Pin vi khuẩn
Kịch bản khoa học viễn tưởng này có thể xảy ra ở tương lai không xa. Hai nhà khoa học Mỹ nói rằng họ đã phát minh ra “pin vi khuẩn” có hiệu suất cao đầu tiên trên thế giới. Dự án của SwadesChaudhuri, người ấn Độ, và Derek Lovley, người Mỹ ở Đại học Massachusetts, nói rằng nguồn gốc của pin là một loại vi khuẩn sống ở dưới đất, ngốn đường rất khỏe và biến đổi năng lượng đó thành điện.Nguyên mẫu sáng chế của họ đã hoạt động không có trục trặc gì và không phải nạp lại trong hơn 25 ngày. Vi khuẩn có tên RhodoFerax Ferriducens có tác dụng oxy hóa đường, tìm thấy ở một lớp trầm tíchkhông có không khí rất sâu dưới đất tại Oyster Bay, bang Virginia.Hai nhà khoa học làm cái bình nhỏ chia thành hai ngăn bởi một cái màng, mỗi bên có một điện cực than chì. ở một bên là R Ferriducens bơi trong một dung dịch glucoza mà nó phân tích ra thành cacbonđioxit (CO2) và những điện tử. Các điện tử được tải đến điện cực gần bên, cực anốt (cực dương) và được dẫn qua một mạch ở bên ngoài tới cực bên kia, cực catốt (cực âm): điện năng xuất hiện.
Pin nhiên liệu vi khuẩn không phải là điều mới lạ, nhưng cho tới nay, chúng đã vấp phải nhiều vấn đề về phí tổn và hiệu suất năng lượng. Theo Lovley thì thông thường, với hiệu suất là 10% hay ít hơn,chúng quá to, quá cồng kềnh so với điện năng mà nó cung cấp. Nếu dùng hóa chất để thu thập các điện tử tự do và dẫn chúng đến cực dương anốt, thì hiệu suất có thể tăng lên tới 50%. Nhưng các hóa chấtnày rất đắt và phải luôn bổ sung, khiến chúng không thể là nguồn năng lượng đơn giản và lâu bền được.
Tuy nguyên mẫu của Lovley và Chaudhuri chỉ sản ra được một dòng điện nhỏ - đủ để chạy một máy làm các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia…) hay thắp sáng một cây Noel - song phải nói rằng đây là một ýtưởng xuất sắc. Nó không chỉ hoạt động được với glucoza, mà còn cả với fructoza (đường mật ong và quả), sucroza (đường mía và củ cải đường) và xyloza (một sản phẩm phụ, vị ngọt lấy từ gỗ và rơm)nữa.
Nguồn: Hà Nội mới ngày 08/03/2004