Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/10/2010 16:14 (GMT+7)

Nuôi rắn, cho con đi du học

Có thu nhập khá, nhưng chưa vội xây nhà cao cửa rộng, anh chị cho 2 con ra nước ngoài học. Hiện một con gái học Khoa tiếng Trung, 1 cháu trai học Quản trị kinh doanh ở trường đại học Đài Bắc (Trung Quốc), cháu trai út cũng đang chuẩn bị sang Đài Bắc học. Anh bảo: Tốn mấy cũng phải học cách quản lý kinh tế của người ta về mà áp dụng.

Nghề thoát nghèo

Anh chị đều là dân gốc Hà Đông, Hà Nội. Anh là Bạch Đình Chuân, chị là Nguyễn Thị Chuyên, bà con cứ gọi vần là Chuân Chuyên. Mà chuân chuyên thật, lấy nhau năm 1979, đến 1985 anh chị đã có 4 con (trong đó có 2 cháu sinh đôi), thu nhập chính là suất lương giáo viên cấp 1 của anh, chị chỉ quản mấy đứa con "trứng gà trứng vịt" đã nhược người, chưa kể  bệnh basedow hoành hành, vậy nên gia cảnh luôn trong tình trạng nheo nhóc, ăn bữa này lo bữa kia. Ngoài giờ lên lớp, anh xoay đủ nghề: nuôi ong, nuôi lợn nái, nuôi lươn, kỳ đà... nhưng vất vả quá mà thu nhập chẳng đáng là bao. Trong những lần mang lợn con ra chợ bán anh Chuân quan sát thấy rắn là thứ nhiều người muốn mua. Anh bảo: Gớm, lợn con nhà mình đẹp như tranh mà cứ bị chê ỏng chê eo, trong khi có con rắn nào dù to hay nhỏ cũng bán hết veo. Thế nên anh nảy ra ý định nuôi rắn, tìm sách về rắn để nghiên cứu, hoá ra không phải rắn nào cũng độc, mà độc nào cũng không chết người ngay, quan trọng là phòng tránh và xử lý tốt.

Lúc đầu, anh lấy chiếc ghế đẩu, trát bùn làm cái "ổ mối", mua 4 con rắn con về nhốt, cho ăn cóc, nhái. Rồi một ngày nhòm vào ổ rắn anh thấy chúng đẻ trứng, sau 60 ngày lũ con nở nhung nhúc, uống nước chồm chộp như chó con. Rắn con lớn dần, anh đắp thêm vài chục "ổ mối" nữa. Khi rắn nặng vài ký/con, thương lái đến mua hết ngay, giá 600 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn lãi gần 500 nghìn/kg. Sau thời gian thử nghiệm, năm 2000 anh chính thức đầu tư vào rắn. Anh "bám" theo mấy lái buôn tìm đến nhà ông Trường ở Đại Từ. Ông Trường nuôi cả rắn ráo lẫn rắn hổ mang. Ông làm chuồng theo kiểu nửa vườn, nửa ao, rắn có chỗ ra phơi nắng, lột xác, nhưng mỗi lần bắt bán phải nhờ đến 4-5 thanh niên lực lưỡng, rất vất vả. Anh lại sang Bắc Giang tìm hiểu, ở đấy có người làm ổ rắn như ô phích tra cứu ở thư viện. Cũng theo chân "lái rắn" anh "mò" được đến nơi nuôi rắn lớn nhất nước ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Hoá ra cả làng họ nuôi rắn từ bao giờ, chuyên nghiệpđến nỗi họ sáng chế ra cả máy ép thức ăn, gà hay chuột cho vào máy ép ra thành bánh vuông chằn chặn hết. Nhưng anh học được điều quan trọng hơn: phải làm ăn lớn và phải có giấy phép, thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng đàng hoàng.

Hội nuôi rắn

Nhấp ly rượu ngâm ong bao tử, anh bảo: Nuôi rắn nhiều cái hay lắm chị ạ. Thứ nhất là tận dụng được thời gian: Ngày chỉ mất 1-2 tiếng cho nó ăn, dọn chuồng. Thứ hai là lao động nhẹ nhàng, mưa không đến mặt, nắng chả đến đầu, vợ tôi yếu sức vẫn làm tốt. Thứ ba là tận dụng dư phẩm thừa: Gà què, trứng ung, cóc nhái đầy đồng.

Gần 200 con rắn, mỗi lần tôi cho ăn khoảng 18 kg thức ăn, chi 400 nghìn đồng, nhưng 2-3 ngày rắn mới ăn một bữa. Hay nhất là 1 năm có 6 tháng rắn ngủ đông, không ăn không uống gì mà vẫn lớn. Tính ra cứ 5kg thức ăn là được 1kg thịt rắn, tương đương với đầu tư 100 nghìn đồng, thu về 600 nghìn đồng, mỗi năm bán khoảng 150kg, cứ thế mà nhân ra số tiền lãi từ rắn, chưa kể 4 tạ mật ong thu rải rác.

Chuyện nuôi rắn làm giàu từ nhà anh chị Chuân Chuyên lan ra, nhiều người đến hỏi, anh chị sẵn lòng hướng dẫn, gây giống. Năm 2006, hội những người nuôi rắn ra đời do Bạch Đình Thoại (thị trấn Đu) - cháu gọi anh Chuân là chú - được phong làm Trưởng hội. Mới 3 năm, Thoại từ chỗ đi hái chè thuê nay đã có 200 chuồng rắn, 100 đàn ong, mới xây nhà hơn 300 triệu đồng. Một số thành viên như Nguyễn Tiến Quân, 100 chuồng; Phạm Ngọc Thư (xã Yên Lạc) 80 chuồng... cũng cho thu nhập khá.

Những người trong Hội góp 5 nghìn/người/tháng để dự trữ thuốc chữa rắn cắn, ai cần được cấp miễn phí; tháng họp 2 lần, tổ chức đi tham quan, bày cho nhau cách làm hay. Năm 2007, anh Chuân được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy phép cho nuôi rắn hổ mang. Không dừng lại ở hội (tự tổ chức) anh Chuân đang dự thảo điều lệ thành lập Hợp tác xã Vương Thịnh, ngành nghề đăng ký là nuôi rắn - ong.

- Phải làm ăn lớn - anh Chuân tâm sự - có con dấu, có tư cách pháp nhân đàng hoàng chúng tôi mới có thể giao dịch, vay vốn, được nhà nước bảo trợ. Theo tôi dự đoán, trong thời gian dài nữa rắn vẫn là món hàng dễ bán và lãi suất cao.

Tôi vào trong nhà nuôi rắn của anh chị Chuân Chuyên, khoảng 30m 2, có lưới bịt xung quanh, gần 200 chuồng, mỗi chuồng làm bằng gỗ có lỗ thông hơi và cài chốt chắc, diện tích khoảng 40x40cm nuôi 1 "chú" rắn. Dưới chân là rắn, trước mặt là các thùng rắn, không một tiếng động. Nhưng anh Chuân "nghe" được tiếng rắn "nói", anh biết con này đang bị bệnh ngoài da vì lục sục suốt đêm không ngủ, con kia bị viêm phổi vì tiếng thở khò khè, anh bắt bệnh rồi cho uống thuốc của... người, vậy mà khỏi. Anh bảo, tôi chưa thấy cuốn sách nào dạy nuôi rắn nên cứ vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm thôi.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.