Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 05/01/2006 14:32 (GMT+7)

Rừng, cây và những hoạt động tích cực để cải thiện môi trường

I. RỪNG VÀ CÂY VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

1. Rừng và cây ảnh hưởng đến môi trường vật lý:Cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp.

Với mục đích giữ lại những vật chất bị mất đi của rừng tự nhiên, có nhiều dự án phát triển lâm nghiệp, phát triển nông thôn đã cố gắng phát triển vùng đệm xung quanh khu bảo tồn với việc trồng rừng hoặc thông qua phát triển hệ thống canh tác nông – lâm kết hợp. Đặc biệt là vai trò của cây trong việc ổn định các cồn cát và thiết lập rừng cây bảo vệ vùng đất ven biển, bảo vệ đất nông nghiệp ổn định khu dân cư.

2. Môi trường thực vật:Vai trò của rừng và cây trong việc cải thiện và đảm bảo sản xuất cho cây trồng nông nghiệp rất khác nhau. Đó là việc cải thiện dinh dưỡng và môi trường vi khí hậu của thực vật; Hệ thống cây tầng trên phát triển để che bóng cho các cây trồng như: Cà phê, ca cao, chè, dứa; Hệ thống canh tác nông lâm được kết hợp như là một phương tiện của việc thiết lập sự định cư cố định của những người dân du canh trước đây.

3. Môi trường tôn giáo:Trong nhiều nơi thờ cúng, cây có vai trò quan trọng. Cây trồng ở đây ít nhất cũng có hai chức năng đặc biệt. Đai rừng trồng thường bao quanh nơi thờ cúng và cây thì được trồng liền kề với các nhà thờ hoặc chùa chiền để tạo ra một bầu không khí yên tĩnh, tôn nghiêm. Rừng hoặc những cây này thường có người chăm sóc, bảo vệ rất nghiêm ngặt. Nhiều khu rừng và cây ở đây cũng đã đem lại những giá trị kinh tế - xã hội đáng kể.

4. Vệ sinh môi trường:Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử.

Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồn xen với cây khác để thanh lọc nước.

5. Môi trường kinh tế - xã hội:Điều kiện ưu tiên đối với người nông dân trong việc sử dụng đất là lương thực. Các yếu tố quan trọng khác là nước, chất đốt, điện, trường học, và thu nhập tiền mặt… Rừng và cây sẽ được coi là quan trọng chỉ khi chúng góp phần tích cực vào cuộc sống mọi mặt của hộ gia đình nông thôn. Chỉ khi những đòi hỏi này được nhận diện rõ ràng thì sự cần thiết đầu tư vào hệ thống canh tác mới có khả năng thực hiện (ví dụ như: khuyến nông, tập huấn, nghiên cứu ứng dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kỹ thuật khác). Trồng rừng để cung cấp nguyên liệu diêm, giấy, gỗ trụ mỏ, cải thiện đời sống cộng đồng. Một số sản phẩm từ rừng trồng cũng có thể được xuất bán cho một số nước láng giềng.

Rừng và cây cung cấp thực phẩm và các sản phẩm khác có thể được tiêu thụ ngay trong cộng đồng, bán thẳng, hoặc được chế biến sau đó bán ra thị trường. Để đảm bảo an toàn lương thực cho hộ nông dân, những sản phẩm từ rừng có thể bổ sung để bảo đảm đủ lương thực và thu nhập thường xuyên trong vụ giáp hạt. Rừng và cây cũng là nơi dự trữ thức ăn, cỏ khô, cỏ tươi cho chăn nuôi qua các mùa khắc nghiệt.

6. Môi trường làm việc:Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ, đơn giản để làm giảm cơn nóng bức trên đồng ruộng.

7. Môi trường xã hội:Nhiều làng xã trong các nước đang phát triển có lễ tục truyền thống trồng cây trong các ngày lễ hội. Cây cung cấp bóng mát tạo ra bầu không khí tốt cho nơi vui chơi lễ hội. Việc trồng cây này còn có mục đích để có gỗ làm nhà mới, xây dựng các công trình văn hoá, trường học trong tương lai và có nhiều mục đích tốt đẹp khác nữa.

