Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/11/2008 20:12 (GMT+7)

Những con tàu chìm nổi tiếng thế giới

Tàu Yongala

Vùng san hô Great Barrier Reef không chỉ là địa danh du lịch nổi tiếng của Australia mà nó còn là nơi lưu giữ con tàu đắm Yongala, bị bão đánh chìm cách đây 100 năm kéo theo số phận của 121 người và đến nay vẫn được nước biển bảo toàn hầu như nguyên vẹn ở độ sâu 30 mét ngoài khơi cách Town Sville 60 km. Địa điểm chính xác của Yongala được đánh dấu bằng một chiếc phao khổng lồ.

Tàu SS Thistlegorm

SS Thistlegorm là chiếc tàu hiện đại của hải quân Anh bị chìm tại biển Đỏ do bị trúng 2 quả bom 1000 bảng của phát xít Đức năm 1941 trong khi đang vận chuyển vũ khí tới cảng Alexandrea đượcJacques Coustcau phát hiện năm 1956 và sau đó trở thành địa danh du lịch biển nổi tiếng của thế giới. SS Thistlegorm nằm ở độ sâu 30 mét nước ngoài khơi bán đảo Sinai của Ai Cập và qua thăm dò ngườita phát hiện thấy vẫn còn rất nhiều đạn dược, thủy lôi và khí tài trong lòng con tàu.

Dự án Black Swan

Dự án Black Swan (Thiên nga đen) là tên gọi cho một địa danh du lịch biển khá nổi tiếng ở ngoài khơi Bồ Đào Nha, được công ty thám hiểm Odyssey Marine Exploration (OME) của Mỹ đặt tên và đượcchính công ty này giữ bí mật trong suốt thời gian dài vì nghe đồn họ đã tìm thấy hàng trăm tấn vàng và bạc trị giá trên 254 triệu USD. Chính phủ Tây Ban Nha cho hay đây là địa danh tàu Nuestra Senorade las Mercedes đã bị đắm bởi sự tấn công của tàu chiến Anh năm 1804 kéo theo số phận của 200 thủy thủ. Theo các tài liệu còn ghi thì tàu này chở 4.436.519 peso vàng và cũng từ vụ đắm này đã dẫn đếncuộc chiến tranh Tây Ban Nha và Anh. Hiện nay Tây Ban Nha đang cố gắng đưa những cổ vật tìm thấy ra trưng bày nhưng khổ nỗi hãng OME lại giữ rịt và cho rằng đó là công lao của họ.

Titanic

Không phải nói Titanic là con tàu rất nổi tiếng được cả nhân loại biết đến, từng được dựng thành phim và được xem là vụ đắm tàu có một không hai của nhân loại đầu thế kỷ 20. Tàu chìm tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương trong chuyến đi biển đầu tiên hồi tháng 4 – 1912 làm cho 2.227 người đi trên tàu bị thiệt mạng do đâm vào tảng băng khổng lồ cách Newfoundland 350 dặm về phía đông nam. Titanic được phát hiện thấy năm 1985 ở độ sâu 375 mét nước dưới lòng đại dương, và nhờ các thiết bị hiện đại nên người ta đã chụp được ảnh con tàu này nhưng do quá sâu nên con người không thể lặn xuống để du lịch như những con tàu khác được và đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn về Titanic chưa được khám phá hết.

Đội tàu Trân Châu Cảng

Nói đến Trân Châu Cảng người ta lại nghĩ đến cuộc chiến ác liệt của quân đội Nhật tấn công tàu hải quân Mỹ trong thời gian Thế chiến thứ II làm cho trên 2.400 người bị thiệt mạng. Cuộc chiếndiễn ra tại vùng biển Hawaii, trong đó có trên 300 máy bay ném bom cùng tấn công khu cảng làm cho hàng loạt tàu chiến của Mỹ bị tê liệt và chìm, trong đó có 5 tàu chiến hạng nặng, tàu chở vũ khí cũngnhư máy bay chiến đấu các loại. Nổi tiếng nhất có tàu USS Arizona và hiện nay người ta đã xây dựng hẳn một khu tưởng niệm bằng kính dưới lòng đại dương sát nơi tàu đắm để du khách có thể tận mắtchứng kiến nghĩa địa nơi chôn cất những con tàu này.

RM Lusitania

Đây là tàu biển khổng lồ dài 325 mét chở 31.550 tấn đạn dược ở ngoài khơi Quuentown (Iraland) sau khi rời New York đi Liverpol, Anh ngày 1/5/1915 trên tàu có 2.000 khách. Trước khi xuất phátngười ta đã cảnh báo về nguy cơ tấn công của tàu ngầm Đức nhưng thuyền trưởng William Turner vẫn bỏ ngoài tai và hy vọng sẽ may mắn thoát nạn. Mặc dù không may và bị trúng thủy lôi của Đức nhưng 18phút sau RM Lusitania mới chìm làm cho 1.195 ngưừoi bị thiệt mạng. Hiện RM Lusitania đang nằm ở độ sâu 90 mét nước và được xem là nghĩa địa lạnh giá nhất thế giới hiện nay.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.