Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 08/09/2006 00:11 (GMT+7)

Nguyên liệu sinh học biodiesel

Biodiesellà một dạng nhiên liệu chạy máy, không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ các nguyên liệu sinh học, bao gồm các alkyl ester của nhiều loại dầu thực vật và mỡ động vật. Mỡ cá tra và cá ba sa ở An Giang là một nguồn nguyên liệu tiềm năng với hiệu suất 1,13 lít dầu biodiesel từ 1 kg mỡ. Người ta dự báo năng lực sản xuất của các nhà máy trong tỉnh sau này có thể lên đến 10.000 tấn mỗi năm ứng với sản lượng dự kiến 700.000 tấn cá. Sản lượng biodiesel sẽ còn cao hơn nữa khi các nhà máy thủy sản không còn xả mỡ thừa ra sông làm ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, mà tập trung để sản xuất nhiên liệu sinh học.     

Quy trình ester hóadầu mỡ để sản xuất dầu biodiesel đã được hai nhà khoa học Duffy và Patrick đề ra từ năm 1853. Ngày 10/8/1893 Rudolf Diesel cho chạy chiếc động cơ “diesel” đầu tiên bằng loại dầu đậu phộng, và tại hội chợ quốc tế Paris năm 1900 ông đã nhận được giải Grand Prix về loại máy nổ này. Kể từ đó người ta chọn ngày 10-8 hằng năm làm ngày Quốc tế Nhiên liệu sinh học. Hệ thống máy nổ chạy bằng nhiên liệu sinh học tồn tại cho đến các năm 1920 khi diesel dầu mỏ được sản xuất ồ ạt, giá rẻ hơn và tiện lợi hơn.

Trước các vấn đề về môi trường gây ra bởi việc sử dụng than đá và dầu mỏ, công nghệ sản xuất biodiesel được hồi sinh tại Áo từ các năm 1980, đến năm 1991 thì một nhà máy công nghiệp quy mô 10 triệu lít mỗi năm được xây dựng ở Aschach. Đến năm 1998 đã có 21 nước có nhà máy sản xuất biodiesel công nghiệp, trong đó người Pháp tiến xa nhất với việc áp dụng quy trình hiện đại với nguồn nguyên liệu là hạt cải dầu, sản phẩm gọi là diester. Trộn 5% diester vào các loại dầu diesel thông thường và 30% diester vào nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện chuyên chở công cộng với mục đích làm giảm ô nhiễm môi trường.

Với việc sử dụng biodiesel, tình trạng ô nhiễm môi trường giảm thiểu rõ rệt so với dầu mỏ: Các loại khí lưu huỳnh và oxid nitơ coi như được loại trừ; giảm bớt việc phóng thích ozon đến 50%, 30% muội khói, 50% khí carbon monoxid và giảm đến 93% lượng khí đốt thừa. Người ta tính ra rằng với khoảng 90% hợp chất nitrit PAH bị loại bỏ thì nguy cơ ung thư từ nhiên liệu chạy máy sẽ giảm 80%. Điều đáng nói là kỹ thuật sản xuất biodiesel khá đơn giản, mức đầu tư thấp, và thậm chí thích hợp cho các nhà máy nhỏ hoặc các trang trại có sẵn nguồn nguyên liệu thích ứng, đặc biệt đối với các nhà hàng ăn và các cơ sở chế biến thủy sản nơi thải ra lượng lớn mỡ thừa.

Ở các nước tiên tiến việc sử dụng nhiên liệu có mã số B20 là chuyện bình thường vì sản phẩm tại đó đạt tiêu chuẩn ASTM D6751 của Mỹ hoặc EN 14214 của châu Âu. B20 là sản phẩm chứa 20% biodiesel. Máy sử dụng nhiên liệu có pha biodiesel chạy rất êm, mạnh hơn vì tỉ lệ cetan cao và dĩ nhiên sạch hơn. Trong giai đoạn thử nghiệm các nhà sản xuất phải công bố tính năng sử dụng để tránh cho máy móc khỏi bị hư hỏng. Những hạn chế chủ yếu của biodiesel là bắt lửa chậm hơn, độ đông sớm hơn nên không thích hợp với vùng lạnh, tính ăn mòn hóa học cao hơn nên dễ làm hư các đệm lót cao su và tắc nghẽn bộ lọc, đặc biệt là nhóm động cơ sản xuất trước năm 1994 khi các van và đệm lót chưa được thay thế bằng vật liệu chống ăn mòn.

Ở nhiều nước có định hướng chiến lược lâu dài, người ta chọn một vài loài cây có khả năng mọc nhanh cho dầu nhiều để triển khai các dự án nhiên liệu sinh học như biodiesel, để sẵn sàng cho nhu cầu an ninh năng lượng khi cần đến, song song với việc sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu quy hoạch đó. Ở nước ta, bên cạnh vấn đề cấp bách phải giải quyết tình trạng ô nhiễm gây ra bởi phế phẩm mỡ tại các cơ sở chế biến thủy sản, một vài sản xuất thử nghiệm đã được thực hiện trên loài đậu cọc rào Jatropha curcas và trên các tầng dày bùn đỏ do tập đoàn rong tảo phiêu sinh tích tụ nơi một số đáy nước biển ven bờ. Tảo phiêu sinh là nguồn nguyên liệu sẵn sàng nhất, quan trọng nhất và hiệu suất cao nhất cho các dự án sản xuất biodiesel, đặc biệt là nơi các nước có diện tích mặt nước lớn như ViệtNam.

Nguồn: Khoa học phổ thông21/7/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.