8. Môi trường thẩm mĩ:Cây trồng trang trí thẩm mĩ thường được trồng trong các thành thị ven theo đường phố hoặc trong công viên. Cây trồng thẩm mĩ thường được trồng chủ yếu trong vườn nhà của người giàu. Còn người nghèo thì trồng cây tự do hơn thông thường là những cây có nhiều công dụng.

Trong một cuộc thảo luận về việc khai thác rừng gỗ lớn ở một nước công nghiệp phát triển, ngườ ta đã tranh luận gay gắt để cuối cùng phải đồng ý để lại những cây gỗ có giá trị thẩm mĩ, đặc biệt là những cây có hình dáng đẹp từ những con đường qua lại

9. Môi trường rừng:Rõ ràng rằng không có cây thì không có rừng; những cũng phải nhấn mạnh rằng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.

II. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Mặc dầu rừng và cây ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của tổ chức Lương – Nông thế giới (FAO), là do:

-         Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu.

-         Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng.

-         Không quản lý được việc khai thác rừng.

-         Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, phát luật và hệ thống thuế liên quan.

-         Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm.

-         Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách.

-         Quan tâm quá yếu việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.

-         Trên cơ sở đó, đã hình thành các chiến lược phát triển rừng cụ thể:

1. Rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên

Người dân sinh sống trong khu vực này được phép tiến hành một số hoạt động cụ thể: Quản lý và được uỷ quyền làm các công việc liên quan hoạt động khoa học, quản lý nghiêm ngặt du lịch sinh thái và được hợp đồng hướng dẫn du lịch. Một số người định cư sinh sống trong khu vực này được trả tiền bảo vệ rừng khỏi bị đốt cháy, xâm lấn và hướng dẫn du lịch – sinh thái. Bất kỳ khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau:

2. Việc quản lý rừng tự nhiên phải dựa vào nguyên tắc sản xuất bền vững

Diện tích rừng tự nhiên này thường được giao cho cấp huyện quản lý và theo qui chế sản xuất bền vững. Những người dân sinh sống trong khu vực này được phép khai thác gỗ và thu hái đặc sản rừng do họ sử dụng và dưới sự quản lý của họ. Thông qua điều này nhằm khuyến khích việc bảo vệ rừng tốt hơn. Những người du canh ở rải rác trong khu vực được khuyến khích thiết lập khu định cư một phần trong khu vực hoặc ở vùng đệm phù hợp sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Một số hoạt động làm nghiệp có thể được ưu tiên giao cho lâm trường quốc doanh thực sự có năng lực tốt, thực hiện một cách tuyệt đối nghiêm ngặt các qui chế liên quan tới việc sử dụng và quản lý rừng dựa vào nguyên tắc bền vững… Trong hệ thống này, Chính phủ vẫn có thu nhập thông qua chủ quyền bất động sản.

3. Vùng rừng đệm xung quanh vườn quốc gia bảo tồn thiên nhiên và rừng tự nhiên

Ý tưởng sáng tạo ra vùng rừng đệm là để tránh sự xâm lấn và thiết lập được định cư cố định cho những người dân, khi phải rời khỏi khu này. Vùng đệm thường là rừng thoái hoá, đất cây bụi hoặc núi đá kém giá trị và đất bỏ hoang, do bị sức ép cao hoặc sử dụng đất sai mục đích.

Vùng đệm thường có nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là xói mòn đất và sự cân bằng nước trong khu vực bị phá vỡ.

Quyền sử dụng đất đai trong khu vực phải được thảo luận và thấu hiểu ngay từ đầu khi thực hiện bất kỳ chương trình phát triển nào trong khu vực này.

Nguyên tắc hướng tới vùng này là các phương pháp sử dụng đất dựa vào sự lựa chọn của người dân. Sự tham gia của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc phát triển cũng phải dựa vào các yêu cầu thiết yếu của người dân. Chẳng hạn như thông tin hai chiều trong công tác khuyến nông về các hoạt động lập kế hoạch phát triển sản xuất. Triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá, thực hiện các cuộc đối thoại liên quan giữa các nhóm, sở thích khác nhau của người dân địa phương, với khuyến nông viên, với tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. Tất cả các công việc xây dựng kế hoạch hoạt động cộng đồng địa phương phải dựa vào nguồn tài nguyên của chính phủ họ. Chia sẻ thảo luận các kinh nghiệm, hiểu biết, các kỹ năng sản xuất, các ý kiến thảo luận của mọi thành viên tham gia phải được bình đẳng như nhau.

