.

Một cường quốc kinh tế

Từ 1979 đến 2005, tăng trưởng kinh tế của TQ đã đạt đến kỷ lục thế giới. Theo thống kê Trung Hoa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng lên 9,4% trung bình hàng năm và như vậy là đã tăng gấp mười lần trong một phần tư thế kỷ. Khoảng cách bấp bênh trong tăng trưởng của TQ, mà có lẽ nhịp độ được đánh giá quá cao trong những năm 1990 và có thể là đánh giá thấp trong năm 2003 – 2005, không thể khiến cho ta hồ nghi thực tế của tiến trình đó.

Thu nhập theo đầu người và hàng năm (tính bằng đôla theo sức mua)

Thu nhập theo đầu người và hàng năm (tính bằng đôla theo sức mua)

Năm 2006, GDP của TQ chuyển đổi thành đôla (8.1 Nhân dân tệ một đôla) tương đương với 5% GDP toàn thế giới. TQ vừa vượt Anh và đứng vào hàng thứ tư sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức. Như vậy nó trởthành một cường quốc, nhưng chưa phải là một siêu cường về kinh tế: trọng lượng của nó còn yếu so với Mỹ và Cộng đồng châu Âu, hai khu vực có GDP chiếm gần 30% của thế giới.

Ở châu Á, năm 1980 TQ không có trọng lượng bằng Ấn Độ vậy mà đã vượt lên để từ nay trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Nhật Bản. Mặc dầu tăng trưởng có chậm lại từ 20 năm nay, kinh tế Nhật Bản vẫn bảo đảm khoảng một nửa GDP của châu Á và TQ khoảng một phần tư.

Người ta thường kể đến những con số cao hơn về tỉ trọng của TQ trong sản xuất thế giới; sự đánh giá đó được làm bằng việc sử dụng không phải tỉ giá hối đoái mà dựa trên sự đánh giá sức mua của đồng Nhân dân tệ (PPP), đưa đến con số GDP của TQ tính bằng đôla cao hơn bốn lần. Suy theo đó thì TQ đã vượt Nhật Bản từ giữa những năm 1990. Nhưng sự đánh giá sức mua chủ yếu là có ích để đo mức sống của dân chúng một nước mới nổi lên hay để đánh giá tầm quan trọng của tiềm năng (vì tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự đánh giá của đồng tiền). Để đo khả năng ảnh hưởng hiện nay của TQ đối với kinh tế thế giới như những nước mới nổi lên khác (ví dụ Ấn Độ có khoảng cách đánh giá tương tự), thì xác đáng hơn là phải tính trên tỉ giá hối đoái, là tỉ giá để thực hiện các giao dịch thương mại và tài chính với thế giới. Hơn nữa, việc đánh đồng giá sức mua của đồng nhân dân tệ, như nó được đánh giá hiện nay là không chắc chắn.

Trung Quốc trong cuộc đua hiện nay ra sao?

Quả thật ở châu Á đã có những trường hợp công nghiệp hoá muộn và nhanh chóng: Nhật Bản trong những năm 1950 và 1960, rồi các nước “công nghiệp hoá mới” đầu tiên (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore) đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980, và gần đây là một thế hệ thứ hai của những nước công nghiệp mới: Malaysia, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia. Đó là một cuộc đua theo hình tam giác, trong đó các kỹ thuật mới được phổ biến cho các nước trên con đường công nghiệp hoá dần dần đuổi kịp các nước phát triển hơn và xếp hàng phía sau theo từng bước của sự phát triển. Nước đứng đầu ở đây là Nhật Bản đã kéo theo các “con rồng” châu Á. Đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980, Hàn Quốc và Đài Loan đều ghi nhận sự tăng trưởng theo đầu người khoảng 7% và 8%, có thể so sánh với TQ từ 1980. Xét theo nhiều mặt, sự nổi lên của TQ được ghi vào “mô hình” đó và nó đã rút được từ kinh nghiệm của những con rồng đó một nhân tố chủ yếu của chiến lược kết hợp công nghệ xuất khẩu năng động với việc bảo vệ công nghiệp nội địa. Nhưng những con rồng đó không có tầm vóc để làm lung lay lâu dài kinh tế thế giới, đã “thu hút” chúng một cách dễ dàng. TQ, bản thân nó đã tiến lên hàng cường quốc kinh tế, với lợi thế của trọng lượng dân số, trước khi thực hiện cuộc “đuổi kịp” về kinh tế.

Như vậy TQ đang ở trên đường đuổi kịp mau chóng. Thu nhập theo đầu người đã tăng gấp 9 lần từ 1980 và trong sự xếp hạng của Ngân hàng thế giới, nó đã vượt qua khỏi phạm trù “các nước đang phát triển có thu nhập thấp” để trở thành “nước có thu nhập trung bình” và mức sống ở TQ hiện nay đã vượt qua Philippin và Inđônêxia.

