Premix vitamin - khoáng
- Dinh dưỡng vitamin làm nền tảng để đạt năng suất cao hơn
Người chăn nuôi lợn luôn tìm cách cải thiện hiệu quả sinh trưởng và năng suất sinh sản của lợn (phối giống đạt thụ thai cao; số con sơ sinh nhiều; lợn con được cai sữa sớm và nuôi với mật độ dày hơn…) Những áp lực này, về năng suất cá thể, đòi hỏi tăng nhu cầu về vitamin. Các thí nghiệm ở trung nam Hoa Kỳ đã bổ sung gần như tất cả lượng vitamin trong premix lên 2 - 8 lần, so với lượng trung bình dùng trong đại trà. Kết quả đã tăng bình quân 0,1 lợn sơ sinh tổng số, giảm 2,5 lợn sơ sinh chết/ổ; và tăng thêm 0,2 lợn con cai sữa/ổ (P < 0,08). Khi cai sữa, những lợn con này nặng hơn 1,1 kg so với lợn con lô đối chứng (P < 0,18). Người ta cho rằng, lợn mẹ được ăn lượng vitamin cao, ảnh hưởng tốt đến sức sống của phôi.
Những nghiên cứu khác cho thấy, lợn qua chọn lọc di truyền nhằm đạt tỷ lệ nạc cao và nuôi theo hệ thống cai sữa sớm tách biệt, chúng cần nhiều vitaminh hơn. Với lợn kiểu hình tăng trưởng nạc, nếu nhóm vitamin B trong thức ăn tăng từ 170 - 470% (so với thông thường), bình quân tăng khối lượng ngày sẽ tăng 18,3% (đạt trên 730 g/ngày so với 620 g/ngày), và hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện 7,6%. Thậm chí với những lợn có tiềm năng sinh trưởng nạc bình thường, khi tăng hàm lượng vitamin B đến 370% so với thông thường, cũng tăng sinh trưởng hơn 12,4% và cải thiện hiệu quả thức ăn 7%.
- Mối liên quan giữa vitamin và chất lượng thân thịt
Giữa các siêu thị và các nhà sản xuất sản phẩm chế biến, có sự cạnh tranh giành giật khách hàng. Muốn thế phải tối ưu hoá chất lượng sản phẩm. Vấn đề luôn được chú ý là hiện tượng “đồ mồ hôi” hoặc “xuống mã” của thịt bày trong quầy bán lẻ. Nguyên nhân chính là so thịt bị ôxy hoá, làm thay đổi màu của những sắc tố thịt, và phá hoại màng tế bào khiến cho dịch thể bị thẩm thấu ra ngoài. Sự thẩm thấu này làm cho mặt thịt kém hấp dẫn và tăng “độ ngót” khi nấu nướng, thịt bị khô, kém ngon.
Vitamin E hoạt động như một chất chống ôxy hoá trong mô động vật. Cho bò ăn thêm vitamin E với hàm lượng cao (ví dụ: bê đực thiến ăn ít nhất 500mg - a -tocoferol mỗi ngày, liên tục trong 126 ngày), sẽ tăng thời gian bảo quản và tính ổn định màu sắc tự nhiên của thịt bò được thêm 2 - 3 ngày. Nguyên lý này cũng ứng dụng cho thịt lợn. Lợn thịt được bổ sung thêm 100mg vitamin E (dạng dl - a - tocoforol) cho mỗi kg thức ăn , trong thời gian 84 ngày (ở thức ăn bình thường chỉ có 5 - 6,9mg a - tocoforol nội sinh mỗi kg). Với cách bổ sung trên, vitamin E không ảnh hưởng đến sinh trưởng hoặc hiệu quả thức ăn của tất cả các loại lợn, đến khối lượng thân thịt, tỷ lệ thịt xẻ và độ dày mỡ của thân thịt. Lợn thịt có thể ăn thức ăn có bổ sung vitamin E, độ ngót thân thịt chỉ 1,88% (ở lợn không ăn thêm vitamin E là 2,32%); sự ôxy hoá lipt (phân tích axit bacbituric) giảm rõ rệt (P < 0,05) trong những lát thịt lợn được bảo quản 3 - 5 ngày trong điều kiện bán lẻ. Qua kết quả cho điểm của “Hội đồng nếm thử” về các chỉ tiêu như: mức độ nước trong thịt nhiều hay ít, độ dai, hương vị và độ ngon tổng thể…, do lợn được ăn thêm vitamin E đều đạt điểm cao hơn so với đối chứng.
- Chất lượng đối với sinh sản
Trong trao đổi chất ở loài có vú, chrom (Cr) là một thành phần của nhân tố dung nạp glucose (người ta cho rằng nó nối insulin với thể tiếp nhận màng tế bào). Do đó, Cr trong khẩu phần có vai trò cần thiết, giúp cho chức năng hoạt động insulin đạt được tối đa. Insulin có vai trò kiểm soát trao đổi chất của glucose, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở gia súc. Vì vậy bổ sung Cr có thể cải thiện sinh sản nhờ tăng cường khả năng hoạt động của insulin.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy: lợn nái có ăn thức ăn có chứa 200 phần tỷ Cr (như Cr picolinat), qua 3 lứa đẻ liên tiếp, đã đẻ tăng thêm 2 con lợn sơ sinh sống/mỗi ổ, so với lợn ăn khẩu phần không bổ sung Cr; tỷ lệ sống của lợn con đến 21 ngày tuổi cũng cao hơn (10,8 lợn con/ổ), so với lợn đối chứng (9,5 lợn con/ổ). Tuy nhiên, một số tác giả khuyến cáo việc cho lợn nái ăn bổ sung Cr, cần tiến hành trước đó 10 tháng, vì Cr chưa kịp ảnh hưởng đến sinh sản trong vài lứa đẻ đầu tiên.