Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/12/2013 15:53 (GMT+7)

Quy trình kỹ thuật trồng cây chít

1. Gieo ươm cây giống :

Khi gieo ươm, bố trí giàn che bằng vật liệu khai thác trên rừng, gieo ươm bằng hạt hoặc bằng nhánh cây Chít.

- Gieo ươm từ hạt (Bông của cây chít đã già) : làm một luống đất nhỏ, tưới ẩm sau đó gieo đều hạt. Khi cây còn nảy mầm và cao khoảng 5cm ta tiến hành cho vào bầu nilon. Sau khoảng 1 tháng cây cao khoảng 25 cm đem đi trồng.

- Nhân giống từ nhánh cây : chọn cây chít bố mẹ đã trên 2 năm tuổi, chặt hết thân cây, chỉ tách những nhánh đẹp (tách 2 đến 3 nhánh) trồng vào bầu nilon. Khi cây cao khoảng 25 – 30 cm tiến hành đem trồng (Loại bỏ những cây còi cọc ngay từ vườn ươm)

Chuẩn bị bầu đất với các thành phần : 3,5 đơn vị đất, 1,5 đơn vị phân chuồng ủ hoai, 1 đơn vị trấu, 0,2 đơn vị phân NPK. Trộn đều hỗn hợp sau đó tiến hành đóng bầu.

2. Trồng cây :

- Đào hố, bón lót : Kích thước hố 30x30x30 cm, đào hố để ải trước khi bón phân và lấp hố 15 ngày.

- Bón lót : Lượng phân bón lót cho 1 ha là : 900 kg NPK (5-10-3) chia đều cho các hố.

Công việc lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 5 ngày. Lấy lớp đất mặt lấp ½ hố, sau đó trộn đều phân NPK với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố.

- Trồng cây : trồng theo đường đồng mức, cây cách cây 2m, hàng cách hàng 1m, mật độ trồng 5000 cây/ha.

Trước khi trồng cần làm sạch cỏ dại xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu tương ứng với chiều cao bầu. Trước khi trồng cần bóc túi nilon ra khỏi bầu.

3. Thời vụ trồng :

- Gieo ươm cây giống vào tháng 1 -2; trồng vào tháng 3-4; chậm nhất đến cuối tháng 5..

- Trồng vào hôm trời râm mát gần có mưa.

4. Chăm sóc :

- Trồng dặm : Sau khi cây hồi xanh cần kiểm tra, nếu cây nào chết cần được dặm kịp thời vào những ngày râm mát.

- Sau khi trồng cây ra mầm mới và cao khoảng 40cm tiến hành làm cỏ lần 1 kết hợp cắt tỉa loại bỏ bớt các bị mầm còi không có khả năng phát triển.

- Bón phân : 2 lần trong năm, vào tháng 3 và tháng 6, bón vào xung quanh gốc cây, cách gốc 20cm, sâu 6-7 cm sau đó lấp kín đất. Lượng phân bón cho 1 ha 750 kg NPK (5-10-3)

- Làm cỏ, xới gốc : Một năm làm cỏ 2 lần vào các tháng 3-6 kết hợp với bón thúc.

5. Thu hoạch :

- Sâu Chít : Thu hoạch từ tháng 11 – tháng 12. Để biết cây nào có sâu chít, chọn những cây có dấu hiệu bệnh, cụt ngọn không thể ra hoa (đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh). Sau đó chặt thành khúc từ ngọn xuống dài khoảng 35-40 cm bó thành bó mang về chẻ đôi thân cây lấy sâu chít bên trong.

Bảo quản : Sau khi tách sâu ra khỏi thân cây ngâm vào rượu hoặc sấy khô cho vào túi nilon buộc kín để bảo quản.

- Thu hoạch bông Chít : Thời gian thu hoạch từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3. Thường thu hoạch vào tháng 2 là tốt nhất vì lúc này bông bánh tẻ cho năng suất cao nhất (khi mà nhánh cuối cùng của bông ra khỏi bẹ lá) vì nếu thu hoạch sớm lúc này bông và thân cây chít còn non khi phơi khô thì tỷ lệ hao hụt nhiều, hoặc nếu thu hoạch muộn quá thì bông chít già dễ gẫy dẫn đến chất lượng thấp.

- Có 2 cách thu hoạch :

+ Thu hoạch hết bông để lại thân cây ở gốc. Sau khi thu hoạch bông song mới thu hoạch cây, chặt cách gốc khoảng 10 cm chặt đến đâu phát lá đến đó, phủ lá vào gốc cây để tránh sương muối.

+ Thu hoạch bằng cách chặt cả cây sau đó mang về mới tách bông.

Bảo quản : Sau khi thu hoạch phơi khô. Có thể làm dàn phơi hoặc phơi trực tiếp trên nền đất. Sau khi phơi khô cho vào nhà kho và cách nền khoảng 25 cm để bảo quản.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.