Mức độ thu nhập (tính theo sức mua) đứng ở 15% trung bình của thế giới năm 1980, nay đã đạt gần đến trung bình (80%). Khoảng cách với các nước giàu được thu hẹp, nhưng thu nhập theo đầu người của TQ chỉ mới ở mức một phần tư của các nước giàu (5% năm 1980), và còn cách rất xa không những với Nhật Bản mà cả những nước thuộc thế hệ những con rồng châu Á đầu tiên (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore).

Một xưởng sản xuất hoa giả ở Bắc Kinh

Một xưởng sản xuất hoa giả ở Bắc Kinh

TQ đã trở thành một cường quốc trước khi trở thành giàu có, đấy là chuyện xảy ra lần đầu trong lịch sử kinh tế hiện đại. Trong những năm 1950 và 1960, Nhật Bản có nhịp độ tăng trưởng có thểso sánh với TQ hiện nay, nhưng kinh tế Nhật Bản đã đứng vào hàng các nước phát triển khi nó vượt Đức để trở thành cường quốc kinh tế thứ hai vào cuối những năm 1960. Trong những năm 1960 và 1970, sứccạnh tranh của Nhật Bản cũng gây nên mối lo ngại cho Mỹ và châu Âu tương tự như TQ hiện nay, nhưng là do tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp Nhật Bản chứ không phải do mức lương thấp. Kinh tếNhật Bản đã mất tốc độ từ những năm 1970, vì những lý do đang còn tranh cãi, nhưng sự tăng trưởng của nó rõ ràng đã chậm lại từ khi trên thực tế đã hoàn tất việc “đuổi kịp” các nước tiên tiến, xét vềsản xuất.

Đấy không phải là trường hợp của TQ, khi khoảng cách so với các nước tiên tiến còn lớn khiến cho việc đuổi kịp đòi hỏi một tiềm năng tăng trưởng cao trong vài thập niên nữa. TQ có lợi thế tương đối bền vững trong công nghiệp nhân công, vì dân số và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn bảo đảm trong thời gian dài cho công nghiệp gia công tìm được nguồn nhân lực dồi dào.

Những khu nhà tập thể cũ phải phá đi để nhường chỗ cho những chung cư cao cấp

Những khu nhà tập thể cũ phải phá đi để nhường chỗ cho những chung cư cao cấp

Trong lịch sử đương đại không có tiền lệ về sự bứt phá của một nước đang phát triển với tầm vóc như vậy. Ngoài ra, toàn cầu hoá đã đem lại cho sức mạnh của TQ một động lực chưa từng có, vì sựbành trướng đáng kể của khả năng sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc rộng rãi vào các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư ồ ạt. Kinh tế TQ đặc biệt mở cửa do tầm vóc của nó và mức độ phát triển: ngoại thươngchiếm hơn 60% GDP của TQ, so với khoảng 18% GDP của Mỹ và 21% GDP của Nhật Bản. Sự phụ thuộc lẫn nhau kết nối với môi trường cực kỳ mạnh mẽ.

Trung Quốc thúc đẩy hội nhập kinh tế ở châu Á

Dĩ nhiên hiệu quả sự nổi lên của TQ là sâu sắc nhất đối với châu Á. Mở cửa kinh tế của TQ đưa đến việc tổ chức lại sản xuất và trao đổi trong khu vực. Như vậy TQ đã đẩy mạnh quá trình khu vực hoá ở châu Á cũng như ở các nơi khác trên thế giới đi liền với toàn cầu hoá.

Trong thập niên gần đây, trao đổi giữa các nước châu Á tăng nhanh và sự tập trung trong trao đổi khu vực cũng được đẩy mạnh. Nhìn chung, các nước châu Á xuất khẩu hướng về khu vực 45% (43% năm 1993) và phụ thuộc vào khu vực 52% nhập khẩu (49% năm 1994). Nếu gạt sang một bên nguyên liệu và năng lượng, mà mức độ phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài khu vực cao hơn, tầm quan trọng của sự cung cấp trong khu vực đã tăng lên đáng kể: các nước châu Á năm 2004 đã nhập khẩu từ khu vực 2/3 các sản phẩm chế biến (59% năm 1993).

Xu hướng tập trung trao đổi trong khu vực chủ yếu là đến từ TQ. TQ đóng góp 1/5 xuất khẩu trong khu vực năm 2004, so với 1/10 năm 1994 và nhập khẩu trong khu vực chiếm 1/4 so với 1/6 năm 1994. Nhờ sự mở cửa rộng rãi trong trao đổi và nhờ vào đầu tư nước ngoài, trong những năm1990 TQ đã trở thành trụ cột của một sự phân công quốc tế mới về lao động trong khu vực.