Trong khu vực này rừng hầu như đã bị thoái hoá nghiêm trọng nên trước tiên phải tập trung vào các biện pháp cải tạo đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự thu hút các nguồn vốn đầu tư (vay vốn, trợ cấp), sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện và giúp đỡ kỹ thuật.

4. Trồng rừng thương mại trên đất nghèo dinh dưỡng

Loại đất này thường bị nông dân bỏ hoang do đất đã bị thoái hoá nhưng vẫn có thể được sử dụng lại để thiết lập trồng rừng thương mại của cộng đồng hoặc các lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp lâm nghiệp.

Việc thiết lập trồng rừng thương mại trong khu vực này cũng là một cơ hội thu hút nhiều lao động đặc biệt đối với những người dân có ít đất sản xuất. Ưu tiên trồng những loài cây bản địa để giảm thiểu những rủi ro. Quyền sử dụng đất có cây trồng rừng phải được xác định trước khi thực hiện bất cứ dự án nào và sử dụng hệ thống đất đai truyền thông của địa phương phải được thảo luận rõ ràng, đặc biệt là những khu dành cho đồng cỏ chăn nuôi trong khu vực. Những chủ hộ chăn nuôi gia súc được đảm bảo lợi ích và được dành diện tích riêng biệt cho chăn nuôi và trồng cây làm thức ăn cho gia súc.

5. Việc bảo vệ rừng trồng

Các khu rừng thường được thiết lập cho các mục đích đặc biệt, chẳng hạn như: Để ổn định các cồn cát, giữ nước khu vực đầu nguồn, rừng chắn gió bão ven biển để bảo vệ đất nông nghiệp, ổn định khu dân cư, giảm xói mòn đất của rừng phòng hộ đầu nguồn.

Người dân địa phương phải được hút vào việc bảo vệ khu rừng mới trồng này. Họ sẽ được thụ hưởng chi phí từ các hoạt động: phòng cháy rừng, quản lý các trang thiết bị, tập huấn sử dụng trang thiết bị, tham gia thử nghiệm, phát hiện những loài cây có khả năng chống chịu được gió, lửa, mở rộng hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng. Trong nhiều trường hợp, rừng trồng phải kết hợp với các biện pháp khác để đạt hiệu quả cao của mục đích phòng hộ.

6. Cây rừng được trồng trong hoặc gần với vùng canh tác nông nghiệp (trang trại lâm nghiệp)

Người ta đã nhận thấy rằng ở các làng xã của nhiều nước đang phát triển, ít có cây trồng rừng trồng trong vườn nhà, xung quanh nhà, cũng không có nhiều cây được trồng trên các cánh đồng. Cây rừng thường được trồng xung quanh các cánh đồng, hoặc trồng ở những nơi có gió mạnh trực tiếp, nhiều cây được trồng ven đường hoặc dọc theo kênh mương. Thỉnh thoảng các cây rừng cũng được trồng hỗn loài với các cây trồng nông nghiệp. Cũng có những khu rừng cây gỗ được trồng độc canh hoặc trồn xen với một số loài cây khác, thực tiễn của việc trồng cây gắn liền đất sản xuất nông nghiệp đã có một truyền thống lâu đời. Trong các chương trình phát triển, các hoạt động trồng cây kiểu này được gọi là: lam nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng, nông lâm kết hợp hay là trang trại lâm nghiệp.

Các chương trình tập huấn, phát triển tiềm năng, tín dụng, cải thiện cơ sở hạ tầng là những đầu vào rất cần thiết cho khu vực này.

Rừng và cây không phải là riêng biệt trong việc cải thiện, bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn. Con người luôn luôn ở giữa trung tâm đó và mọi biện pháp được thực hiện đều nhằm vào lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của con người.

Nguồn: Thông tin KH – CN Nghệ An, số 4 – 2005

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.