Trung Quốc, trụ cột của sự phân công quốc tế mới về lao động

Quá trình hội nhập kinh tế ở châu Á, khác với hội nhập ở châu Âu, không dựa trên cấu trúc hiến chế giữa các quốc gia mà dựa trên sự phụ thuộc thực tế do các doanh nghiệp tạo nên qua màng lưới xuyên quốc gia về sản xuất và trao đổi.

Trao đổi giữa châu Á năm 2004 tính % (sản phẩm chế biến)

Trao đổi giữa châu Á năm 2004 tính % (sản phẩm chế biến)

Doanh nghiệp của các nước công nghiệp châu Á (thường là gia công hay cung cấp hàng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ), như là những chi nhánh châu Á của các tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ hay châu Âu,đã thu hút TQ vào chiến lược của chúng, và phát triển khả năng sản xuất để tận dụng giá nhân công rẻ. TQ trở thành một bàn đạp của sản xuất toàn cầu làm công việc lắp ráp hay chế biến phụ tùng và cáclinh kiện hay sản phẩm trung gian nhập khẩu từ châu Á và xuất các sản phẩm đã hoàn thiện lên thị trường thế giới.

Một trong những đặc điểm của toàn cầu hoá là có nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau để sản xuất một sản phẩm công nghiệp, đó là sự phân đoạn quốc tế của quá trình sản xuất. Trong bối cảnh đó, việc trao đổi những sản phẩm hoàn chỉnh không phải là cái phát triển nhất, mà là những sản phẩm đang ở vào giai đoạn trung gian của sản xuất. Ở châu Á, cái thể hiện rõ sự phân đoạn quốc tế đó của dây chuyền giá trị gia tăng là tỉ trọng ngày càng nhiều của những bộ phận và linh kiện trong việc trao đổi sản phẩm công nghệ giữa các nước châu Á (tăng từ 20% đến 31% giữa 1993 đến 2003). Việc mở cửa của TQ đã đem lại cho hiện tượng đó một quy mô chưa từng có. TQ nhập khẩu khoảng một phần tư linh kiện trao đổi ở châu Á năm 2003 (năm 1993 dưới 8%). Là nước lắp ráp, nó xuất khẩu chủ yếu những sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng việc xuất khẩu linh kiện đã nhanh chóng mở rộng (15% thương mại khu vực năm 2003 so với 4% năm 1993). Thật vậy, các chi nhánh nước ngoài đã đem đến cho TQ những thiết bị sản xuất linh kiện, và ngày càng có một bộ phận lớn những hệ thống sản xuất muốn đặt cơ sở ở TQ.

Tổ chức mới của lao động tự nhiên đã làm phình lên việc trao đổi giữa khu vực và cụ thể là trao đổi giữa TQ với các nước phát triển trong khu vực (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore), xây dựng trên sự phụ thuộc khăng khít trong dây chuyền sản xuất. Những nước trên chuyên làm các giai đoạn đầu (bộ phận và linh kiện) đòi hỏi có vốn và kỹ thuật, còn TQ thì làm ở giai đoạn sau, cần cường độ lao động cao (lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh).

Những nguồn đầu tư ồ ạt đã hỗ trợ việc trao đổi đó, mà phần lớn là trao đổi giữa các công ty mẹ ở Lục địa. Một nửa số suất khẩu của TQ là do các chi nhánh nước ngoài thực hiện.

Đồng thời, trao đổi tay đôi giữa TQ với các đối tác cũng được thực hiện: Hàn Quốc tham gia vào sự phát triển khu kinh tế Hoàng Hải ở Bắc Trung Hoa; quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp Đài Loan được liên kết với các tỉnh bên kia eo biển.

Công nghệ điện tử trong trao đổi châu Á

Chính trong công nghệ điện tử mà sự phân công quốc tế mới về lao động đã được triển khai mạnh mẽ. Các sản phẩm điện tử có một vị trí tăng trưởng nhanh chóng và chiếm một phần ba trao đổi giữa châu Á năm 2004 (23% năm 1994). Đó là mũi nhọn của xuất khẩu TQ và hiện nay chiếm gần 3 lần so với xuất khẩu hàng dệt may. 80% khối lượng xuất khẩu này do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài bảo đảm.

Một báo cáo của Ngân hàng thế giới đã chào mừng “Sự phục hồi của Đông Á” để nói về ý nghĩa của một sự biến đổi kinh tế, xã hội và văn hoá biểu hiện bằng trào lưu nhanh chóng trong việc tiếp nhận và tiêu hoá các tri thức, dựa trên việc phổ biến các kỹ thuật mới, theo hình ảnh của thời kỳ Phục hưng ở châu Âu thế kỷ XV và XVI.

Sức sống kinh tế của các nước châu Á đã dựa rộng rãi trên sự tiếp thu và tiêu hoá các kiến thức và kỹ thuật được du nhập, trên việc làm chủ sản xuất bằng kỹ thuật mới của thông tin và truyền thông, mà họ trở thành những người cung cấp chính trên thế giới.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.